Hàn Quốc “nói không” với Huawei trong liên lạc với Mỹ
Thiết bị của Huawei cũng sẽ không được dùng để kết nối các căn cứ quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc
Hàn Quốc đã giải tỏa những lo ngại của đồng minh thân cận Mỹ bằng cách nhất trí chấm dứt sử dụng thiết bị của nhà cung cấp Trung Quốc Huawei trong đường dây liên lạc giữa Seoul với Washington. Theo tờ Wall Street Journal, thông tin trên vừa được giới chức Mỹ công bố.
Chiến dịch vận động hành lang lặng lẽ chống lại tập đoàn công nghệ Huawei của Mỹ tại Hàn Quốc diễn ra sau động thái tương tự ở một quốc gia đồng minh thân cận khác là Australia. Mỹ đã thuyết phục được Australia chấm dứt sử dụng thiết bị của Huawei khi nước này xây dựng những mạng lưới viễn thông quan trọng.
Nguồn tin cho biết, trong các cuộc gặp với phía Hàn Quốc vào tháng trước, các quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng, Washington nhận thấy những rủi ro trong việc dùng thiết bị của Huawei vì những thiết bị đó có thể là công cụ để nghe lén các cuộc đàm thoại giữa các đối tác thân cận, cũng như đe dọa mạng lưới an ninh dùng cho các quan nhân và nhân viên tình báo Mỹ tại Hàn Quốc.
Để giải quyết những lo ngại này của Washington, Seoul quyết định thực hiện một số thay đổi để theo đó, những cuộc gọi nhạy cảm của Chính phủ Hàn Quốc không đi qua các thiết bị của Huawei. Tương tự, thiết bị của Huawei cũng sẽ không được dùng để kết nối các căn cứ quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc.
Sở dĩ Mỹ âm thầm thực hiện các nỗ lực thuyết phục Hàn Quốc “tránh” Huawei là bởi Washington không muốn bị xem là can thiệp vào các hợp đồng thương mại của đồng minh. “Mặc dù Mỹ đã bày tỏ lo ngại, những quyết định này là do Hàn Quốc, và chỉ Hàn Quốc đưa ra mà thôi”, phát ngôn viên Jennifer Psaki của Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.
Từ lâu, Mỹ đã thể hiện rõ thái độ dè chừng với thiết bị viễn thông do Huawei cung cấp. Năm 2011, nước này loại Huawei khỏi chương trình xây dựng một mạng lưới không dây ở Mỹ dành cho các cuộc gọi khẩn cấp, cũng với lý do quan ngại về an ninh quốc gia.
Năm 2012, một đồng minh thân cận của Mỹ là Australia ngăn không cho Huawei tham gia đấu thầu xây dựng mạng băng thông rộng của nước này.
Thái độ của Mỹ đối với Huawei đã làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Washington với Bắc Kinh. Các quan chức quân sự và tình báo Mỹ từ lâu đã xem Trung Quốc như một mối đe dọa về gián điệp mạng đối với hệ thống quốc phòng và các công ty của Mỹ.
Các quan chức Mỹ nói rằng, mạng viễn thông của Hàn Quốc là vấn đề Washington đặc biệt quan tâm bởi sự hiện diện của các lực lượng Mỹ tại Hàn để giúp Hàn cân bằng lực lượng với Triều Tiên.
Sau chuyến thăm Hàn Quốc vào ngày 13/2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tới Bắc Kinh vào ngày 14/2. Tại đây, ông Kerry dự kiến sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc để trao đổi về nhiều vấn đề quan trọng, từ vấn đề Triều Tiên tới an ninh mạng.
Chiến dịch vận động hành lang lặng lẽ chống lại tập đoàn công nghệ Huawei của Mỹ tại Hàn Quốc diễn ra sau động thái tương tự ở một quốc gia đồng minh thân cận khác là Australia. Mỹ đã thuyết phục được Australia chấm dứt sử dụng thiết bị của Huawei khi nước này xây dựng những mạng lưới viễn thông quan trọng.
Nguồn tin cho biết, trong các cuộc gặp với phía Hàn Quốc vào tháng trước, các quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng, Washington nhận thấy những rủi ro trong việc dùng thiết bị của Huawei vì những thiết bị đó có thể là công cụ để nghe lén các cuộc đàm thoại giữa các đối tác thân cận, cũng như đe dọa mạng lưới an ninh dùng cho các quan nhân và nhân viên tình báo Mỹ tại Hàn Quốc.
Để giải quyết những lo ngại này của Washington, Seoul quyết định thực hiện một số thay đổi để theo đó, những cuộc gọi nhạy cảm của Chính phủ Hàn Quốc không đi qua các thiết bị của Huawei. Tương tự, thiết bị của Huawei cũng sẽ không được dùng để kết nối các căn cứ quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc.
Sở dĩ Mỹ âm thầm thực hiện các nỗ lực thuyết phục Hàn Quốc “tránh” Huawei là bởi Washington không muốn bị xem là can thiệp vào các hợp đồng thương mại của đồng minh. “Mặc dù Mỹ đã bày tỏ lo ngại, những quyết định này là do Hàn Quốc, và chỉ Hàn Quốc đưa ra mà thôi”, phát ngôn viên Jennifer Psaki của Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.
Từ lâu, Mỹ đã thể hiện rõ thái độ dè chừng với thiết bị viễn thông do Huawei cung cấp. Năm 2011, nước này loại Huawei khỏi chương trình xây dựng một mạng lưới không dây ở Mỹ dành cho các cuộc gọi khẩn cấp, cũng với lý do quan ngại về an ninh quốc gia.
Năm 2012, một đồng minh thân cận của Mỹ là Australia ngăn không cho Huawei tham gia đấu thầu xây dựng mạng băng thông rộng của nước này.
Thái độ của Mỹ đối với Huawei đã làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Washington với Bắc Kinh. Các quan chức quân sự và tình báo Mỹ từ lâu đã xem Trung Quốc như một mối đe dọa về gián điệp mạng đối với hệ thống quốc phòng và các công ty của Mỹ.
Các quan chức Mỹ nói rằng, mạng viễn thông của Hàn Quốc là vấn đề Washington đặc biệt quan tâm bởi sự hiện diện của các lực lượng Mỹ tại Hàn để giúp Hàn cân bằng lực lượng với Triều Tiên.
Sau chuyến thăm Hàn Quốc vào ngày 13/2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tới Bắc Kinh vào ngày 14/2. Tại đây, ông Kerry dự kiến sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc để trao đổi về nhiều vấn đề quan trọng, từ vấn đề Triều Tiên tới an ninh mạng.