Hé mở chuyển biến kinh tế vĩ mô
Dữ liệu sơ bộ về tăng trưởng, vốn đầu tư nước ngoài, nhập siêu, lạm phát… đang hé mở những chuyển biến tích cực
Dữ liệu sơ bộ về tăng trưởng, vốn đầu tư nước ngoài, nhập siêu, lạm phát… đang hé mở những chuyển biến tích cực.
Những con số quan trọng của nền kinh tế, tâm điểm chờ đợi của người dân và doanh nghiệp, lần lượt được công bố tại buổi gặp mặt báo chí với lãnh đạo Chính phủ cuối tuần qua.
31,6 tỷ USD là kỷ lục mới của vốn FDI thu hút trong 6 tháng đầu năm, cao nhất từ trước tới nay và vượt xa mốc 21,3 tỷ USD của năm 2007.
Xuất khẩu 6 tháng ước đạt 29,7 tỷ USD, tăng 31,8%; riêng xuất khẩu trong tháng 6 ước khoảng 6,3 tỷ USD, vượt qua kỷ lục 5,15 tỷ USD của tháng 5 trước đó. Thuận lợi này đã đẩy nhập siêu trong tháng 6 chỉ còn 1,3 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 2,85 tỷ USD trong tháng 5.
Sau số liệu của hai địa bàn trọng điểm là Hà Nội và Tp.HCM, lạm phát chung của các nước trong tháng 6 cũng đã có chuyển biến như dự báo. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này dự tính chỉ tăng khoảng 2,14%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 3,91% của tháng trước.
Và tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt khoảng 6,6% - 6,7%. Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, với thông lệ hai quý cuối năm thường có tốc độ tăng cao hơn, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 7% là hoàn toàn có thể tin tưởng.
Một thông tin khác, có trong sự quan tâm thường trực của người dân, doanh nghiệp và giới đầu tư là số dư tiền gửi tại các ngân hàng thương mại, đến cuối tuần qua, đã tương đối cao, bình quân đã vượt mức dự trữ bắt buộc của tháng 6/2008, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước.
Củng cố niềm tin, ổn định tâm lý
Trong những dữ liệu sơ bộ trên, vẫn còn đó những kết quả cộng dồn đáng lo ngại: nhập siêu 6 tháng đầu năm đã lên tới gần 15 tỷ USD, lạm phát đã tăng hơn 17%.
Nhưng, đã có những điều chỉnh cần thiết, thể hiện kết quả bước đầu của gói 8 giải pháp trọng điểm mà Chính phủ đang triển khai. Sự chuyển biến đó cũng góp phần củng cố niềm tin, ổn định tâm lý người dân và nhà đầu tư.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, phía sau con số kỷ lục của nguồn vốn FDI cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng và đề cao triển vọng phát triển của Việt Nam, tại Việt Nam trong dài hạn; nơi có môi trường chính trị - xã hội ổn định, có nguồn nhân lực chất lượng tốt, có khả năng bảo đảm hiệu quả đầu tư bền vững…
Liên quan đến con số 31,6 tỷ USD vốn FDI, một số ý kiến cho rằng cần xác định sự lạc quan cụ thể hơn ở lượng vốn được giải ngân; mặt khác, với con số khổng lồ đó, liệu “nước xa có cứu được lửa gần” đối với những bất ổn của lạm phát, tỷ giá và khó khăn trên thị trường chứng khoán, ngân hàng… hiện nay?
Ghi nhận phản ứng đầu tiên về con số trên là đà giảm mạnh của giá USD so với VND trên thị trường tự do; giá mua vào chỉ còn khoảng 18.200 VND/USD. Cùng với sự giảm tốc của nhập siêu, kế hoạch ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đang có thêm thuận lợi.
Cùng nhận định với Thứ trưởng Cao Viết Sinh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng vốn FDI vào Việt Nam thời gian qua là một điểm sáng, đặc biệt là sau khi Chính phủ triển khai gói giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô.
“Có thể nhà đầu tư nước ngoài nhận định rằng những khó khăn hiện tại của Việt Nam là ngắn hạn; họ đặt niềm tin vào dài hạn cũng như những giải pháp mà Chính phủ Việt Nam đang triển khai”, Thống đốc nói cùng với dẫn chứng là dự án quy mô tới 4,2 tỷ USD đã được khởi công tại Bà Rịa – Vũng Tàu, và mới đây nhất là dự án gần 7,9 tỷ USD vào Hà Tĩnh…
Cũng trên cơ sở chuyển biến của dòng vốn FDI, sự giảm tốc của nhập siêu và lạm phát…, nhận định mới nhất của Tập đoàn HSBC cho rằng các dòng vốn đầu tư nước ngoài đang vào Việt Nam thay vì “chảy ngược” như lo ngại vừa qua.
HSBC cho rằng những lo ngại về có khủng hoảng tại Việt Nam như Thái Lan năm 1997 là thái quá và thực tế thị trường tiền tệ Việt Nam chưa đến mức nghiêm trọng như vậy; hay những hợp đồng kỳ hạn liên quan đến những biến động tỷ giá gần đây đã bị cường điệu quá mức.
Ngoài ra, những thuận lợi mà HSBC dự báo đối với nền kinh tế Việt Nam cũng đã khớp với những dữ liệu sơ bộ nói trên; lạm phát và nhập siêu giảm tốc, vốn FDI tiếp tục tăng mạnh, tỷ giá dần ổn định…
Và quan trọng hơn, phía sau những chuyển biến đó là sự ổn định tâm lý của người dân và nhà đầu tư.
Tại cuộc gặp trên, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng một lần nữa cho rằng khó khăn trước mắt là ngắn hạn và “vấn đề tâm lý người dân, tâm lý nhà đầu tư hiện nay rất quan trọng; họ cần tỉnh táo để có những quyết định đúng đắn”.
Những con số quan trọng của nền kinh tế, tâm điểm chờ đợi của người dân và doanh nghiệp, lần lượt được công bố tại buổi gặp mặt báo chí với lãnh đạo Chính phủ cuối tuần qua.
31,6 tỷ USD là kỷ lục mới của vốn FDI thu hút trong 6 tháng đầu năm, cao nhất từ trước tới nay và vượt xa mốc 21,3 tỷ USD của năm 2007.
Xuất khẩu 6 tháng ước đạt 29,7 tỷ USD, tăng 31,8%; riêng xuất khẩu trong tháng 6 ước khoảng 6,3 tỷ USD, vượt qua kỷ lục 5,15 tỷ USD của tháng 5 trước đó. Thuận lợi này đã đẩy nhập siêu trong tháng 6 chỉ còn 1,3 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 2,85 tỷ USD trong tháng 5.
Sau số liệu của hai địa bàn trọng điểm là Hà Nội và Tp.HCM, lạm phát chung của các nước trong tháng 6 cũng đã có chuyển biến như dự báo. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này dự tính chỉ tăng khoảng 2,14%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 3,91% của tháng trước.
Và tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt khoảng 6,6% - 6,7%. Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, với thông lệ hai quý cuối năm thường có tốc độ tăng cao hơn, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 7% là hoàn toàn có thể tin tưởng.
Một thông tin khác, có trong sự quan tâm thường trực của người dân, doanh nghiệp và giới đầu tư là số dư tiền gửi tại các ngân hàng thương mại, đến cuối tuần qua, đã tương đối cao, bình quân đã vượt mức dự trữ bắt buộc của tháng 6/2008, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước.
Củng cố niềm tin, ổn định tâm lý
Trong những dữ liệu sơ bộ trên, vẫn còn đó những kết quả cộng dồn đáng lo ngại: nhập siêu 6 tháng đầu năm đã lên tới gần 15 tỷ USD, lạm phát đã tăng hơn 17%.
Nhưng, đã có những điều chỉnh cần thiết, thể hiện kết quả bước đầu của gói 8 giải pháp trọng điểm mà Chính phủ đang triển khai. Sự chuyển biến đó cũng góp phần củng cố niềm tin, ổn định tâm lý người dân và nhà đầu tư.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, phía sau con số kỷ lục của nguồn vốn FDI cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng và đề cao triển vọng phát triển của Việt Nam, tại Việt Nam trong dài hạn; nơi có môi trường chính trị - xã hội ổn định, có nguồn nhân lực chất lượng tốt, có khả năng bảo đảm hiệu quả đầu tư bền vững…
Liên quan đến con số 31,6 tỷ USD vốn FDI, một số ý kiến cho rằng cần xác định sự lạc quan cụ thể hơn ở lượng vốn được giải ngân; mặt khác, với con số khổng lồ đó, liệu “nước xa có cứu được lửa gần” đối với những bất ổn của lạm phát, tỷ giá và khó khăn trên thị trường chứng khoán, ngân hàng… hiện nay?
Ghi nhận phản ứng đầu tiên về con số trên là đà giảm mạnh của giá USD so với VND trên thị trường tự do; giá mua vào chỉ còn khoảng 18.200 VND/USD. Cùng với sự giảm tốc của nhập siêu, kế hoạch ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đang có thêm thuận lợi.
Cùng nhận định với Thứ trưởng Cao Viết Sinh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng cho rằng vốn FDI vào Việt Nam thời gian qua là một điểm sáng, đặc biệt là sau khi Chính phủ triển khai gói giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô.
“Có thể nhà đầu tư nước ngoài nhận định rằng những khó khăn hiện tại của Việt Nam là ngắn hạn; họ đặt niềm tin vào dài hạn cũng như những giải pháp mà Chính phủ Việt Nam đang triển khai”, Thống đốc nói cùng với dẫn chứng là dự án quy mô tới 4,2 tỷ USD đã được khởi công tại Bà Rịa – Vũng Tàu, và mới đây nhất là dự án gần 7,9 tỷ USD vào Hà Tĩnh…
Cũng trên cơ sở chuyển biến của dòng vốn FDI, sự giảm tốc của nhập siêu và lạm phát…, nhận định mới nhất của Tập đoàn HSBC cho rằng các dòng vốn đầu tư nước ngoài đang vào Việt Nam thay vì “chảy ngược” như lo ngại vừa qua.
HSBC cho rằng những lo ngại về có khủng hoảng tại Việt Nam như Thái Lan năm 1997 là thái quá và thực tế thị trường tiền tệ Việt Nam chưa đến mức nghiêm trọng như vậy; hay những hợp đồng kỳ hạn liên quan đến những biến động tỷ giá gần đây đã bị cường điệu quá mức.
Ngoài ra, những thuận lợi mà HSBC dự báo đối với nền kinh tế Việt Nam cũng đã khớp với những dữ liệu sơ bộ nói trên; lạm phát và nhập siêu giảm tốc, vốn FDI tiếp tục tăng mạnh, tỷ giá dần ổn định…
Và quan trọng hơn, phía sau những chuyển biến đó là sự ổn định tâm lý của người dân và nhà đầu tư.
Tại cuộc gặp trên, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng một lần nữa cho rằng khó khăn trước mắt là ngắn hạn và “vấn đề tâm lý người dân, tâm lý nhà đầu tư hiện nay rất quan trọng; họ cần tỉnh táo để có những quyết định đúng đắn”.