Hàng loạt tàu Trung Quốc xuất hiện gần bãi cạn Scarborough
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 4/9 nói Mỹ đang theo dõi tình hình
Philippines ngày 4/9 đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” và yêu cầu đại sứ Trung Quốc giải thích về việc một số lượng gia tăng tàu Trung Quốc xuất hiện gần bãi cạnh tranh chấp Scarborough trên biển Đông - theo tin từ Reuters.
Một máy bay thuộc lực lượng không quân Philippines đã bay qua khu vực bãi cạn Scarborough vào hôm thứ Bảy vừa rồi và phát hiện thấy một số lượng lớn hơn bình thường tàu Trung Quốc tập trung xung quanh bãi cạn này. Kể từ khi chiếm Scarborough vào tháng 12, Trung Quốc đã duy trì một đội tàu tại đây.
“Có 4 tàu hải cảnh Trung Quốc và 6 tàu khác, bao gồm những xà lan màu xanh da trời, xung quanh bãi cạn Hoàng Nham”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói. “Sự hiện diện của nhiều tàu bè Trung Quốc, trong đó có nhiều tàu không phải là tàu hải cảnh, ở khu vực này gây quan ngại sâu sắc”.
Bãi cạn Scarborough chỉ là một vài khối đá nhô lên trên mặt biển, nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với Philippines vì vùng nước xung quanh có rất nhiều cá. Manila nói rằng việc Trung Quốc phong tỏa Scarborough là một hành động vi phạm luật pháp quốc tế.
Tranh chấp giữa hai bên về Scarborough càng trở nên căng thẳng kể từ khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan hôm 12/7 ra phán quyết về vụ kiện biển Đông, trong đó nói không một quốc gia nào có quyền chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough.
Trung Quốc đã phủ nhận phán quyết này và những phát ngôn mới nhất từ Philippines có thể đẩy căng thẳng leo thang trước thềm hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khai mạc tại Lào vào ngày 6/9. Tham dự hội nghị này, ngoài lãnh đạo các nước trong khối, còn có lãnh đạo các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte muốn Trung Quốc tuân thủ phán quyết của PCA, nhưng hứa sẽ không đưa ra vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Ông Duterte được cho là đang muốn dọn đường cho đàm phán song phương với Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Tháng trước, ông đã cử cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos với tư cách đặc phái viên tới gặp đại diện Trung Quốc ở Hồng Kông.
Ông Lorenzana nói đầu năm nay Trung Quốc đã tìm cách đưa xà lan hút cát tới Scarborough, nhưng đến nay chưa có dấu hiệu nào của hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo ở bãi cạn này. Trước đây, Trung Quốc đã dùng xà lan hút cát để bồi lấp trái phép 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa.
“Chúng tôi không biết liệu những xà lan này có phải là dấu hiệu báo trước cho hoạt động bồi lấp trong tương lai hay không”, ông Lorenzana nói. “Nếu họ tìm cách xây dựng bất kỳ thứ gì ở Scarborough, thì điều đó sẽ có ảnh hưởng rất bất lợi đối với tình hình an ninh”.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 4/9 nói Mỹ đang theo dõi tình hình và kêu gọi “các bên kiềm chế và có những bước đi thực chất để giảm căng thẳng”.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Hàng Châu, Trung Quốc vào hôm thứ Bảy vừa rồi, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề cập vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Ông Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý trong vấn đề biển Đông và nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với các đồng minh trong khu vực.
Một máy bay thuộc lực lượng không quân Philippines đã bay qua khu vực bãi cạn Scarborough vào hôm thứ Bảy vừa rồi và phát hiện thấy một số lượng lớn hơn bình thường tàu Trung Quốc tập trung xung quanh bãi cạn này. Kể từ khi chiếm Scarborough vào tháng 12, Trung Quốc đã duy trì một đội tàu tại đây.
“Có 4 tàu hải cảnh Trung Quốc và 6 tàu khác, bao gồm những xà lan màu xanh da trời, xung quanh bãi cạn Hoàng Nham”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói. “Sự hiện diện của nhiều tàu bè Trung Quốc, trong đó có nhiều tàu không phải là tàu hải cảnh, ở khu vực này gây quan ngại sâu sắc”.
Bãi cạn Scarborough chỉ là một vài khối đá nhô lên trên mặt biển, nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với Philippines vì vùng nước xung quanh có rất nhiều cá. Manila nói rằng việc Trung Quốc phong tỏa Scarborough là một hành động vi phạm luật pháp quốc tế.
Tranh chấp giữa hai bên về Scarborough càng trở nên căng thẳng kể từ khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan hôm 12/7 ra phán quyết về vụ kiện biển Đông, trong đó nói không một quốc gia nào có quyền chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough.
Trung Quốc đã phủ nhận phán quyết này và những phát ngôn mới nhất từ Philippines có thể đẩy căng thẳng leo thang trước thềm hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khai mạc tại Lào vào ngày 6/9. Tham dự hội nghị này, ngoài lãnh đạo các nước trong khối, còn có lãnh đạo các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte muốn Trung Quốc tuân thủ phán quyết của PCA, nhưng hứa sẽ không đưa ra vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Ông Duterte được cho là đang muốn dọn đường cho đàm phán song phương với Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Tháng trước, ông đã cử cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos với tư cách đặc phái viên tới gặp đại diện Trung Quốc ở Hồng Kông.
Ông Lorenzana nói đầu năm nay Trung Quốc đã tìm cách đưa xà lan hút cát tới Scarborough, nhưng đến nay chưa có dấu hiệu nào của hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo ở bãi cạn này. Trước đây, Trung Quốc đã dùng xà lan hút cát để bồi lấp trái phép 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa.
“Chúng tôi không biết liệu những xà lan này có phải là dấu hiệu báo trước cho hoạt động bồi lấp trong tương lai hay không”, ông Lorenzana nói. “Nếu họ tìm cách xây dựng bất kỳ thứ gì ở Scarborough, thì điều đó sẽ có ảnh hưởng rất bất lợi đối với tình hình an ninh”.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 4/9 nói Mỹ đang theo dõi tình hình và kêu gọi “các bên kiềm chế và có những bước đi thực chất để giảm căng thẳng”.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Hàng Châu, Trung Quốc vào hôm thứ Bảy vừa rồi, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề cập vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Ông Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý trong vấn đề biển Đông và nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với các đồng minh trong khu vực.