Gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về đường sắt cao tốc
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự án đường sắt cao tốc Bẳc - Nam
Theo chương trình của kỳ họp thứ bảy, tại phiên họp cuối cùng vào chiều 19/6, Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội – Tp.HCM.
Trong các ngày 21/5 và 8/6 Quốc hội đã thảo luận tại tổ và hội trường về dự án này với nhiều ý kiến trái chiều.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đây là một dự án có vốn đầu tư rất lớn, có mối quan hệ, tác động nhiều mặt, dư luận xã hội cũng như ý kiến của các vị đại biểu cũng rất khác nhau.
Vì vậy, để có cơ sở trình Quốc hội xem xét quyết định, ngày 14/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về một số vấn đề cụ thể.
Theo đó, các vị đại biểu Quốc hội sẽ thể hiện chính kiến của mình thông qua việc đồng ý hoặc không đồng ý với các phương án: một là thông qua nghị quyết tại kỳ họp này làm căn cứ để Chính phủ triển khai thực hiện các công việc, các bước tiếp theo.
Hai là chưa thông qua nghị quyết tại kỳ họp này để các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trình Quốc hội tại kỳ họp khác. Ba là ý kiến khác.
Tại phiếu xin ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội cho ý kiến vào hai phương án nếu Quốc hội đồng ý ra nghị quyết tại kỳ họp này.
Phương án thứ nhất như Chính phủ trình: Tán thành xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội – Tp.HCM, theo đó sẽ nghiên cứu lập dự án đầu tư (dự án khả thi) toàn tuyến Hà Nội – Tp.HCM. Đầu tư trước hai đoạn tuyến Hà Nội – Vinh và Tp.HCM - Nha Trang, bắt đầu tư năm 2014 và đưa vào sử dụng vào năm 2025. Đầu tư đoạn tuyến còn lại và thông toàn tuyến vào năm 2035.
Phương án khác là tán thành xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội – Tp.HCM, nhưng lùi thời gian khởi công xây dựng và lựa chọn lộ trình phù hợp. Theo đó, giao Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ và toàn diện hơn về các điều kiện bảo đảm tính khả thi của dự án.
Đồng thời, trên cơ sở đó lập dự án đầu tư (dự án khả thi) một trong hai đoạn tuyến Hà Nội – Vinh hoặc Tp.HCM – Nha Trang trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư một đoạn tuyến được chọn và thực hiện đầu tư vào thời điểm thích hợp trước năm 2020.
Tiến hành đánh giá, tổng kết việc đầu tư, khai thác đoạn tuyến trên và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc triển khai đầu tư xây dựng các bước tiếp theo.
Ngoài hai phương án này, phiếu xin ý kiến cũng để một ô trắng dành cho ý kiến khác của các đại biểu.
Được trình ngay từ ngày đầu tiên của kỳ họp này, dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận cũng như của các vị đại biểu Quốc hội.
Bên cạnh những ý kiến đồng tình về chủ trương nhưng còn băn khoăn về hiệu quả…, đã có không ít quan điểm cho rằng chưa nên nghĩ đến dự án “quá lãng mạn” này. Nhiều vị đại biểu nhận xét là chưa có đủ thông tin để quyết định, dù chỉ là chủ trương.
Ngày 4/6, Chính phủ đã gửi báo cáo giải trình bổ sung dự án đến Quốc hội, khẳng định việc trả nợ vốn vay cho dự án là khả thi và hiệu quả tài chính không thấp hơn đường bộ.
Cùng thời điểm đó, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Nguyễn Hữu Bằng đã gặp gỡ trao đổi với báo chí nhiều vấn đề liên quan đến dự án, trong đó có việc lựa chọn đối tác.
Kết thúc thảo luận tại hội trường trọn ngày 8/6 với những ý kiến ủng hộ mạnh mẽ và phản đối quyết liệt, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết sẽ lựa chọn vấn đề để đưa vào nghị quyết của Quốc hội trong kỳ họp này về chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM.
Sau đó sẽ gửi lại các đại biểu cho ý kiến trước khi trình Quốc hội quyết định thông qua chủ trương đầu tư dự án này.
Trả lời chất vấn trước Quốc hội cuối tuần qua, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định "không thể không làm đường sắt cao tốc".
Trong các ngày 21/5 và 8/6 Quốc hội đã thảo luận tại tổ và hội trường về dự án này với nhiều ý kiến trái chiều.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đây là một dự án có vốn đầu tư rất lớn, có mối quan hệ, tác động nhiều mặt, dư luận xã hội cũng như ý kiến của các vị đại biểu cũng rất khác nhau.
Vì vậy, để có cơ sở trình Quốc hội xem xét quyết định, ngày 14/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về một số vấn đề cụ thể.
Theo đó, các vị đại biểu Quốc hội sẽ thể hiện chính kiến của mình thông qua việc đồng ý hoặc không đồng ý với các phương án: một là thông qua nghị quyết tại kỳ họp này làm căn cứ để Chính phủ triển khai thực hiện các công việc, các bước tiếp theo.
Hai là chưa thông qua nghị quyết tại kỳ họp này để các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trình Quốc hội tại kỳ họp khác. Ba là ý kiến khác.
Tại phiếu xin ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội cho ý kiến vào hai phương án nếu Quốc hội đồng ý ra nghị quyết tại kỳ họp này.
Phương án thứ nhất như Chính phủ trình: Tán thành xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội – Tp.HCM, theo đó sẽ nghiên cứu lập dự án đầu tư (dự án khả thi) toàn tuyến Hà Nội – Tp.HCM. Đầu tư trước hai đoạn tuyến Hà Nội – Vinh và Tp.HCM - Nha Trang, bắt đầu tư năm 2014 và đưa vào sử dụng vào năm 2025. Đầu tư đoạn tuyến còn lại và thông toàn tuyến vào năm 2035.
Phương án khác là tán thành xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội – Tp.HCM, nhưng lùi thời gian khởi công xây dựng và lựa chọn lộ trình phù hợp. Theo đó, giao Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ và toàn diện hơn về các điều kiện bảo đảm tính khả thi của dự án.
Đồng thời, trên cơ sở đó lập dự án đầu tư (dự án khả thi) một trong hai đoạn tuyến Hà Nội – Vinh hoặc Tp.HCM – Nha Trang trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư một đoạn tuyến được chọn và thực hiện đầu tư vào thời điểm thích hợp trước năm 2020.
Tiến hành đánh giá, tổng kết việc đầu tư, khai thác đoạn tuyến trên và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc triển khai đầu tư xây dựng các bước tiếp theo.
Ngoài hai phương án này, phiếu xin ý kiến cũng để một ô trắng dành cho ý kiến khác của các đại biểu.
Được trình ngay từ ngày đầu tiên của kỳ họp này, dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận cũng như của các vị đại biểu Quốc hội.
Bên cạnh những ý kiến đồng tình về chủ trương nhưng còn băn khoăn về hiệu quả…, đã có không ít quan điểm cho rằng chưa nên nghĩ đến dự án “quá lãng mạn” này. Nhiều vị đại biểu nhận xét là chưa có đủ thông tin để quyết định, dù chỉ là chủ trương.
Ngày 4/6, Chính phủ đã gửi báo cáo giải trình bổ sung dự án đến Quốc hội, khẳng định việc trả nợ vốn vay cho dự án là khả thi và hiệu quả tài chính không thấp hơn đường bộ.
Cùng thời điểm đó, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Nguyễn Hữu Bằng đã gặp gỡ trao đổi với báo chí nhiều vấn đề liên quan đến dự án, trong đó có việc lựa chọn đối tác.
Kết thúc thảo luận tại hội trường trọn ngày 8/6 với những ý kiến ủng hộ mạnh mẽ và phản đối quyết liệt, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết sẽ lựa chọn vấn đề để đưa vào nghị quyết của Quốc hội trong kỳ họp này về chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM.
Sau đó sẽ gửi lại các đại biểu cho ý kiến trước khi trình Quốc hội quyết định thông qua chủ trương đầu tư dự án này.
Trả lời chất vấn trước Quốc hội cuối tuần qua, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định "không thể không làm đường sắt cao tốc".