Hỗ trợ lãi suất: Chủ tịch xã cũng có quyền xác nhận?
Chủ tịch xã cũng có quyền xác nhận cho vay vốn hỗ trợ lãi suất khu vực nông thôn, đó là một trong nhiều vướng mắc cần tháo gỡ
Chủ tịch xã cũng có quyền xác nhận cho vay vốn hỗ trợ lãi suất khu vực nông thôn, đó là một trong nhiều vướng mắc cần tháo gỡ tại Quyết định 497/QĐ - TTg mà nhiều ngân hàng thương mại kiến nghị Bộ Công Thương cần sửa đổi.
Năm 2009, Chính phủ đã ban hành các cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng. Một trong những cơ chế hỗ trợ lãi suất được xã hội quan tâm là Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.
Chủ tịch xã có quyền xác nhận vay vốn?
Đáng lẽ, theo tinh thần chung của quyết định thì cơ chế hỗ trợ lãi suất theo quyết định này sẽ kết thúc vào 31/12/2009 nhưng do tình hình thực tế, Chính phủ đã quyết định kéo dài hiệu lực thêm 6 tháng.
Tuy nhiên, do thực tế phát sinh khá nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện trước đó nên ngày 11/11/2009, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: “Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục vay vốn hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 497/QĐ-TTg, hướng dẫn lại một số quy định cho phù hợp với thực tế”.
Vậy, những vướng mắc đó là gì? Theo phản ánh của Ngân hàng Nhà nước, bất cập đầu tiên đó là sự trùng lắp về đối tượng hỗ trợ lãi suất với Quyết định số 131/QĐ-TTg và Quyết định số 443/QĐ-TTg như cho vay mua sắm máy móc thiết bị cơ khí, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Số lượng thống kê cho thấy, chỉ trong 8 tháng đầu 2009, số tiền cho vay trùng lắp các đối tượng trong các quyết định thụ hưởng hỗ trợ lãi suất lên tới 5.837 tỷ đồng và có lẽ, con số này chưa dừng tại đây nếu kéo dài thời gian hỗ trợ lãi suất.
Tiếp theo, phát sinh thêm điều kiện, thủ tục cho vay hỗ trợ lãi suất chặt chẽ hơn so với cho vay theo cơ chế thông thường. Cụ thể, ngân hàng thương mại chỉ được phép cho vay nếu nhu cầu vay vốn của khách hàng có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về đối tượng và mục đích sử dụng vốn vay.
Ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc LienVietBank nêu vấn đề: “Thật khó tưởng tượng vốn là của ngân hàng nhưng chủ tịch xã lại có quyền xác nhận để vay vốn, nếu ngân hàng mất vốn thì có đến chủ tịch để đòi được không?”.
Điểm bất cập thứ ba là trong Quyết định 497 không đề cập rõ như thế nào là khái niệm “khu vực nông thôn”, bởi lẽ, trong ngôn ngữ đời sống, phạm trù “nông thôn” vốn gần gũi nhưng trong một văn bản pháp quy, nhất là liên quan đến chế độ tài chính, rất cần thiết phải phân biệt rõ ràng để tránh trường hợp lợi dụng cơ chế chính sách.
Một bất cập khác là hạn mức cho vay tại điểm b khoản 1 Điều 5 là “7 triệu đồng/ha”, mức này quá thấp, không đủ chi phí để sản xuất.
Làm sao vẹn cả đôi bề?
Theo các chuyên gia, hiện tại, để thực hiện chủ trương của Chính phủ và Quyết định số 497/QĐ-TTg đi vào cuộc sống, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thì Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì cần khẩn trương nghiên cứu sửa đổi các vướng mắc về thủ tục vay vốn phù hợp với cơ chế cho vay thông thường.
Cụ thể, xem xét để bỏ quy định ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là người trực tiếp sản xuất (điểm b khoản 2 Điều 4 Quyết định số 497/QĐ-TTg). Cùng đó, cần có hướng dẫn cụ thể quy định về phạm vi cho vay ở khu vực nông thôn. Đồng thời, nên bỏ hạn mức cho vay tại điểm b, khoản 1 Điều 5 của Quyết định 497 mà giao quyền tự quyết cho ngân hàng thương mại.
Theo bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đối với chính sách tín dụng cho khu vực nông thôn, cần có một tầm nhìn tổng thể và dài hạn thay vì những giải pháp mang tính tình thế. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sắp trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có các chính sách tạo điều kiện cho hộ sản xuất, chủ trang trại và hợp tác xã vay vốn.
Cụ thể, tăng mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản của tổ chức tín dụng đối với hộ sản xuất, chủ trang trại và hợp tác xã gấp khoảng 2 lần hiện nay; Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho hộ sản xuất, chủ trang trại và hợp tác xã vay vốn khi bị thiệt hại về tài sản do nguyên nhân khách quan, không có khả năng trả nợ vay ngân hàng.
Tiếp theo, giữ lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp, nông thôn tương ứng với lĩnh vực khác; đơn giản hoá thủ tục cho vay; đáp ứng vốn cho các nhu cầu vay có hiệu quả. Như vậy, chính sách tín dụng không những đảm bảo sự công bằng và hài hòa lợi ích giữa các khu vực mà còn trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế.
Năm 2009, Chính phủ đã ban hành các cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng. Một trong những cơ chế hỗ trợ lãi suất được xã hội quan tâm là Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.
Chủ tịch xã có quyền xác nhận vay vốn?
Đáng lẽ, theo tinh thần chung của quyết định thì cơ chế hỗ trợ lãi suất theo quyết định này sẽ kết thúc vào 31/12/2009 nhưng do tình hình thực tế, Chính phủ đã quyết định kéo dài hiệu lực thêm 6 tháng.
Tuy nhiên, do thực tế phát sinh khá nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện trước đó nên ngày 11/11/2009, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: “Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục vay vốn hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 497/QĐ-TTg, hướng dẫn lại một số quy định cho phù hợp với thực tế”.
Vậy, những vướng mắc đó là gì? Theo phản ánh của Ngân hàng Nhà nước, bất cập đầu tiên đó là sự trùng lắp về đối tượng hỗ trợ lãi suất với Quyết định số 131/QĐ-TTg và Quyết định số 443/QĐ-TTg như cho vay mua sắm máy móc thiết bị cơ khí, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Số lượng thống kê cho thấy, chỉ trong 8 tháng đầu 2009, số tiền cho vay trùng lắp các đối tượng trong các quyết định thụ hưởng hỗ trợ lãi suất lên tới 5.837 tỷ đồng và có lẽ, con số này chưa dừng tại đây nếu kéo dài thời gian hỗ trợ lãi suất.
Tiếp theo, phát sinh thêm điều kiện, thủ tục cho vay hỗ trợ lãi suất chặt chẽ hơn so với cho vay theo cơ chế thông thường. Cụ thể, ngân hàng thương mại chỉ được phép cho vay nếu nhu cầu vay vốn của khách hàng có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về đối tượng và mục đích sử dụng vốn vay.
Ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc LienVietBank nêu vấn đề: “Thật khó tưởng tượng vốn là của ngân hàng nhưng chủ tịch xã lại có quyền xác nhận để vay vốn, nếu ngân hàng mất vốn thì có đến chủ tịch để đòi được không?”.
Điểm bất cập thứ ba là trong Quyết định 497 không đề cập rõ như thế nào là khái niệm “khu vực nông thôn”, bởi lẽ, trong ngôn ngữ đời sống, phạm trù “nông thôn” vốn gần gũi nhưng trong một văn bản pháp quy, nhất là liên quan đến chế độ tài chính, rất cần thiết phải phân biệt rõ ràng để tránh trường hợp lợi dụng cơ chế chính sách.
Một bất cập khác là hạn mức cho vay tại điểm b khoản 1 Điều 5 là “7 triệu đồng/ha”, mức này quá thấp, không đủ chi phí để sản xuất.
Làm sao vẹn cả đôi bề?
Theo các chuyên gia, hiện tại, để thực hiện chủ trương của Chính phủ và Quyết định số 497/QĐ-TTg đi vào cuộc sống, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thì Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì cần khẩn trương nghiên cứu sửa đổi các vướng mắc về thủ tục vay vốn phù hợp với cơ chế cho vay thông thường.
Cụ thể, xem xét để bỏ quy định ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là người trực tiếp sản xuất (điểm b khoản 2 Điều 4 Quyết định số 497/QĐ-TTg). Cùng đó, cần có hướng dẫn cụ thể quy định về phạm vi cho vay ở khu vực nông thôn. Đồng thời, nên bỏ hạn mức cho vay tại điểm b, khoản 1 Điều 5 của Quyết định 497 mà giao quyền tự quyết cho ngân hàng thương mại.
Theo bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đối với chính sách tín dụng cho khu vực nông thôn, cần có một tầm nhìn tổng thể và dài hạn thay vì những giải pháp mang tính tình thế. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sắp trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có các chính sách tạo điều kiện cho hộ sản xuất, chủ trang trại và hợp tác xã vay vốn.
Cụ thể, tăng mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản của tổ chức tín dụng đối với hộ sản xuất, chủ trang trại và hợp tác xã gấp khoảng 2 lần hiện nay; Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho hộ sản xuất, chủ trang trại và hợp tác xã vay vốn khi bị thiệt hại về tài sản do nguyên nhân khách quan, không có khả năng trả nợ vay ngân hàng.
Tiếp theo, giữ lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp, nông thôn tương ứng với lĩnh vực khác; đơn giản hoá thủ tục cho vay; đáp ứng vốn cho các nhu cầu vay có hiệu quả. Như vậy, chính sách tín dụng không những đảm bảo sự công bằng và hài hòa lợi ích giữa các khu vực mà còn trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế.