“Hàng xóm nhà tôi bảo giá điện giảm nhiều”
Đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương và ngành điện tái khẳng định việc tiền điện tăng cao trong tháng 6 là do "sử dụng nhiều"
“Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiểm tra rà soát lại các trường hợp có tăng giảm bất thường và sẽ có kết luận sau khi có giải trình báo cáo của tập đoàn".
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trước chất vấn của báo giới về việc hoá đơn tiền điện của nhiều khách hàng tại Hà Nội tăng đột biến trong tháng 6 vừa qua.
Có mặt tại buổi họp báo như một sự “chuẩn bị” từ trước, ông Nguyễn Quang Trung, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hanoi), một lần nữa khẳng định quan điểm của ngành điện Thủ đô rằng, nguyên nhân cơ bản dẫn đến lượng điện tiêu thụ tăng cao vừa qua là do có nhiều đợt nắng nóng kéo dài trong 2 tháng 5 - 6/2014, khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao.
Cụ thể, đại diện lãnh đạo EVN Hanoi cho biết, sản lượng điện tiêu thụ tháng 6 trung bình ngày là 42,7 triệu kWh, tăng so với tháng 5 là 23,4%. Riêng trong tháng 6/2014, tổng số khách hàng sinh hoạt của Hà Nội có sản lượng tiêu thụ điện tăng gấp 1,5 lần so với tháng 5 là 686.336 khách hàng, chiếm 34% trong tổng số khoảng 2 triệu khách hàng dùng điện sinh hoạt. Số khách hàng có lượng điện tiêu thụ gấp 2 lần tháng trước có 347.961 khách hàng, chiếm 17%...
Lãnh đạo EVN Hanoi cũng cho hay, trước phản ánh của khách hàng và báo chí, Tổng công ty đã đến kiểm tra các trường hợp phản ánh có địa chỉ cụ thể, tiền điện tăng đột biến ngoài chuyện thời tiết nắng nóng có thể do sai sót trong quá trình ghi hóa đơn.
Trong khi đó, tại huyện Sóc Sơn có đến 200/300 công tơ ở huyện này đã bị công nhân ghi thiếu tiền điện. Lý do được tìm ra là do hai công nhân ngành điện đã ngại vất cả nên đã tự ý ghi áng chừng số công tơ. Hiện hai công nhân này đã bị tạm đình chỉ công tác.
Trả lời câu hỏi của báo giới về tiền điện tăng cao trong tháng 6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, trong số 100 hộ khiếu nại tiền điện tăng đột biến, thì có 72 trường hợp dùng trên 400 kWh, còn lại tiêu thụ từ 100 - 400 kWh. Không có hộ nghèo nào phản ánh chuyện tăng giá điện đột biến.
"Từ 1/6, ngành điện thay đổi cơ cấu biểu giá điện chứ không có chuyện tăng giá điện. Về chính sách, tôi khẳng định không có chuyện tăng giá điện, thậm chí, nếu thực hiện theo biểu giá mới còn có nhiều bậc giảm giá. Hàng xóm nhà tôi còn bảo giá điện giảm nhiều hơn so với tháng trước", Thứ trưởng Hải nói.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho biết, hiện Bộ đã chỉ đạo EVN kiểm tra rà soát lại việc hóa đơn có trường hợp tăng giảm. "Bộ Công Thương sẽ có kết luận sau khi có giải trình báo cáo của EVN", ông Hải cho hay.
Trước câu hỏi của báo giới về việc cần thiết có một cơ quan độc lập thực hiện việc ghi hóa đơn chốt công tơ để đảm bảo công bằng khách quan, ông Đinh Thế Phúc, Phó cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho hay, việc kiểm tra chốt chỉ số công tơ của thành phố được phân cấp cho các Sở Công Thương. Tuy nhiên, theo ông Phúc, ngoại trừ Hà Nội, Tp.HCM có khoảng một chục người làm nhiệm vụ rà soát này, còn lại các tỉnh khác chỉ có vài ba người, do đó cần khách hàng trực tiếp giám sát.
"Đề nghị toàn dân tham gia vào việc giám sát ngành điện thông qua việc chốt chỉ số công tơ. Đến ngày chốt, khách hàng có thể tự xem xét lại chỉ số công tơ của mình", ông Phúc cho hay.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trước chất vấn của báo giới về việc hoá đơn tiền điện của nhiều khách hàng tại Hà Nội tăng đột biến trong tháng 6 vừa qua.
Có mặt tại buổi họp báo như một sự “chuẩn bị” từ trước, ông Nguyễn Quang Trung, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hanoi), một lần nữa khẳng định quan điểm của ngành điện Thủ đô rằng, nguyên nhân cơ bản dẫn đến lượng điện tiêu thụ tăng cao vừa qua là do có nhiều đợt nắng nóng kéo dài trong 2 tháng 5 - 6/2014, khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao.
Cụ thể, đại diện lãnh đạo EVN Hanoi cho biết, sản lượng điện tiêu thụ tháng 6 trung bình ngày là 42,7 triệu kWh, tăng so với tháng 5 là 23,4%. Riêng trong tháng 6/2014, tổng số khách hàng sinh hoạt của Hà Nội có sản lượng tiêu thụ điện tăng gấp 1,5 lần so với tháng 5 là 686.336 khách hàng, chiếm 34% trong tổng số khoảng 2 triệu khách hàng dùng điện sinh hoạt. Số khách hàng có lượng điện tiêu thụ gấp 2 lần tháng trước có 347.961 khách hàng, chiếm 17%...
Lãnh đạo EVN Hanoi cũng cho hay, trước phản ánh của khách hàng và báo chí, Tổng công ty đã đến kiểm tra các trường hợp phản ánh có địa chỉ cụ thể, tiền điện tăng đột biến ngoài chuyện thời tiết nắng nóng có thể do sai sót trong quá trình ghi hóa đơn.
Trong khi đó, tại huyện Sóc Sơn có đến 200/300 công tơ ở huyện này đã bị công nhân ghi thiếu tiền điện. Lý do được tìm ra là do hai công nhân ngành điện đã ngại vất cả nên đã tự ý ghi áng chừng số công tơ. Hiện hai công nhân này đã bị tạm đình chỉ công tác.
Trả lời câu hỏi của báo giới về tiền điện tăng cao trong tháng 6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, trong số 100 hộ khiếu nại tiền điện tăng đột biến, thì có 72 trường hợp dùng trên 400 kWh, còn lại tiêu thụ từ 100 - 400 kWh. Không có hộ nghèo nào phản ánh chuyện tăng giá điện đột biến.
"Từ 1/6, ngành điện thay đổi cơ cấu biểu giá điện chứ không có chuyện tăng giá điện. Về chính sách, tôi khẳng định không có chuyện tăng giá điện, thậm chí, nếu thực hiện theo biểu giá mới còn có nhiều bậc giảm giá. Hàng xóm nhà tôi còn bảo giá điện giảm nhiều hơn so với tháng trước", Thứ trưởng Hải nói.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho biết, hiện Bộ đã chỉ đạo EVN kiểm tra rà soát lại việc hóa đơn có trường hợp tăng giảm. "Bộ Công Thương sẽ có kết luận sau khi có giải trình báo cáo của EVN", ông Hải cho hay.
Trước câu hỏi của báo giới về việc cần thiết có một cơ quan độc lập thực hiện việc ghi hóa đơn chốt công tơ để đảm bảo công bằng khách quan, ông Đinh Thế Phúc, Phó cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho hay, việc kiểm tra chốt chỉ số công tơ của thành phố được phân cấp cho các Sở Công Thương. Tuy nhiên, theo ông Phúc, ngoại trừ Hà Nội, Tp.HCM có khoảng một chục người làm nhiệm vụ rà soát này, còn lại các tỉnh khác chỉ có vài ba người, do đó cần khách hàng trực tiếp giám sát.
"Đề nghị toàn dân tham gia vào việc giám sát ngành điện thông qua việc chốt chỉ số công tơ. Đến ngày chốt, khách hàng có thể tự xem xét lại chỉ số công tơ của mình", ông Phúc cho hay.