Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự luật xóa bỏ Obamacare
Kể từ khi Trump nhậm chức, việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật xóa bỏ Obamacare là thắng lợi lập pháp lớn nhất của ông
Với tỷ lệ phiếu sít sao, Hạ viện Mỹ ngày 4/5 đã thông qua một dự luật nhằm xóa bỏ đạo luật y tế Obamacare. Đây được coi là một thắng lợi đối với Tổng thống Donald Trump, nhưng cuộc đấu xung quanh dự luật này tại Thượng viện được dự báo sẽ rất căng thẳng.
Obamacare là một trong những di sản chính của cựu Tổng thống Barack Obama, cho phép có thêm 20 triệu người Mỹ được bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, trong quá trình tranh cử Tổng thống, ông Trump đã thề sẽ xóa bỏ và thay thế Obamacare vì cho rằng đạo luật này tốn kém và không hiệu quả.
Kể từ khi Trump nhậm chức vào tháng 1 đến nay, việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật xóa bỏ Obamacare là thắng lợi lập pháp lớn nhất của ông. Thắng lợi này không chỉ mở đường để Trump thực hiện lời hứa tranh cử, mà còn tạo điều kiện để các nghị sỹ Cộng hòa tiến tới mục tiêu mà họ đã theo đuổi suốt 7 năm qua.
Trump từng gọi Obamacare là một “thảm họa”, trong khi các nghị sỹ Cộng hòa từ lâu đã nhằm vào đạo luật có từ năm 2010 này, cho rằng đạo luật là một sự lạm quyền của Chính phủ.
Theo hãng tin Reuters, kết quả cuộc bỏ phiếu lần này ở Hạ viện đã đảo ngược thất bại bất ngờ mà Trump hứng chịu hồi cuối tháng 3, khi các thủ lĩnh Cộng hòa phải rút lại một dự luật xóa bỏ Obamacare. Nguyên nhân dẫn đến thất bại đó là Nhà Trắng không thể giải quyết được sự xung đột lợi ích giữa một bên là các nghị sỹ Cộng hòa theo trường phái ôn hòa và một bên là các nghị sỹ bảo thủ của đảng này.
Dù kiểm soát cả Nhà Trắng và lưỡng viện Quốc hội, Đảng Cộng hòa gặp nhiều khó khăn trong việc dỡ bỏ và thay thế Obamacare, một phần vì nỗi lo của nhiều cử tri, những người lo ngại sẽ mất bảo hiểm y tế nếu đạo luật bị xóa bỏ.
Với 217 phiếu thuận và 213 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu ngày 4/5, phe Cộng hòa đã nhận được sự ủng hộ để dự luật dỡ bỏ Obamacare vượt qua cửa Hạ viện. Tiếp theo, dự luật sẽ được gửi lên Thượng viện để xem xét.
Không một hạ nghị sỹ Dân chủ nào bỏ phiếu thuận với dự luật này. Những người Dân chủ nói dự luật sẽ khiến bảo hiểm y tế vượt khỏi tầm tay của những người cần đến nhất và khiến hàng triệu người không được bảo hiểm. Họ cáo buộc phe Cộng hòa tìm cách cắt giảm thuế cho người giàu và tìm cách bù đắp thiệt hại do cắt giảm thuế bằng cách cắt giảm bảo hiểm cho người dân.
Số phận của dự luật tại Thượng viện vẫn là một điều khó đoán định, bởi phe Cộng hòa chỉ nắm 52 ghế, nhiều hơn 4 ghế so với Đảng Dân chủ tại Thượng viện gồm 100 thành viên. Chỉ cần một vài nghị sỹ Cộng hòa phản đối, dự luật sẽ không thể được thông qua.
Trong cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện, khi những người Cộng hòa bước lên để bỏ lá phiếu của mình, những người Dân chủ bắt đầu hát “na na, na na na na, hey hey hey, goodbye” - một sự cảnh báo rằng các nghị sỹ Cộng hòa sẽ mất ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra vào năm 2018 vì bỏ phiếu thuận với dự luật xóa bỏ Obamacare.
Một giờ sau cuộc bỏ phiếu, ông Trump đã gửi lời chúc mừng các nghị sỹ Cộng hòa từ Vườn Hồng của Nhà Trắng.
“Tôi đã mất hai năm để vận động, và tôi xin nói rằng, cho dù tôi đi tới đâu, thì mọi người ở đó cũng đã phải chịu đựng nhiều vì những điều tồi tệ của Obamacare”, Trump nói. “Chúng ta sẽ đưa dự luật qua được Thượng viện. Tôi tin như vậy”.
Obamacare là một trong những di sản chính của cựu Tổng thống Barack Obama, cho phép có thêm 20 triệu người Mỹ được bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, trong quá trình tranh cử Tổng thống, ông Trump đã thề sẽ xóa bỏ và thay thế Obamacare vì cho rằng đạo luật này tốn kém và không hiệu quả.
Kể từ khi Trump nhậm chức vào tháng 1 đến nay, việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật xóa bỏ Obamacare là thắng lợi lập pháp lớn nhất của ông. Thắng lợi này không chỉ mở đường để Trump thực hiện lời hứa tranh cử, mà còn tạo điều kiện để các nghị sỹ Cộng hòa tiến tới mục tiêu mà họ đã theo đuổi suốt 7 năm qua.
Trump từng gọi Obamacare là một “thảm họa”, trong khi các nghị sỹ Cộng hòa từ lâu đã nhằm vào đạo luật có từ năm 2010 này, cho rằng đạo luật là một sự lạm quyền của Chính phủ.
Theo hãng tin Reuters, kết quả cuộc bỏ phiếu lần này ở Hạ viện đã đảo ngược thất bại bất ngờ mà Trump hứng chịu hồi cuối tháng 3, khi các thủ lĩnh Cộng hòa phải rút lại một dự luật xóa bỏ Obamacare. Nguyên nhân dẫn đến thất bại đó là Nhà Trắng không thể giải quyết được sự xung đột lợi ích giữa một bên là các nghị sỹ Cộng hòa theo trường phái ôn hòa và một bên là các nghị sỹ bảo thủ của đảng này.
Dù kiểm soát cả Nhà Trắng và lưỡng viện Quốc hội, Đảng Cộng hòa gặp nhiều khó khăn trong việc dỡ bỏ và thay thế Obamacare, một phần vì nỗi lo của nhiều cử tri, những người lo ngại sẽ mất bảo hiểm y tế nếu đạo luật bị xóa bỏ.
Với 217 phiếu thuận và 213 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu ngày 4/5, phe Cộng hòa đã nhận được sự ủng hộ để dự luật dỡ bỏ Obamacare vượt qua cửa Hạ viện. Tiếp theo, dự luật sẽ được gửi lên Thượng viện để xem xét.
Không một hạ nghị sỹ Dân chủ nào bỏ phiếu thuận với dự luật này. Những người Dân chủ nói dự luật sẽ khiến bảo hiểm y tế vượt khỏi tầm tay của những người cần đến nhất và khiến hàng triệu người không được bảo hiểm. Họ cáo buộc phe Cộng hòa tìm cách cắt giảm thuế cho người giàu và tìm cách bù đắp thiệt hại do cắt giảm thuế bằng cách cắt giảm bảo hiểm cho người dân.
Số phận của dự luật tại Thượng viện vẫn là một điều khó đoán định, bởi phe Cộng hòa chỉ nắm 52 ghế, nhiều hơn 4 ghế so với Đảng Dân chủ tại Thượng viện gồm 100 thành viên. Chỉ cần một vài nghị sỹ Cộng hòa phản đối, dự luật sẽ không thể được thông qua.
Trong cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện, khi những người Cộng hòa bước lên để bỏ lá phiếu của mình, những người Dân chủ bắt đầu hát “na na, na na na na, hey hey hey, goodbye” - một sự cảnh báo rằng các nghị sỹ Cộng hòa sẽ mất ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra vào năm 2018 vì bỏ phiếu thuận với dự luật xóa bỏ Obamacare.
Một giờ sau cuộc bỏ phiếu, ông Trump đã gửi lời chúc mừng các nghị sỹ Cộng hòa từ Vườn Hồng của Nhà Trắng.
“Tôi đã mất hai năm để vận động, và tôi xin nói rằng, cho dù tôi đi tới đâu, thì mọi người ở đó cũng đã phải chịu đựng nhiều vì những điều tồi tệ của Obamacare”, Trump nói. “Chúng ta sẽ đưa dự luật qua được Thượng viện. Tôi tin như vậy”.