Hậu PCI, những phản ứng đầu tiên của lãnh đạo tỉnh thành
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo “rất buồn về PCI” khi Hà Nội đang đứng ở vị trí thấp nhất kể từ khi PCI bắt đầu được công bố
Sau khi bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2012 được công bố, dường như ngay lập tức, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Nhân Chiến, đã có văn bản chỉ đạo các sở ngành phải nghiên cứu kỹ về PCI để báo cáo.
Theo văn bản này, thực hiện chương trình công tác tháng 03 năm 2013 của Thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan phân tích chi tiết, cụ thể PCI năm 2012; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 21/3/2013.
Thật khó để lãnh đạo Bắc Ninh có thể hài lòng được khi mà tỉnh này đã 5 năm liền lên hạng trước đó, lại tụt từ thứ 2 xuống thứ 10. Cho dù top 10 vẫn là mơ ước của nhiều tỉnh, nhưng trong năm đầu tiên nhậm chức chủ tịch, với cá nhân ông Nguyễn Nhân Chiến, đây rõ ràng là tin kém vui.
Bắc Ninh vẫn cho thấy mình có nhiều nỗ lực trong thời gian qua. Đích thân Chủ tịch Nguyễn Nhân Chiến, vào tháng 8/2012, cũng đã tổ chức một cuộc làm việc với Ban Pháp chế và Tổ chuyên gia tư vấn chỉ số PCI thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhằm mục tiêu duy trì và nâng cao thứ hạng PCI. Nhưng, ngay cả khi Bắc Ninh nỗ lực, thì không có nghĩa là các tỉnh khác dừng lại.
Chung cảnh ngộ với Bắc Ninh, Hà Nội cũng bị tụt hạng, thậm chí tụt tới 15 bậc, từ 36 xuống còn 51. Được biết đến như người đã từng đem lại những cải cách đáng kể cho chính Bắc Ninh trước đây, song dường như những dấu ấn mà Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo để lại cho Hà Nội trong việc cải thiện môi trường kinh doanh là chưa rõ ràng.
Tại hội nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Hà Nội sáng 22/3, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho biết “rất buồn về PCI” khi Hà Nội đang đứng ở vị trí thấp nhất kể từ thời điểm PCI bắt đầu được công bố.
Ông Thảo nói kết quả chỉ là “dựa trên cơ sở cảm nhận của các doanh nghiệp, không phải đánh giá của cơ quan chức năng nhưng lại là một kết luận đáng buồn cho Hà Nội", tuy nhiên, “bất luận là nguyên nhân chủ quan hay khách quan, Hà Nội sẽ phân tích kỹ từng nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm để cải thiện kết quả PCI năm tới”.
Trong khi các tỉnh tụt hạng cảm thấy thất vọng bao nhiêu thì những địa phương lên hạng lại hoan hỷ bấy nhiêu.
Ông Dương Ngọc Long, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, trong bài trả lời phỏng vấn báo chí mới đây đã nói rằng xếp hạng PCI của tỉnh Thái Nguyên đã “phản ánh đúng tình hình thực hiện chỉ số PCI của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua”.
Nếu biết rằng năm 2011, vị trí xếp hạng PCI của tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 57/63 tỉnh thành, thì một vị trí trong top 20 trong năm 2012 quả là một kết quả vượt bậc. Ít tỉnh được như Thái Nguyên, không chỉ có UBND tỉnh mà cả Đảng bộ tỉnh cũng vào cuộc để cải thiện chỉ số PCI khi liên tục có những chỉ đạo, điều hành cụ thể về vấn đề này.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết bí quyết của việc lên hạng chính là việc nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cải thiện PCI là động lực và đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Ninh Thuận, từ năm 2010 đến nay đã liên tục phối hợp với VCCI tổ chức hội thảo PCI tại tỉnh; đồng thời đã ban hành chương trình hành động nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đây cũng là tỉnh cho thành lập ban chỉ đạo và tổ giúp việc PCI cấp tỉnh nhằm ban hành kế hoạch thực hiện với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm tập trung khắc phục ngay các lĩnh vực có liên quan đến những chỉ số thành phần của PCI có điểm số và xếp hạng thấp.
Đáng chú ý là quán quân PCI, Đồng Tháp, đã thể hiện một thái độ hết sức cầu thị sau khi về đích. Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã làm một việc thú vị là... gửi thư cho cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh.
Thư viết rằng, kết quả đạt được là “sự khích lệ to lớn cho cả bộ máy chính quyền tỉnh Đồng Tháp về sự kiên trì vượt qua những rào cản, tiếp tục có những thay đổi trong lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính, thay đổi nhận thức về vai trò quan trọng của doanh nghiệp đối với sự tăng trưởng của địa phương”.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Đồng Tháp cũng “hiểu rằng kết quả khả quan trên chưa phải là nhân tố quyết định cho sự thành công cho các dự án đầu tư hay giải quyết các mục tiêu phát triển kinh tế mà chúng ta đang tiến hành”.
“Để đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp và sự phát triển bền vững cho địa phương, chúng ta cần nhiều hơn nữa những kết quả tích cực như vậy ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tất cả thành công vừa qua cũng chỉ là bước khởi đầu, phía trước còn một chặng đường dài, còn nhiều việc phải làm để có thêm nhiều dự án mới, nhiều nhà đầu tư mới, nhiều việc làm mới”, thư của ông Hoan khẳng định.
Bởi ông có lẽ cũng biết, cuộc cạnh tranh sẽ còn rất quyết liệt, và trên thực tế đã chứng kiến sự ra đi của những số 1 như Đà Nẵng, Bình Dương...
Theo văn bản này, thực hiện chương trình công tác tháng 03 năm 2013 của Thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan phân tích chi tiết, cụ thể PCI năm 2012; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 21/3/2013.
Thật khó để lãnh đạo Bắc Ninh có thể hài lòng được khi mà tỉnh này đã 5 năm liền lên hạng trước đó, lại tụt từ thứ 2 xuống thứ 10. Cho dù top 10 vẫn là mơ ước của nhiều tỉnh, nhưng trong năm đầu tiên nhậm chức chủ tịch, với cá nhân ông Nguyễn Nhân Chiến, đây rõ ràng là tin kém vui.
Bắc Ninh vẫn cho thấy mình có nhiều nỗ lực trong thời gian qua. Đích thân Chủ tịch Nguyễn Nhân Chiến, vào tháng 8/2012, cũng đã tổ chức một cuộc làm việc với Ban Pháp chế và Tổ chuyên gia tư vấn chỉ số PCI thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhằm mục tiêu duy trì và nâng cao thứ hạng PCI. Nhưng, ngay cả khi Bắc Ninh nỗ lực, thì không có nghĩa là các tỉnh khác dừng lại.
Chung cảnh ngộ với Bắc Ninh, Hà Nội cũng bị tụt hạng, thậm chí tụt tới 15 bậc, từ 36 xuống còn 51. Được biết đến như người đã từng đem lại những cải cách đáng kể cho chính Bắc Ninh trước đây, song dường như những dấu ấn mà Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo để lại cho Hà Nội trong việc cải thiện môi trường kinh doanh là chưa rõ ràng.
Tại hội nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Hà Nội sáng 22/3, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho biết “rất buồn về PCI” khi Hà Nội đang đứng ở vị trí thấp nhất kể từ thời điểm PCI bắt đầu được công bố.
Ông Thảo nói kết quả chỉ là “dựa trên cơ sở cảm nhận của các doanh nghiệp, không phải đánh giá của cơ quan chức năng nhưng lại là một kết luận đáng buồn cho Hà Nội", tuy nhiên, “bất luận là nguyên nhân chủ quan hay khách quan, Hà Nội sẽ phân tích kỹ từng nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm để cải thiện kết quả PCI năm tới”.
Trong khi các tỉnh tụt hạng cảm thấy thất vọng bao nhiêu thì những địa phương lên hạng lại hoan hỷ bấy nhiêu.
Ông Dương Ngọc Long, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, trong bài trả lời phỏng vấn báo chí mới đây đã nói rằng xếp hạng PCI của tỉnh Thái Nguyên đã “phản ánh đúng tình hình thực hiện chỉ số PCI của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua”.
Nếu biết rằng năm 2011, vị trí xếp hạng PCI của tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 57/63 tỉnh thành, thì một vị trí trong top 20 trong năm 2012 quả là một kết quả vượt bậc. Ít tỉnh được như Thái Nguyên, không chỉ có UBND tỉnh mà cả Đảng bộ tỉnh cũng vào cuộc để cải thiện chỉ số PCI khi liên tục có những chỉ đạo, điều hành cụ thể về vấn đề này.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết bí quyết của việc lên hạng chính là việc nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cải thiện PCI là động lực và đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Ninh Thuận, từ năm 2010 đến nay đã liên tục phối hợp với VCCI tổ chức hội thảo PCI tại tỉnh; đồng thời đã ban hành chương trình hành động nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đây cũng là tỉnh cho thành lập ban chỉ đạo và tổ giúp việc PCI cấp tỉnh nhằm ban hành kế hoạch thực hiện với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm tập trung khắc phục ngay các lĩnh vực có liên quan đến những chỉ số thành phần của PCI có điểm số và xếp hạng thấp.
Đáng chú ý là quán quân PCI, Đồng Tháp, đã thể hiện một thái độ hết sức cầu thị sau khi về đích. Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã làm một việc thú vị là... gửi thư cho cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh.
Thư viết rằng, kết quả đạt được là “sự khích lệ to lớn cho cả bộ máy chính quyền tỉnh Đồng Tháp về sự kiên trì vượt qua những rào cản, tiếp tục có những thay đổi trong lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính, thay đổi nhận thức về vai trò quan trọng của doanh nghiệp đối với sự tăng trưởng của địa phương”.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Đồng Tháp cũng “hiểu rằng kết quả khả quan trên chưa phải là nhân tố quyết định cho sự thành công cho các dự án đầu tư hay giải quyết các mục tiêu phát triển kinh tế mà chúng ta đang tiến hành”.
“Để đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp và sự phát triển bền vững cho địa phương, chúng ta cần nhiều hơn nữa những kết quả tích cực như vậy ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tất cả thành công vừa qua cũng chỉ là bước khởi đầu, phía trước còn một chặng đường dài, còn nhiều việc phải làm để có thêm nhiều dự án mới, nhiều nhà đầu tư mới, nhiều việc làm mới”, thư của ông Hoan khẳng định.
Bởi ông có lẽ cũng biết, cuộc cạnh tranh sẽ còn rất quyết liệt, và trên thực tế đã chứng kiến sự ra đi của những số 1 như Đà Nẵng, Bình Dương...