Hà Nội dự kiến thu hồi, loại bỏ xe máy cũ nát từ 2020
Bắt đầu từ năm 2020 sẽ thu hồi, loại bỏ đối với xe máy cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
Xe máy cũ nát là nguyên nhân gây ô nhiễm và tai nạn giao thông.
UBND Thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định về quản lý, thu hồi đối với xe môtô, xe gắn máy để đảm bảo an toàn giao thông và giảm ô nhiễm môi trường.
Trong văn bản này, Hà Nội nêu rõ, tình hình ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn biến phức tạp, nồng độ các chất gây ô nhiễm không khi có xu hướng tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của các loại xe cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chiếm 70-90%; chỉ 10-30% là do công nghiệp và sinh hoạt.
Trong các loại hình phương tiện giao thông đô thị thì xe môtô, xe gắn máy là chủ yếu, chiếm 95% về số lượng.
“Xe môtô, xe gắn máy đang sử dụng tham gia giao thông là nguồn thải ra phần lớn các chất gây ô nhiễm không chỉ đơn thuần do tập trung một số lượng lớn phương tiện cùng tham giao giao thông mà quan trọng mỗi xe cũng là những nguồn phát thải gây ô nhiễm do chưa được kiểm soát khí thải”, văn bản do Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký nêu rõ.
Bên cạnh đó, theo Hà Nội, xe máy cũ không đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn giao thông.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, Hà Nội hiện có hơn 5 triệu xe máy. Trong đó, có gần 1/2 số lượng xe máy đã sử dụng lâu năm, nhiều xe sản xuất từ những năm 90 của thế kỷ trước vẫn đang tham gia giao thông.
Kết quả nghiên cứu năm 2016 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho thấy, có mối liên hệ giữa số vụ tai nạn và tuổi đời của phương tiện. Đối với xe máy mới từ 1-5 năm, có mức độ tai nạn ít nghiêm trọng hơn so với xe máy sử dụng trên 10 năm.
Trước tình hình đó, Hà Nội cho rằng cần thiết phải ban hành lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe môtô.
“Việc đưa ra rào cản kỹ thuật về tiêu chuẩn mức khí thải góp phần giảm thiểu và loại bỏ xe môtô, xe gắn máy cũ nát tham gia giao thông, góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Nhiều thành phố coi đây là công cụ kinh tế khi thu phí phát thải ô nhiễm của phương tiện trên cơ sở dán tem trên phương tiện để thu phí”, Hà Nội nêu.
Hà Nội đề xuất cơ chế chính sách quản lý, thu hồi xe môtô, xe gắn máy thông qua việc tiến hành kiểm soát khí thải xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông tại thành phố Hà Nội. Không phân biệt xe có biển số đăng ký tham gia giao thông trên địa bàn để đảm bảo công bằng.
Theo đó, việc kiểm soát được thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải ở các mức độ: Thu phí môi trường thông qua dán tem môi trường các mức xanh, vàng, đỏ đối với phương tiện xe môtô, xe gắn máy
Hai là, kiên quyết loại bỏ xe môtô, xe gắn máy không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật tham gia giao thông: đối với phương tiện có mức phát thải môi trường vượt quá mức cho phép không có các biện pháp khắc phục.
Với các cơ chế, chính sách trên, Hà Nội cũng đưa ra lộ trình triển khai là 3 giai đoạn. Từ năm 2017 đến 30/6/2018, sẽ hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quy định kỹ thuật đối với xe môtô, xe gắn máy. Điều tra, rà soát, thống kê số lượng xe môtô, xe gắn máy (theo năm sản xuất).
Giai đoạn 2 từ 1/7/2018 đến 31/12/2019, tiến hành thực hiện kiểm tra khí thải đối với xe môtô loại có dung tích xylanh từ 175cm3 trở lên tham gia giao thông tại thành phố Hà Nội; xây dựng bộ máy quản lý kiểm tra khí thải xe môtô tại cơ quan Trung ương. Tiến tới thu hồi, loại bỏ đối với những phương tiện cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải.
Giai đoạn 3 là sau năm 2020, sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện căn cứ vào điều kiện thực tế nghiên cứu, đề xuất phương án triển khai giai đoạn tiếp theo đối với xe môtô, loại có dung tích xylanh động cơ dưới 175cm3 và xe gắn máy tham gia giao thông; thu hồi loại bỏ đối với những phương tiện cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải.
UBND Thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định về quản lý, thu hồi đối với xe môtô, xe gắn máy để đảm bảo an toàn giao thông và giảm ô nhiễm môi trường.
Trong văn bản này, Hà Nội nêu rõ, tình hình ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn biến phức tạp, nồng độ các chất gây ô nhiễm không khi có xu hướng tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của các loại xe cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chiếm 70-90%; chỉ 10-30% là do công nghiệp và sinh hoạt.
Trong các loại hình phương tiện giao thông đô thị thì xe môtô, xe gắn máy là chủ yếu, chiếm 95% về số lượng.
“Xe môtô, xe gắn máy đang sử dụng tham gia giao thông là nguồn thải ra phần lớn các chất gây ô nhiễm không chỉ đơn thuần do tập trung một số lượng lớn phương tiện cùng tham giao giao thông mà quan trọng mỗi xe cũng là những nguồn phát thải gây ô nhiễm do chưa được kiểm soát khí thải”, văn bản do Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký nêu rõ.
Bên cạnh đó, theo Hà Nội, xe máy cũ không đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn giao thông.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, Hà Nội hiện có hơn 5 triệu xe máy. Trong đó, có gần 1/2 số lượng xe máy đã sử dụng lâu năm, nhiều xe sản xuất từ những năm 90 của thế kỷ trước vẫn đang tham gia giao thông.
Kết quả nghiên cứu năm 2016 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho thấy, có mối liên hệ giữa số vụ tai nạn và tuổi đời của phương tiện. Đối với xe máy mới từ 1-5 năm, có mức độ tai nạn ít nghiêm trọng hơn so với xe máy sử dụng trên 10 năm.
Trước tình hình đó, Hà Nội cho rằng cần thiết phải ban hành lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe môtô.
“Việc đưa ra rào cản kỹ thuật về tiêu chuẩn mức khí thải góp phần giảm thiểu và loại bỏ xe môtô, xe gắn máy cũ nát tham gia giao thông, góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Nhiều thành phố coi đây là công cụ kinh tế khi thu phí phát thải ô nhiễm của phương tiện trên cơ sở dán tem trên phương tiện để thu phí”, Hà Nội nêu.
Hà Nội đề xuất cơ chế chính sách quản lý, thu hồi xe môtô, xe gắn máy thông qua việc tiến hành kiểm soát khí thải xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông tại thành phố Hà Nội. Không phân biệt xe có biển số đăng ký tham gia giao thông trên địa bàn để đảm bảo công bằng.
Theo đó, việc kiểm soát được thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải ở các mức độ: Thu phí môi trường thông qua dán tem môi trường các mức xanh, vàng, đỏ đối với phương tiện xe môtô, xe gắn máy
Hai là, kiên quyết loại bỏ xe môtô, xe gắn máy không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật tham gia giao thông: đối với phương tiện có mức phát thải môi trường vượt quá mức cho phép không có các biện pháp khắc phục.
Với các cơ chế, chính sách trên, Hà Nội cũng đưa ra lộ trình triển khai là 3 giai đoạn. Từ năm 2017 đến 30/6/2018, sẽ hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quy định kỹ thuật đối với xe môtô, xe gắn máy. Điều tra, rà soát, thống kê số lượng xe môtô, xe gắn máy (theo năm sản xuất).
Giai đoạn 2 từ 1/7/2018 đến 31/12/2019, tiến hành thực hiện kiểm tra khí thải đối với xe môtô loại có dung tích xylanh từ 175cm3 trở lên tham gia giao thông tại thành phố Hà Nội; xây dựng bộ máy quản lý kiểm tra khí thải xe môtô tại cơ quan Trung ương. Tiến tới thu hồi, loại bỏ đối với những phương tiện cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải.
Giai đoạn 3 là sau năm 2020, sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện căn cứ vào điều kiện thực tế nghiên cứu, đề xuất phương án triển khai giai đoạn tiếp theo đối với xe môtô, loại có dung tích xylanh động cơ dưới 175cm3 và xe gắn máy tham gia giao thông; thu hồi loại bỏ đối với những phương tiện cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải.