Hết cảnh báo, Trung Quốc lại “ra dấu” muốn hợp tác với Trump
Bắc Kinh phát tín hiệu sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới ở Washington
Đối mặt với thách thức từ nhiệm kỳ của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, Bắc Kinh phát tín hiệu sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới ở Washington, đồng thời có một số động thái chính sách nhằm “xoa dịu” Mỹ.
Hãng tin Bloomberg cho biết, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đã có bài viết chúc mừng Trump nhậm chức và bày tỏ hy vọng về một sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa hai nước.
Một bài xã luận trên tờ Trung Quốc Nhật Báo cũng đưa ra quan điểm tương tự, nói rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên hợp tác, vì “một phiên bản cập nhật và hấp dẫn hơn của toàn cầu hóa”.
Trước đó, trong tuần vừa rồi, Trung Quốc đã có những biện pháp cụ thể nhằm giảm bớt sự chỉ trích của Mỹ nhằm vào độ mở của thị trường Trung Quốc. Trong đó có một kế hoạch nới lỏng hạn chế đối với đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực vốn bị Bắc Kinh đóng kín từ lâu như ngân hàng, chứng khoán, giao dịch tương lai, quỹ tương hỗ, và bảo hiểm.
Một quan chức cấp cao của Trung Quốc nói nước này sẵn sàng hợp tác với các quốc gia khác để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, một vấn đề gai góc trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu. Các công ty phương Tây thường xuyên phàn nàn về việc công nghệ của họ bị sao chép bất hợp pháp và thương hiệu của họ bị “nhái” tràn lan ở Trung Quốc.
Ông Ning Jizhe, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Trung Quốc, đã dùng buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế năm 2016 diễn ra hôm thứ Sáu tuần trước để chúc mừng ông Trump nhậm chức và bày tỏ hy vọng tân Tổng thống Mỹ tiếp tục thúc đẩy hợp tác Trung-Mỹ.
Cũng trong tuần trước, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của Mỹ để thúc đẩy quan hệ kinh tế và phát triển thương mại lành mạnh giữa hai bên.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu sẵn sàng hợp tác, giới chức và truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đưa ra hàng loạt cảnh báo.
Với tư cách Chủ tịch Trung Quốc đầu tiên tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sỹ, ông Tập Cận Bình cảnh báo tại sự kiện này vào tuần trước rằng chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ sẽ không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào.
Song song với việc chúc mừng Trump, bài báo của Tân Hoa Xã còn nêu: “Quyết tâm của Trung Quốc bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình trong vấn đề Đài Loan và biển Đông luôn là quyết tâm mạnh mẽ”.
Ngoài ra, kể từ khi ông Trump trúng cử vào tháng 11 năm ngoái, một số tờ báo hàng đầu Trung Quốc như Thời báo Hoàn cầu liên tục cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ có biện pháp “trả đũa” mạnh tay nếu ông châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước.
Theo nhận định của Bloomberg, ông Tập Cận Bình đang cần thể hiện một hình ảnh cứng rắn trong nước trước kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào năm nay.
Trong khi đó, ông Trump đã mở đầu nhiệm kỳ Tổng thống của mình bằng lời hứa “đặt nước Mỹ trên hết”, tuyên bố sẽ “mang việc làm, đường biên giới, và sự thịnh vượng quay trở lại” với nước Mỹ.
“Suốt nhiều thập kỷ, chúng ta đã làm giàu cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng làm hại cho nước Mỹ. Quân đội của các nước khác được chúng ta trợ cấp, trong khi quân đội của chúng ta bị cắt giảm. Chúng ta bảo vệ biên giới của nước khác nhưng từ chối bảo vệ mình”, Trump nói trong bài phát biểu nhậm chức.
Dù Trump không đề cập đến Trung Quốc trong diễn văn này, từ trước và sau khi đắc cử, ông đã chỉ trích mạnh Trung Quốc gây thiệt hại cho Mỹ về việc làm và trong quan hệ thương mại.
Tuy nhiên, Trump đã không “dán nhãn” Trung Quốc là quốc gia thao túng tỷ giá ngay trong ngày đầu tiên cầm quyền như tuyên bố trước đó. Trong một phiên điều trần trước Quốc hội, ông Steven Mnuchin, người được Trump chọn làm Bộ trưởng Bộ Thương mại, nhất trí rằng Trung Quốc gần đây đã dịch chuyển khỏi những nỗ lực làm suy yếu đồng Nhân dân tệ.
Trung Quốc không muốn xảy ra chiến tranh thương mại với Mỹ - theo bà Chen Wenling, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Trung tâm Trao đổi kinh tế Quốc tế có trụ sở ở Bắc Kinh. Nhưng bà Chen cũng nói Trung Quốc không sợ chiến tranh thương mại và sẽ không đầu hàng hai nhượng bộ nếu Mỹ khơi mào một cuộc chiến như vậy.
“Một cuộc chiến tranh thương mại sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên, nhưng Mỹ sẽ là bên thiệt hại nhiều hơn”, bà Chen nói.
Còn theo ông Paul Haenle - một cựu cố vấn của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, hiện là Giám đốc Trung tâm Chính sách toàn cầu Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh - Trung Quốc sẽ có cách tiếp cận tích cực trong quan hệ với Mỹ. “Vấn đề là họ có làm việc này đủ nhanh và đủ hiệu quả để tránh những động lực tiêu cực của một cuộc chiến tranh thương mại hay không mà thôi”, ông Haenle phát biểu.
Hãng tin Bloomberg cho biết, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đã có bài viết chúc mừng Trump nhậm chức và bày tỏ hy vọng về một sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa hai nước.
Một bài xã luận trên tờ Trung Quốc Nhật Báo cũng đưa ra quan điểm tương tự, nói rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên hợp tác, vì “một phiên bản cập nhật và hấp dẫn hơn của toàn cầu hóa”.
Trước đó, trong tuần vừa rồi, Trung Quốc đã có những biện pháp cụ thể nhằm giảm bớt sự chỉ trích của Mỹ nhằm vào độ mở của thị trường Trung Quốc. Trong đó có một kế hoạch nới lỏng hạn chế đối với đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực vốn bị Bắc Kinh đóng kín từ lâu như ngân hàng, chứng khoán, giao dịch tương lai, quỹ tương hỗ, và bảo hiểm.
Một quan chức cấp cao của Trung Quốc nói nước này sẵn sàng hợp tác với các quốc gia khác để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, một vấn đề gai góc trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu. Các công ty phương Tây thường xuyên phàn nàn về việc công nghệ của họ bị sao chép bất hợp pháp và thương hiệu của họ bị “nhái” tràn lan ở Trung Quốc.
Ông Ning Jizhe, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Trung Quốc, đã dùng buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế năm 2016 diễn ra hôm thứ Sáu tuần trước để chúc mừng ông Trump nhậm chức và bày tỏ hy vọng tân Tổng thống Mỹ tiếp tục thúc đẩy hợp tác Trung-Mỹ.
Cũng trong tuần trước, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của Mỹ để thúc đẩy quan hệ kinh tế và phát triển thương mại lành mạnh giữa hai bên.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu sẵn sàng hợp tác, giới chức và truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đưa ra hàng loạt cảnh báo.
Với tư cách Chủ tịch Trung Quốc đầu tiên tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sỹ, ông Tập Cận Bình cảnh báo tại sự kiện này vào tuần trước rằng chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ sẽ không mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào.
Song song với việc chúc mừng Trump, bài báo của Tân Hoa Xã còn nêu: “Quyết tâm của Trung Quốc bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình trong vấn đề Đài Loan và biển Đông luôn là quyết tâm mạnh mẽ”.
Ngoài ra, kể từ khi ông Trump trúng cử vào tháng 11 năm ngoái, một số tờ báo hàng đầu Trung Quốc như Thời báo Hoàn cầu liên tục cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ có biện pháp “trả đũa” mạnh tay nếu ông châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước.
Theo nhận định của Bloomberg, ông Tập Cận Bình đang cần thể hiện một hình ảnh cứng rắn trong nước trước kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào năm nay.
Trong khi đó, ông Trump đã mở đầu nhiệm kỳ Tổng thống của mình bằng lời hứa “đặt nước Mỹ trên hết”, tuyên bố sẽ “mang việc làm, đường biên giới, và sự thịnh vượng quay trở lại” với nước Mỹ.
“Suốt nhiều thập kỷ, chúng ta đã làm giàu cho doanh nghiệp nước ngoài nhưng làm hại cho nước Mỹ. Quân đội của các nước khác được chúng ta trợ cấp, trong khi quân đội của chúng ta bị cắt giảm. Chúng ta bảo vệ biên giới của nước khác nhưng từ chối bảo vệ mình”, Trump nói trong bài phát biểu nhậm chức.
Dù Trump không đề cập đến Trung Quốc trong diễn văn này, từ trước và sau khi đắc cử, ông đã chỉ trích mạnh Trung Quốc gây thiệt hại cho Mỹ về việc làm và trong quan hệ thương mại.
Tuy nhiên, Trump đã không “dán nhãn” Trung Quốc là quốc gia thao túng tỷ giá ngay trong ngày đầu tiên cầm quyền như tuyên bố trước đó. Trong một phiên điều trần trước Quốc hội, ông Steven Mnuchin, người được Trump chọn làm Bộ trưởng Bộ Thương mại, nhất trí rằng Trung Quốc gần đây đã dịch chuyển khỏi những nỗ lực làm suy yếu đồng Nhân dân tệ.
Trung Quốc không muốn xảy ra chiến tranh thương mại với Mỹ - theo bà Chen Wenling, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Trung tâm Trao đổi kinh tế Quốc tế có trụ sở ở Bắc Kinh. Nhưng bà Chen cũng nói Trung Quốc không sợ chiến tranh thương mại và sẽ không đầu hàng hai nhượng bộ nếu Mỹ khơi mào một cuộc chiến như vậy.
“Một cuộc chiến tranh thương mại sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên, nhưng Mỹ sẽ là bên thiệt hại nhiều hơn”, bà Chen nói.
Còn theo ông Paul Haenle - một cựu cố vấn của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, hiện là Giám đốc Trung tâm Chính sách toàn cầu Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh - Trung Quốc sẽ có cách tiếp cận tích cực trong quan hệ với Mỹ. “Vấn đề là họ có làm việc này đủ nhanh và đủ hiệu quả để tránh những động lực tiêu cực của một cuộc chiến tranh thương mại hay không mà thôi”, ông Haenle phát biểu.