IMF cảnh báo về bất ổn tài chính toàn cầu
Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể thấp hơn mức dự báo gần đây nhất
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde hôm qua (2/9) lên tiếng kêu gọi hành động chính sách mạnh mẽ hơn để đảm bảo sự ổn định tài chính toàn cầu. Bà Lagarde nhấn mạnh những thách thức lớn có thể làm gia tăng bất ổn, bao gồm thay đổi chính sách của Trung Quốc, những điều kiện kinh tế toàn cầu mới, và việc Mỹ chuẩn bị tăng lãi suất.
“Các thị trường tài chính trong mấy tuần qua đã có những biến động cho thấy giá trị của sự ổn định tài chính và những nỗ lực mà chúng ta cần thực thi để có được sự ổn định đó”, tờ Wall Street Journal dẫn lời bà Lagarde phát biểu tại hội nghị tài chính châu Á diễn ra ở thủ đô Jakarta của Indonesia.
“Chúng ta đang cảm nhận được ảnh hưởng của việc Trung Quốc tái cân bằng và dịch chuyển tới một mô hình kinh tế mới. Chúng ta đang đối mặt với việc kinh tế Nhật tiếp tục tăng trưởng chậm chạp, và giá hàng hóa cơ bản sụt giảm. Trên hết, thế giới đang kỳ vọng sự gia tăng lãi suất và những biến động tất yếu sẽ có từ sự điều chỉnh này”, bà Lagarde phát biểu.
Thị trường toàn cầu đã rúng động sau khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ kể từ hôm 11/8, với các chỉ số chứng khoán từ Hồng Kông tới New York đồng loạt lao dốc. Trong vòng 1 tháng qua, chỉ số Shanghai Composite Index của chứng khoán Trung Quốc mất gần 14% giá trị.
Theo Tổng giám đốc IMF, châu Á đã tỏ rõ sự vững vàng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kết thúc chương trình nới lỏng định lượn QE3 vào năm 2013, nhưng “tình hình hiện nay đang thay đổi”, làm gia tăng khả năng bất ổn tài chính trên phạm vi toàn cầu.
Bà Lagarde cho rằng, giải pháp cho bất ổn tài chính có thể áp dụng tương tự cho mọi nền kinh tế. Bà kêu gọi thực hiện chính sách tài khóa khôn ngoan, kiềm chế tăng trưởng tín dụng quá mức, cho phép tỷ giá hối đoái trở thành “vật giảm sốc”, duy trì dự trữ ngoại hối ở mức hợp lý, và đẩy mạnh điều tiết và giám sát khu vực tài chính.
Bà Lagarde cũng cảnh báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể thấp hơn mức dự báo gần đây nhất mà IMF đưa ra. Trong đó, kinh tế châu Á có thể giảm tốc sâu hơn do những bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu thời gian qua và tâm lý lo ngại rủi ro của các nhà đầu tư. Mới đây nhất, hôm 9/7, IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2015 xuống còn 3,3% từ mức 3,5% đưa ra trong lần dự báo trước.
Tổng giám đốc IMF đánh giá cao chính sách tiền tệ của Indonesia, cho dù đồng Rupiah của nước này đang ở gần mức thấp nhất trong 17 năm so với đồng USD.
“Ngân hàng Trung ương Indonesia đã làm rất tốt trong việc để tỷ giá biến động nhằm hấp thụ các cú sốc từ bên ngoài mà mọi nền kinh tế mới nổi đều đang phải đối mặt. Chúng tôi tin rằng đó là cách làm hợp lý và tôi ủng hộ cách làm này”, bà Lagarde phát biểu.
“Các thị trường tài chính trong mấy tuần qua đã có những biến động cho thấy giá trị của sự ổn định tài chính và những nỗ lực mà chúng ta cần thực thi để có được sự ổn định đó”, tờ Wall Street Journal dẫn lời bà Lagarde phát biểu tại hội nghị tài chính châu Á diễn ra ở thủ đô Jakarta của Indonesia.
“Chúng ta đang cảm nhận được ảnh hưởng của việc Trung Quốc tái cân bằng và dịch chuyển tới một mô hình kinh tế mới. Chúng ta đang đối mặt với việc kinh tế Nhật tiếp tục tăng trưởng chậm chạp, và giá hàng hóa cơ bản sụt giảm. Trên hết, thế giới đang kỳ vọng sự gia tăng lãi suất và những biến động tất yếu sẽ có từ sự điều chỉnh này”, bà Lagarde phát biểu.
Thị trường toàn cầu đã rúng động sau khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ kể từ hôm 11/8, với các chỉ số chứng khoán từ Hồng Kông tới New York đồng loạt lao dốc. Trong vòng 1 tháng qua, chỉ số Shanghai Composite Index của chứng khoán Trung Quốc mất gần 14% giá trị.
Theo Tổng giám đốc IMF, châu Á đã tỏ rõ sự vững vàng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) kết thúc chương trình nới lỏng định lượn QE3 vào năm 2013, nhưng “tình hình hiện nay đang thay đổi”, làm gia tăng khả năng bất ổn tài chính trên phạm vi toàn cầu.
Bà Lagarde cho rằng, giải pháp cho bất ổn tài chính có thể áp dụng tương tự cho mọi nền kinh tế. Bà kêu gọi thực hiện chính sách tài khóa khôn ngoan, kiềm chế tăng trưởng tín dụng quá mức, cho phép tỷ giá hối đoái trở thành “vật giảm sốc”, duy trì dự trữ ngoại hối ở mức hợp lý, và đẩy mạnh điều tiết và giám sát khu vực tài chính.
Bà Lagarde cũng cảnh báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể thấp hơn mức dự báo gần đây nhất mà IMF đưa ra. Trong đó, kinh tế châu Á có thể giảm tốc sâu hơn do những bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu thời gian qua và tâm lý lo ngại rủi ro của các nhà đầu tư. Mới đây nhất, hôm 9/7, IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2015 xuống còn 3,3% từ mức 3,5% đưa ra trong lần dự báo trước.
Tổng giám đốc IMF đánh giá cao chính sách tiền tệ của Indonesia, cho dù đồng Rupiah của nước này đang ở gần mức thấp nhất trong 17 năm so với đồng USD.
“Ngân hàng Trung ương Indonesia đã làm rất tốt trong việc để tỷ giá biến động nhằm hấp thụ các cú sốc từ bên ngoài mà mọi nền kinh tế mới nổi đều đang phải đối mặt. Chúng tôi tin rằng đó là cách làm hợp lý và tôi ủng hộ cách làm này”, bà Lagarde phát biểu.