Giới giao dịch dầu lửa đang ngày càng lạc quan
Nếu năm ngoái, các nhà giao dịch nói về mức giá 50 USD/thùng, thì năm nay, họ bắt đầu nói về mức giá 60 USD/thùng
Cách đây đúng 1 năm, khi hội tụ về Singapore để tham dự Hội nghị Dầu lửa châu Á-Thái Bình Dương (APPEC) thường niên, các nhà giao dịch dầu lửa hàng đầu thế giới mang theo một tâm trạng bi quan. Tại sự kiện, họ đã cùng nhau dự báo về một năm u ám trước mắt của giá dầu.
Khi đó, trong số khoảng hơn một chục nhà giao dịch kỳ cựu được hãng tin Bloomberg khảo sát ý kiến, chỉ một người duy nhất dự báo giá dầu có thể vượt qua được mức 50 USD/thùng.
Theo Bloomberg, một năm sau, tâm trạng của các nhà đầu tư dầu lửa đã trở nên lạc quan hơn, ít nhất là trên một vài phương diện.
Nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu mạnh hơn dự báo, cùng với nỗ lực cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), đã trở thành bức nền của APPEC năm nay - sự kiện bắt đầu vào tối ngày Chủ nhật và sẽ kết thúc vào ngày thứ Tư tuần này.
Các nhà giao dịch dầu lửa càng có thêm lý do để lạc quan khi lượng dầu tồn kho khổng lồ trên toàn cầu đã bắt đầu giảm xuống, và nguồn cung các sản phẩm lọc hóa, đặc biệt là dầu diesel, đang trở nên thắt chặt. Nếu như ở hội nghị năm ngoái, các nhà giao dịch nói về mức giá 50 USD/thùng, thì năm nay, họ bắt đầu nói về mức giá 60 USD/thùng.
Hội nghị APPEC thường được xem là một “hàn thử biểu” chuẩn xác để đánh giá về triển vọng của giá dầu trong năm tiếp theo, một phần bởi thị trường châu Á giữ vai trò trung tâm trong tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới. So với thời điểm diễn ra hội nghị năm ngoái, giá dầu thế giới hiện đã tăng thêm 10 USD/thùng.
Vào chiều ngày 25/9, giá dầu thô WTI tại thị trường Mỹ giao dịch trên mức 50,5 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent tại thị trường London đứng trên 57 USD/thùng.
Mặc dù vậy, các nhà giao dịch dầu lửa vẫn giữ thái độ thận trọng.
Họ cho rằng OPEC cần phải gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng qua tháng 3/2018 nếu muốn làm cho lượng dầu tồn kho trên toàn cầu tiếp tục giảm xuống. Bên cạnh đó, việc giá dầu vượt mốc 60 USD/thùng là khó duy trì bền vững, bởi trong trường hợp đó, các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ sẽ đẩy mạnh khai thác.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch tham dự APPEC vẫn có cái nhìn lạc quan về triển vọng giá dầu từ nay đến cuối năm 2017, bởi nhu cầu tiêu thụ tăng do yếu tố mùa vụ đang vượt nguồn cung. Giới giao dịch cho rằng “bài kiểm tra” thực sự đối với giá dầu sẽ đến vào tháng 3 năm sau, khi nhu cầu dầu giảm xuống theo mùa.
Khi đó, trong số khoảng hơn một chục nhà giao dịch kỳ cựu được hãng tin Bloomberg khảo sát ý kiến, chỉ một người duy nhất dự báo giá dầu có thể vượt qua được mức 50 USD/thùng.
Theo Bloomberg, một năm sau, tâm trạng của các nhà đầu tư dầu lửa đã trở nên lạc quan hơn, ít nhất là trên một vài phương diện.
Nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu mạnh hơn dự báo, cùng với nỗ lực cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), đã trở thành bức nền của APPEC năm nay - sự kiện bắt đầu vào tối ngày Chủ nhật và sẽ kết thúc vào ngày thứ Tư tuần này.
Các nhà giao dịch dầu lửa càng có thêm lý do để lạc quan khi lượng dầu tồn kho khổng lồ trên toàn cầu đã bắt đầu giảm xuống, và nguồn cung các sản phẩm lọc hóa, đặc biệt là dầu diesel, đang trở nên thắt chặt. Nếu như ở hội nghị năm ngoái, các nhà giao dịch nói về mức giá 50 USD/thùng, thì năm nay, họ bắt đầu nói về mức giá 60 USD/thùng.
Hội nghị APPEC thường được xem là một “hàn thử biểu” chuẩn xác để đánh giá về triển vọng của giá dầu trong năm tiếp theo, một phần bởi thị trường châu Á giữ vai trò trung tâm trong tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới. So với thời điểm diễn ra hội nghị năm ngoái, giá dầu thế giới hiện đã tăng thêm 10 USD/thùng.
Vào chiều ngày 25/9, giá dầu thô WTI tại thị trường Mỹ giao dịch trên mức 50,5 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent tại thị trường London đứng trên 57 USD/thùng.
Mặc dù vậy, các nhà giao dịch dầu lửa vẫn giữ thái độ thận trọng.
Họ cho rằng OPEC cần phải gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng qua tháng 3/2018 nếu muốn làm cho lượng dầu tồn kho trên toàn cầu tiếp tục giảm xuống. Bên cạnh đó, việc giá dầu vượt mốc 60 USD/thùng là khó duy trì bền vững, bởi trong trường hợp đó, các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ sẽ đẩy mạnh khai thác.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch tham dự APPEC vẫn có cái nhìn lạc quan về triển vọng giá dầu từ nay đến cuối năm 2017, bởi nhu cầu tiêu thụ tăng do yếu tố mùa vụ đang vượt nguồn cung. Giới giao dịch cho rằng “bài kiểm tra” thực sự đối với giá dầu sẽ đến vào tháng 3 năm sau, khi nhu cầu dầu giảm xuống theo mùa.