Goldman Sachs dự báo giá vàng
Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng Goldman Sachs, giai đoạn đảo điên của giá vàng trong thập niên 1980 sẽ tái diễn
Liên tiếp vài ngày nay, các tổ chức tài chính quốc tế đã đưa ra các mức dự báo khác nhau về giá vàng trong thời gian tới. Tuy mức giá đỉnh có sự khác nhau, nhưng về cơ bản đều có chung nhận định loại hàng hóa này sẽ còn lên giá mạnh và chưa có điểm dừng.
Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng Goldman Sachs, giai đoạn đảo điên của giá vàng trong thập niên 1980 sẽ tái diễn, sau khi thị trường đạt đỉnh 1.750 USD trong hai năm tới. Tuy nhiên, mức độ trầm trọng sẽ thấp hơn.
"Thị trường vàng sẽ rơi vào tình trạng đảo điên như cuối thập niên 1980, nhưng mức độ trầm trọng sẽ ít hơn”, Goldman Sachs nhận định. Vào thời kỳ này, chỉ trong thời gian có 5 tuần lễ, giá vàng đã tăng gần gấp đôi, từ 450 USD lên tới 850 USD/ounce, nhưng khoảng 1 năm sau, vàng lại tuột dốc không phanh, xuống còn 300 USD.
Theo Goldman Sachs, trong hai năm tới, vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, nhưng nhà kinh doanh cần thận trọng và phòng bị nguy cơ giá giảm vào năm 2012.
Tổ chức này cho rằng, việc các gói nới lỏng tiền tệ sẽ kết thúc vào tháng 6 năm tới, triển vọng kinh tế lạc quan trong hai năm tới cùng việc lãi suất cơ bản của Mỹ có khả năng điều chỉnh lên trong năm 2011 sẽ khiến giá vàng dừng tăng trong năm 2012.
Goldman Sachs nhận định, giá vàng sẽ đạt tới 1.690 USD/ounce trong vòng 12 tháng tới, nhờ Mỹ duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục. Đến năm 2012, vàng sẽ tăng lên đỉnh 1.750 USD, giá trung bình cả năm là 1.700 USD/ounce.
Trước đó, trong một báo cáo công bố ngày 30/11, ngân hàng BNP Paribas cũng đã nâng dự báo giá vàng năm 2011 và 2012 lên các mức lần lượt là 1.500 USD/ounce và 1,600 USD/ounce.
Tại thời điểm công bố, BNP Paribas cho biết, hiện mức độ quan tâm đến giá vàng là rất lớn do lo ngại về nợ công châu Âu. Thị trường vàng miếng tiếp tục được nhiều người quan tâm đầu tư, trong khi thị trường vàng trang sức cũng đang tăng tốc do nhu cầu cuối năm.
Ngoài ra, sự tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế mới nổi cũng đẩy mạnh nhu cầu vàng trong các ngành công nghiệp. BNP Paribas tin rằng, việc giá vàng có điều chỉnh gần đây sẽ không làm ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin vào thị trường này trong hai năm tới.
Các nhân tố hỗ trợ cho xu hướng tăng của giá vàng, bao gồm những bất ổn ngày càng gia tăng liên quan vai trò của đồng USD trong hệ thống tiền tệ quốc tế, mối quan ngại về sự ổn định của các quốc gia khu vực đồng Euro và áp lực lạm phát leo thang tại các nền kinh tế mới nổi châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, phát biểu tại Thượng Hải hôm qua, ông Albert Cheng, Giám đốc điều hành Hội đồng Vàng thế giới (WGC) khu vực Viễn Đông đã cho rằng, nhu cầu vàng đầu tư của Trung Quốc có thể đạt 150 tấn trong năm nay, cao hơn so với mức 105 tấn trong năm 2009 và vượt xa mức 3 – 4 tấn khoảng 10 năm trước..
Cùng ngày, ông Shen Xiangrong, Chủ tịch Sàn giao dịch vàng Thượng Hải cho biết, nhập khẩu vàng 10 tháng đầu năm của Trung Quốc đạt 209,7 tấn, tăng gấp 5 lần so với mức 45 tấn trong cùng kỳ 2009. Nếu tiếp tục xu hướng như hiện nay, nhập khẩu vàng của Trung Quốc có thể tăng gần gấp 6 lần vào cuối năm.
Số liệu giao dịch từ Hồng Kông được công bố giữa tháng 11 cho biết, xuất khẩu vàng sang Trung Quốc đại lục trong 9 tháng đầu năm 2010 tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, lên 88,06 tấn.
Theo các nhà phân tích, nhập khẩu vàng của Trung Quốc sẽ tăng vọt trong những năm tới do nhu cầu mua vàng để đầu tư của tư nhân và khu vực công tăng. Trong quý 3 vừa rồi, nước này là nhà tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ. Tiêu thụ vàng cả năm 2010 của Trung Quốc có thể tăng 4% lên 430 tấn.
Giới nghiên cứu cho rằng, các nhà đầu tư Trung Quốc đang đổ xô đi mua vàng do lo ngại về đà leo thang của lạm phát. Theo dự báo của Bank of America-Merrill Lynch, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 của Trung Quốc có thể tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Hôm 30/11, Trung Quốc đã cho phép hãng quản lý quỹ Lion ở Thâm Quyến trở thành công ty đầu tiên của nước này được đổ tiền vào các quỹ đầu tư vàng ở nước ngoài.
Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng Goldman Sachs, giai đoạn đảo điên của giá vàng trong thập niên 1980 sẽ tái diễn, sau khi thị trường đạt đỉnh 1.750 USD trong hai năm tới. Tuy nhiên, mức độ trầm trọng sẽ thấp hơn.
"Thị trường vàng sẽ rơi vào tình trạng đảo điên như cuối thập niên 1980, nhưng mức độ trầm trọng sẽ ít hơn”, Goldman Sachs nhận định. Vào thời kỳ này, chỉ trong thời gian có 5 tuần lễ, giá vàng đã tăng gần gấp đôi, từ 450 USD lên tới 850 USD/ounce, nhưng khoảng 1 năm sau, vàng lại tuột dốc không phanh, xuống còn 300 USD.
Theo Goldman Sachs, trong hai năm tới, vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, nhưng nhà kinh doanh cần thận trọng và phòng bị nguy cơ giá giảm vào năm 2012.
Tổ chức này cho rằng, việc các gói nới lỏng tiền tệ sẽ kết thúc vào tháng 6 năm tới, triển vọng kinh tế lạc quan trong hai năm tới cùng việc lãi suất cơ bản của Mỹ có khả năng điều chỉnh lên trong năm 2011 sẽ khiến giá vàng dừng tăng trong năm 2012.
Goldman Sachs nhận định, giá vàng sẽ đạt tới 1.690 USD/ounce trong vòng 12 tháng tới, nhờ Mỹ duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục. Đến năm 2012, vàng sẽ tăng lên đỉnh 1.750 USD, giá trung bình cả năm là 1.700 USD/ounce.
Trước đó, trong một báo cáo công bố ngày 30/11, ngân hàng BNP Paribas cũng đã nâng dự báo giá vàng năm 2011 và 2012 lên các mức lần lượt là 1.500 USD/ounce và 1,600 USD/ounce.
Tại thời điểm công bố, BNP Paribas cho biết, hiện mức độ quan tâm đến giá vàng là rất lớn do lo ngại về nợ công châu Âu. Thị trường vàng miếng tiếp tục được nhiều người quan tâm đầu tư, trong khi thị trường vàng trang sức cũng đang tăng tốc do nhu cầu cuối năm.
Ngoài ra, sự tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế mới nổi cũng đẩy mạnh nhu cầu vàng trong các ngành công nghiệp. BNP Paribas tin rằng, việc giá vàng có điều chỉnh gần đây sẽ không làm ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin vào thị trường này trong hai năm tới.
Các nhân tố hỗ trợ cho xu hướng tăng của giá vàng, bao gồm những bất ổn ngày càng gia tăng liên quan vai trò của đồng USD trong hệ thống tiền tệ quốc tế, mối quan ngại về sự ổn định của các quốc gia khu vực đồng Euro và áp lực lạm phát leo thang tại các nền kinh tế mới nổi châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, phát biểu tại Thượng Hải hôm qua, ông Albert Cheng, Giám đốc điều hành Hội đồng Vàng thế giới (WGC) khu vực Viễn Đông đã cho rằng, nhu cầu vàng đầu tư của Trung Quốc có thể đạt 150 tấn trong năm nay, cao hơn so với mức 105 tấn trong năm 2009 và vượt xa mức 3 – 4 tấn khoảng 10 năm trước..
Cùng ngày, ông Shen Xiangrong, Chủ tịch Sàn giao dịch vàng Thượng Hải cho biết, nhập khẩu vàng 10 tháng đầu năm của Trung Quốc đạt 209,7 tấn, tăng gấp 5 lần so với mức 45 tấn trong cùng kỳ 2009. Nếu tiếp tục xu hướng như hiện nay, nhập khẩu vàng của Trung Quốc có thể tăng gần gấp 6 lần vào cuối năm.
Số liệu giao dịch từ Hồng Kông được công bố giữa tháng 11 cho biết, xuất khẩu vàng sang Trung Quốc đại lục trong 9 tháng đầu năm 2010 tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, lên 88,06 tấn.
Theo các nhà phân tích, nhập khẩu vàng của Trung Quốc sẽ tăng vọt trong những năm tới do nhu cầu mua vàng để đầu tư của tư nhân và khu vực công tăng. Trong quý 3 vừa rồi, nước này là nhà tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ. Tiêu thụ vàng cả năm 2010 của Trung Quốc có thể tăng 4% lên 430 tấn.
Giới nghiên cứu cho rằng, các nhà đầu tư Trung Quốc đang đổ xô đi mua vàng do lo ngại về đà leo thang của lạm phát. Theo dự báo của Bank of America-Merrill Lynch, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 của Trung Quốc có thể tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Hôm 30/11, Trung Quốc đã cho phép hãng quản lý quỹ Lion ở Thâm Quyến trở thành công ty đầu tiên của nước này được đổ tiền vào các quỹ đầu tư vàng ở nước ngoài.