Hà Nội tính chuyện không cấp phép các dự án dưới 50 ha
Dự thảo quy định về việc cấp giấy phép quy hoạch và quy hoạch kiến trúc đối với các công trình mặt tiền tuyến phố nội đô
Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội vừa trình UBND thành phố những quy định về việc cấp giấy phép quy hoạch và quy hoạch kiến trúc đối với các công trình mặt tiền tuyến phố nội đô.
Theo bản dự thảo do Sở xây dựng, sắp tới UBND thành phố sẽ chỉ cấp giấy phép quy hoạch cho những dự án đầu tư có quy mô trên 50 ha hoặc các dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử, kiến trúc, khu vực cảnh quan đặc biệt; dự án đầu tư có phạm vi liên quan đến ranh giới hành chính của hai quận, huyện trở lên; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND thành phố đã được phê duyệt.
Về phân định cấp phép, dự thảo đề xuất ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất thành phố sẽ cấp giấy phép quy hoạch cho các dự án đầu tư nằm trong khu, cụm công nghiệp được giao quản lý.
UBND các quận, huyện, thị xã cấp giấy phép quy hoạch cho các dự án đầu tư xây dựng theo quy định của UBND thành phố trong phạm vi địa giới hành chính của quận, huyện, thị xã quản lý sau khi có ý kiến thỏa thuận về quản lý quy hoạch và quản lý xây dựng của các cơ quan liên quan.
Đối với các dự án đầu tư còn lại, UBND thành phố ủy quyền cho Sở Quy hoạch kiến trúc cấp giấy phép quy hoạch.
Về dự thảo quy định quản lý quy hoạch kiến trúc đối với các công trình xây dựng hai bên tuyến đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, quy định về điều kiện để xây dựng các công trình hai bên tuyến đường đô thị có mặt cắt đường từ 13 m trở lên, gồm nhà liền kề, nhà ở riêng lẻ và một số công trình kiến trúc khác.
Theo đó, các lô đất có diện tích nhỏ hơn 30 m2 trở lên và có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu nhỏ hơn 3m nằm trên hai bên tuyến đường được hình thành sau ngày quy định này có hiệu lực sẽ không đủ điều kiện xây dựng.
Các ô đất có diện tích nhỏ hơn 15 m2 và có ít nhất 1 cạnh nhỏ hơn 3m nằm hai bên tuyến đường được hình thành sau ngày quyết định 39/2005 của Thủ tướng có hiệu lực cũng không đủ điều kiện để xây dựng…
Đối với công trình đơn lẻ, chiều cao tối đa không được lớn hơn 3 lần so với cạnh nhỏ nhất của công trình. Trên các tuyến phố ổn định, nhà xây mới không được cao quá 7,2 m (tương đương 2 tầng) so với nhà liền kề.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định nhiều vấn đề liên quan đến sự tác động của các công trình đối với khu vực xung quanh như tầng hầm; kiến trúc mái; ban công, ô văng, mái hiên, mái vảy; hàng rào và lắp đặt các thiết bị mặt ngoài công trình; hình thức kiến trúc vật liệu, màu sắc công trình.
Theo một lãnh đạo Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, những quy định trên nhằm mục đích hạn chế việc phát triển tràn lan các dự án dẫn tới "băm nát" kiến trúc, quy hoạch thành phố. Sắp tới dự thảo sẽ sớm được đưa ra lấy ý kiến các sở, ngành liên quan trước khi trình lãnh đạo thành phố và Bộ Xây dựng thông qua.
Theo bản dự thảo do Sở xây dựng, sắp tới UBND thành phố sẽ chỉ cấp giấy phép quy hoạch cho những dự án đầu tư có quy mô trên 50 ha hoặc các dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử, kiến trúc, khu vực cảnh quan đặc biệt; dự án đầu tư có phạm vi liên quan đến ranh giới hành chính của hai quận, huyện trở lên; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND thành phố đã được phê duyệt.
Về phân định cấp phép, dự thảo đề xuất ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất thành phố sẽ cấp giấy phép quy hoạch cho các dự án đầu tư nằm trong khu, cụm công nghiệp được giao quản lý.
UBND các quận, huyện, thị xã cấp giấy phép quy hoạch cho các dự án đầu tư xây dựng theo quy định của UBND thành phố trong phạm vi địa giới hành chính của quận, huyện, thị xã quản lý sau khi có ý kiến thỏa thuận về quản lý quy hoạch và quản lý xây dựng của các cơ quan liên quan.
Đối với các dự án đầu tư còn lại, UBND thành phố ủy quyền cho Sở Quy hoạch kiến trúc cấp giấy phép quy hoạch.
Về dự thảo quy định quản lý quy hoạch kiến trúc đối với các công trình xây dựng hai bên tuyến đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, quy định về điều kiện để xây dựng các công trình hai bên tuyến đường đô thị có mặt cắt đường từ 13 m trở lên, gồm nhà liền kề, nhà ở riêng lẻ và một số công trình kiến trúc khác.
Theo đó, các lô đất có diện tích nhỏ hơn 30 m2 trở lên và có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu nhỏ hơn 3m nằm trên hai bên tuyến đường được hình thành sau ngày quy định này có hiệu lực sẽ không đủ điều kiện xây dựng.
Các ô đất có diện tích nhỏ hơn 15 m2 và có ít nhất 1 cạnh nhỏ hơn 3m nằm hai bên tuyến đường được hình thành sau ngày quyết định 39/2005 của Thủ tướng có hiệu lực cũng không đủ điều kiện để xây dựng…
Đối với công trình đơn lẻ, chiều cao tối đa không được lớn hơn 3 lần so với cạnh nhỏ nhất của công trình. Trên các tuyến phố ổn định, nhà xây mới không được cao quá 7,2 m (tương đương 2 tầng) so với nhà liền kề.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định nhiều vấn đề liên quan đến sự tác động của các công trình đối với khu vực xung quanh như tầng hầm; kiến trúc mái; ban công, ô văng, mái hiên, mái vảy; hàng rào và lắp đặt các thiết bị mặt ngoài công trình; hình thức kiến trúc vật liệu, màu sắc công trình.
Theo một lãnh đạo Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, những quy định trên nhằm mục đích hạn chế việc phát triển tràn lan các dự án dẫn tới "băm nát" kiến trúc, quy hoạch thành phố. Sắp tới dự thảo sẽ sớm được đưa ra lấy ý kiến các sở, ngành liên quan trước khi trình lãnh đạo thành phố và Bộ Xây dựng thông qua.