Hai tháng, đã bán hơn 23 tấn vàng đấu thầu
Lượng vàng tồn dư trong phiên đấu thầu thứ 24 của Ngân hàng Nhà nước là rất ít
Trong phiên đấu thầu vàng miếng thứ 24, Ngân hàng Nhà nước bán gần hết 1 tấn vàng chào thầu.
Theo thông báo về kết quả phiên đấu thầu vàng diễn ra sáng nay (30/5) đăng trên website Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này cho biết, trong tổng số 26.000 lượng vàng, tương đương 1 tấn, được chào bán, đã có 25.900 lượng vàng được các tổ chức mua. Như vậy, lượng vàng tồn dư trong phiên này là rất ít, chỉ 100 lượng vàng.
Đây là phiên đấu thầu vàng miếng thứ 24 từ trước tới nay và là phiên đấu thầu thứ hai tổ chức trong tuần này. Trong bối cảnh các ngân hàng thương mại được cho là đã gom “hòm hòm” đủ vàng để tất toán trạng thái trước hạn chót cuối tháng 6, vàng đấu thầu vẫn bán chạy.
Trong 5 phiên đấu thầu diễn ra trong tuần trước và tuần này, Ngân hàng Nhà nước chào thầu tổng cộng 5 tấn, thì chỉ dư 300 lượng vàng. Trong đó, 3 phiên của tuần trước đều bán hết toàn bộ số vàng chào thầu.
Tuy nhiên, số đơn vị trúng thầu đang có chiều hướng ít đi qua các phiên. Hôm nay, chỉ có 4 thành viên trúng thầu, là các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước.
Mua được vàng miếng trong phiên này vẫn là những đơn vị mạnh dạn trả những mức giá cao hơn nhiều so với giá thị trường. Ngân hàng Nhà nước không cho biết mức giá sàn cụ thể của phiên đấu thầu, nhưng công bố mức giá trúng thầu cao nhất là 40,86 triệu đồng/lượng và thấp nhất là 40,84 triệu đồng/lượng.
Vào lúc 9h sáng nay, khi phiên đấu thầu bắt đầu, giá vàng SJC do các doanh nghiệp thu mua trên thị trường chỉ dao động từ 40,6-40,65 triệu đồng/lượng.
Thông thường, vào những buổi sáng mà Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng, các doanh nghiệp vàng thường đẩy giá thu mua cách xa hơn giá bán ra so với bình thường. Bởi vậy, khi bán vàng vào những thời điểm như thế, người dân có thể chịu thiệt.
Đầu giờ sáng nay, chênh lệch giá mua-bán vàng trên thị trường lên tới hơn 300.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, đến chiều, khoảng cách này co hẹp còn 100.000-150.000 đồng/lượng.
Lúc gần 16h, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 40,9 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cùng thời điểm báo giá vàng SJC cho thị trường Tp.HCM ở mức tương ứng lần lượt là 40,85 triệu đồng/lượng và 41 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ ngày 28/3 đến 30/5, cơ quan này đã bán ra 606.300 lượng vàng thông qua đấu thầu, tương đương 23,3 tấn vàng, trên tổng số 692.000 lượng chào thầu, tương đương 26,6 tấn vàng.
Hôm nay, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới quy đổi vẫn là hơn 5 triệu đồng/lượng. Trước khi có đấu thầu, chênh lệch giá ở mức dưới 3 triệu đồng/lượng.
Trong báo cáo về công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng được gửi lên Quốc hội vào ngày 29/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng, chính chênh lệch giá vàng cao ở những thời điểm nhất định và hoạt động can thiệp theo hình thức đấu giá của Ngân hàng Nhà nước đã giữ cho giá vàng trong nước và thị trường vàng trong nước ổn định trước những biến động bất thường của giá vàng thế giới, đã làm mất đi động lực đầu cơ, làm giá, tạo sóng kiếm lời của giới đầu cơ, và do vậy góp phần kiềm chế "vàng hóa" nền kinh tế.
Theo thông báo về kết quả phiên đấu thầu vàng diễn ra sáng nay (30/5) đăng trên website Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này cho biết, trong tổng số 26.000 lượng vàng, tương đương 1 tấn, được chào bán, đã có 25.900 lượng vàng được các tổ chức mua. Như vậy, lượng vàng tồn dư trong phiên này là rất ít, chỉ 100 lượng vàng.
Đây là phiên đấu thầu vàng miếng thứ 24 từ trước tới nay và là phiên đấu thầu thứ hai tổ chức trong tuần này. Trong bối cảnh các ngân hàng thương mại được cho là đã gom “hòm hòm” đủ vàng để tất toán trạng thái trước hạn chót cuối tháng 6, vàng đấu thầu vẫn bán chạy.
Trong 5 phiên đấu thầu diễn ra trong tuần trước và tuần này, Ngân hàng Nhà nước chào thầu tổng cộng 5 tấn, thì chỉ dư 300 lượng vàng. Trong đó, 3 phiên của tuần trước đều bán hết toàn bộ số vàng chào thầu.
Tuy nhiên, số đơn vị trúng thầu đang có chiều hướng ít đi qua các phiên. Hôm nay, chỉ có 4 thành viên trúng thầu, là các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước.
Mua được vàng miếng trong phiên này vẫn là những đơn vị mạnh dạn trả những mức giá cao hơn nhiều so với giá thị trường. Ngân hàng Nhà nước không cho biết mức giá sàn cụ thể của phiên đấu thầu, nhưng công bố mức giá trúng thầu cao nhất là 40,86 triệu đồng/lượng và thấp nhất là 40,84 triệu đồng/lượng.
Vào lúc 9h sáng nay, khi phiên đấu thầu bắt đầu, giá vàng SJC do các doanh nghiệp thu mua trên thị trường chỉ dao động từ 40,6-40,65 triệu đồng/lượng.
Thông thường, vào những buổi sáng mà Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng, các doanh nghiệp vàng thường đẩy giá thu mua cách xa hơn giá bán ra so với bình thường. Bởi vậy, khi bán vàng vào những thời điểm như thế, người dân có thể chịu thiệt.
Đầu giờ sáng nay, chênh lệch giá mua-bán vàng trên thị trường lên tới hơn 300.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, đến chiều, khoảng cách này co hẹp còn 100.000-150.000 đồng/lượng.
Lúc gần 16h, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 40,9 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cùng thời điểm báo giá vàng SJC cho thị trường Tp.HCM ở mức tương ứng lần lượt là 40,85 triệu đồng/lượng và 41 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ ngày 28/3 đến 30/5, cơ quan này đã bán ra 606.300 lượng vàng thông qua đấu thầu, tương đương 23,3 tấn vàng, trên tổng số 692.000 lượng chào thầu, tương đương 26,6 tấn vàng.
Hôm nay, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới quy đổi vẫn là hơn 5 triệu đồng/lượng. Trước khi có đấu thầu, chênh lệch giá ở mức dưới 3 triệu đồng/lượng.
Trong báo cáo về công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng được gửi lên Quốc hội vào ngày 29/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng, chính chênh lệch giá vàng cao ở những thời điểm nhất định và hoạt động can thiệp theo hình thức đấu giá của Ngân hàng Nhà nước đã giữ cho giá vàng trong nước và thị trường vàng trong nước ổn định trước những biến động bất thường của giá vàng thế giới, đã làm mất đi động lực đầu cơ, làm giá, tạo sóng kiếm lời của giới đầu cơ, và do vậy góp phần kiềm chế "vàng hóa" nền kinh tế.