Hàng nhập từ ASEAN sẽ được áp thuế phổ biến từ 0 - 5%?
0 - 5% là mức thuế phổ biến sẽ có thể được Bộ Tài chính áp dụng đối với nhiều hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN từ 2012 - 2014
Nhiều hàng hóa từ ASEAN nhập khẩu vào Việt Nam, tới đây mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được áp dụng phổ biến có thể chỉ từ 0 - 5%.
Hiện Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo thông tư về việc ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN 2012 - 2014 (gọi tắt là thuế suất ATIGA).
Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN được ký ngày 26/2/2009 tại Thái Lan giữa các nước thành viên ASEAN và được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt tại công văn số 1012/TTg-QHQT ngày 22/6/2009.
Theo dự thảo thông tư trên, rất nhiều các sản phẩm hàng hóa sẽ được áp mức thuế nhập khẩu là 0 - 5%. Cụ thể, các loài gia súc sống như trâu, bò, ngựa, dê, cừu, lợn... được nhập khẩu để làm giống từ 2012, chỉ phải chịu mức thuế là 0%. Các năm tiếp theo là 2013 và 2014, mức thuế này vẫn tiếp tục được duy trì.
Thịt đông lạnh của các gia súc trên sẽ phải chịu mức thuế là 5%. Mức thuế cũng được áp dụng liên tiếp trong 3 năm từ 2012.
Sản phẩm sữa và kem, chưa cô đặc và chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác được áp dụng mức thuế 5%. Đây cũng là mức thuế được áp dụng đối với mía đường hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hóa học ở thể rắn.
Một số ít sản phẩm như: thóc, dùng để làm giống, gạo Thái Hom Mali năm 2012 sẽ bị áp mức thuế 10%, nhưng 2 năm tiếp theo chỉ còn 5%.
Tuy nhiên, hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng thuế suất ATIGA phải đáp ứng đủ các điều kiện như: được nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN vào Việt Nam trừ Timor-Leste; được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến Việt Nam, theo quy định của Bộ Công Thương; thỏa mãn các quy định về xuất xứ hàng hóa ASEAN, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN - Mẫu D (C/O mẫu D) theo quy định của Bộ Công Thương.
Thông tư này dự kiến có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2012.
Hiện Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo thông tư về việc ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN 2012 - 2014 (gọi tắt là thuế suất ATIGA).
Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN được ký ngày 26/2/2009 tại Thái Lan giữa các nước thành viên ASEAN và được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt tại công văn số 1012/TTg-QHQT ngày 22/6/2009.
Theo dự thảo thông tư trên, rất nhiều các sản phẩm hàng hóa sẽ được áp mức thuế nhập khẩu là 0 - 5%. Cụ thể, các loài gia súc sống như trâu, bò, ngựa, dê, cừu, lợn... được nhập khẩu để làm giống từ 2012, chỉ phải chịu mức thuế là 0%. Các năm tiếp theo là 2013 và 2014, mức thuế này vẫn tiếp tục được duy trì.
Thịt đông lạnh của các gia súc trên sẽ phải chịu mức thuế là 5%. Mức thuế cũng được áp dụng liên tiếp trong 3 năm từ 2012.
Sản phẩm sữa và kem, chưa cô đặc và chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác được áp dụng mức thuế 5%. Đây cũng là mức thuế được áp dụng đối với mía đường hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hóa học ở thể rắn.
Một số ít sản phẩm như: thóc, dùng để làm giống, gạo Thái Hom Mali năm 2012 sẽ bị áp mức thuế 10%, nhưng 2 năm tiếp theo chỉ còn 5%.
Tuy nhiên, hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng thuế suất ATIGA phải đáp ứng đủ các điều kiện như: được nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN vào Việt Nam trừ Timor-Leste; được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến Việt Nam, theo quy định của Bộ Công Thương; thỏa mãn các quy định về xuất xứ hàng hóa ASEAN, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN - Mẫu D (C/O mẫu D) theo quy định của Bộ Công Thương.
Thông tư này dự kiến có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2012.