Incombank “dọn nhà” để IPO
Tính đến 30/9/2007, Incombank đã xử lý được 97,5% khoản nợ xấu hơn 10 nghìn tỷ đồng của "cú sốc tín dụng" trước năm 2000
Theo Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank), tính đến 30/9/2007, Incombank đã xử lý được 97,5% khoản nợ xấu hơn 10 nghìn tỷ đồng của "cú sốc tín dụng" trước năm 2000. Đây là bước "dọn dẹp" sổ sách tài chính để Incombank chuẩn bị IPO vào cuối năm nay...
>>Sẽ bán 49% cổ phần Incombank ra bên ngoài
Từ năm 1996 đến 1999, được coi là giai đoạn khó khăn của hệ thống tín dụng Việt Nam, nhất là đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh. Trong đó, nợ khó đòi chiếm tỷ trọng lớn, khả năng sinh lời thấp, tỷ lệ vốn tự có/tài sản có thấp xa so với thông lệ quốc tế.
Xóa xong nợ cũ
Trong số các ngân hàng nói trên, Incombank bị thiệt hại nặng nề nhất do khối lượng lớn nợ tồn đọng phát sinh, nhất là nợ từ vụ án Epco - Minh Phụng (1.739 tỷ đồng), với khoản nợ khó đòi chiếm tới 27% tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2000.
Theo đó, vào cuối năm 2000, đáng lẽ số dự phòng rủi ro mà Incombank phải trích theo Quyết định 488 của Ngân hàng Nhà nước là 8.666 tỷ đồng nhưng thực tế, số dư quỹ dự phỏng vỏn vẹn 65 tỷ đồng! Chưa hết, chỉ số ROA (Lợi nhuận (chưa trích đủ dự phòng)/tổng tài sản) chỉ đạt 0,26%! Vốn chủ sở hữu 1.624 tỷ đồng vào năm 2000 nhưng cứ giữ nguyên con số này cho đến năm 2001. Đây thực sự là thời kỳ Incombank bị "phá sản về mặt kỹ thuật".
Không chỉ riêng Incombank, nhiều ngân hàng quốc doanh cùng chịu chung cảnh ngộ, dẫn đến Chính phủ phải ban hành Quyết định 149/2001/QĐ - TTg v/v phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại nhà nước. Theo đề án này, tổng số nợ tồn đọng của Incombank được xác định đến 31/12/2000 là 9.485 tỷ đồng nhưng thực tế, con số trên đã lên tới 10.014,139 tỷ đồng.
Theo ông Phạm Huy Hùng, Tổng giám đốc Incombank, sau khi thực hiện Đề án xử lý nợ tồn đọng theo Quyết định của Chính phủ, tính đến 30/9/2007, trong tổng số nợ tồn đọng hơn 10.014,139 tỷ đồng, Incombank đã xử lý xong 9.761,709 tỷ đồng, đạt 97,5%.
Chất lượng tín dụng được nâng cao
Mặc dù đã hoàn thành việc xử lý nợ tồn đọng, nợ xấu từ 2000 về trước theo Quyết định 149/QĐ - TTg, nhưng tình hình tài chính, chất lượng tín dụng của Incombank từ năm 2001 đến nay lại rất được giới đầu tư quan tâm vì điều này gắn với sự kiện Incombank IPO ra công chúng vào cuối năm nay. Thậm chí, chúng cũng quyết định tới giá cổ phiếu của Incombank trên thị trường.
Theo ông Phạm Huy Hùng, năm 2005 là năm đầu tiên Incombank áp dụng phân loại nợ, tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định số 493/2005/QĐ - Ngân hàng Nhà nước một cách sát hơn với chuẩn mực quốc tế. Cũng từ đó đến nay, Ban giám đốc đã chỉ đạo riết róng các chi nhánh giảm nợ nhóm 2, nợ xấu, thực hiện mọi biện pháp kiên quyết thu hồi nợ có vấn đề.
Do vậy, khá nhiều chi nhánh tăng trưởng tín dụng an toàn, dư nợ lớn nhưng nợ xấu và nợ nhóm 2 thấp. Cũng do tình hình nợ nhóm 2, nợ xấu giảm nên so sánh giữa thời điểm thực hiện phân loại nợ theo QĐ 493 của Thống đốc (30/6/2005) và thời điểm 30/9/2007 thì thấy rằng: tại thời điểm 30/9/2007, dư nợ tăng cao nhưng số phải trích lập dự phòng lại chỉ bằng 60%.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng tín dụng, Incombank đặc biệt chú trọng khâu chỉnh sửa, chuẩn hóa các quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng, hoàn thiện hệ thống phân tích và đánh giá khách hàng, ngành hàng, giới hạn tín dụng và công cụ đo lường, đánh giá rủi ro đối với từng ngành hàng cụ thể, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Đã IPO thì phải minh bạch!
Ông Phạm Huy Hùng cho biết, trong quý 4/2007 đầu quý 1/2008, Incombank sẽ tiến hành cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổng giá trị của ngân hàng này sau IPO sẽ lên tới hàng chục tỷ USD! Cũng vì vậy mà số nợ 252,430 tỷ đồng nói trên, Incombank phải xử lý xong trước khi dán cáo bạch bán cổ phần ra bên ngoài.
Đáng chú ý, trong đó có 147 tỷ của Công ty Giầy Hiệp Hưng, phát sinh từ 2000 về trước. Năm 2003, Hội đồng liên bộ đã tổ chức xác định giá trị tài sản doanh nghiệp và đánh giá lại giá trị khoản nợ.
Hiện tại, khoản nợ này đã được Chính phủ cho phép khoanh nợ đến tháng 7/2006 nhưng sau khi hết thời gian khoanh nợ, vẫn chưa được cấp nguồn xử lý. Được biết, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đã phát mại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp này và đang lên phương án xử lý số tiền thu được.
Thứ hai là khoản nợ vay thanh toán công nợ 53 tỷ đồng theo chỉ đạo của Nhà nước hiện đã quá hạn và phải phân loại vào nợ xấu nhóm 5, phải trích dự phòng rủi ro 100%. Điều này dẫn đến ảnh hưởng chất lượng tín dụng và tình hình tài chính của Incombank khi IPO.
Thứ ba, nợ của nhóm công ty Đại Tây Dương 22 tỷ đồng. Khoản nợ này có tài sản bảo đảm, khách hàng còn tồn tại, Incombank khởi kiện từ 1997 và tòa đã có bản án hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, do có sai sót trong thủ tục, trình tự thi hành án và thái độ chưa kiên quyết của chấp hành viên nên đã 10 năm nay, số nợ này vẫn chưa xử lý được.
Cùng với số nợ trên, hiện Incombank còn một khoản nợ vay khắc phục hậu quả cơn bão số 5 (1997) cũng chưa được giải quyết. Trước thực tế này, Incombank đã kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành một số vấn đề sau:
Một là, được ưu tiên thanh toán từ nguồn thu xử lý tài sản của Công ty Giầy Hiệp Hưng.
Hai là, sớm ban hành văn bản hướng dẫn xử lý nợ vay thanh toán công nợ giai đoạn 1, cho phép Incombank chuyển giao toàn bộ khoản nợ vay thanh toán công nợ chưa được xử lý sang Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng Bộ Tài chính, tương ứng với nguồn mà bộ này và ngân hàng Nhà nước đã cho Incombank vay thanh toán công nợ.
Ba là, các ban ngành phải xử lý triệt để bản án có hiệu lực đối với nhóm công ty Đại Tây Dương. Cùng với đó, Incombank cũng đề nghị xử lý toàn bộ nợ vay khắc phục hậu quả cơn bão số 5 còn dư nợ nội bảng ra ngoại bảng từ nguồn vay tái cấp vốn của ngân hàng Nhà nước.
>>Sẽ bán 49% cổ phần Incombank ra bên ngoài
Từ năm 1996 đến 1999, được coi là giai đoạn khó khăn của hệ thống tín dụng Việt Nam, nhất là đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh. Trong đó, nợ khó đòi chiếm tỷ trọng lớn, khả năng sinh lời thấp, tỷ lệ vốn tự có/tài sản có thấp xa so với thông lệ quốc tế.
Xóa xong nợ cũ
Trong số các ngân hàng nói trên, Incombank bị thiệt hại nặng nề nhất do khối lượng lớn nợ tồn đọng phát sinh, nhất là nợ từ vụ án Epco - Minh Phụng (1.739 tỷ đồng), với khoản nợ khó đòi chiếm tới 27% tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2000.
Theo đó, vào cuối năm 2000, đáng lẽ số dự phòng rủi ro mà Incombank phải trích theo Quyết định 488 của Ngân hàng Nhà nước là 8.666 tỷ đồng nhưng thực tế, số dư quỹ dự phỏng vỏn vẹn 65 tỷ đồng! Chưa hết, chỉ số ROA (Lợi nhuận (chưa trích đủ dự phòng)/tổng tài sản) chỉ đạt 0,26%! Vốn chủ sở hữu 1.624 tỷ đồng vào năm 2000 nhưng cứ giữ nguyên con số này cho đến năm 2001. Đây thực sự là thời kỳ Incombank bị "phá sản về mặt kỹ thuật".
Không chỉ riêng Incombank, nhiều ngân hàng quốc doanh cùng chịu chung cảnh ngộ, dẫn đến Chính phủ phải ban hành Quyết định 149/2001/QĐ - TTg v/v phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại nhà nước. Theo đề án này, tổng số nợ tồn đọng của Incombank được xác định đến 31/12/2000 là 9.485 tỷ đồng nhưng thực tế, con số trên đã lên tới 10.014,139 tỷ đồng.
Theo ông Phạm Huy Hùng, Tổng giám đốc Incombank, sau khi thực hiện Đề án xử lý nợ tồn đọng theo Quyết định của Chính phủ, tính đến 30/9/2007, trong tổng số nợ tồn đọng hơn 10.014,139 tỷ đồng, Incombank đã xử lý xong 9.761,709 tỷ đồng, đạt 97,5%.
Chất lượng tín dụng được nâng cao
Mặc dù đã hoàn thành việc xử lý nợ tồn đọng, nợ xấu từ 2000 về trước theo Quyết định 149/QĐ - TTg, nhưng tình hình tài chính, chất lượng tín dụng của Incombank từ năm 2001 đến nay lại rất được giới đầu tư quan tâm vì điều này gắn với sự kiện Incombank IPO ra công chúng vào cuối năm nay. Thậm chí, chúng cũng quyết định tới giá cổ phiếu của Incombank trên thị trường.
Theo ông Phạm Huy Hùng, năm 2005 là năm đầu tiên Incombank áp dụng phân loại nợ, tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định số 493/2005/QĐ - Ngân hàng Nhà nước một cách sát hơn với chuẩn mực quốc tế. Cũng từ đó đến nay, Ban giám đốc đã chỉ đạo riết róng các chi nhánh giảm nợ nhóm 2, nợ xấu, thực hiện mọi biện pháp kiên quyết thu hồi nợ có vấn đề.
Do vậy, khá nhiều chi nhánh tăng trưởng tín dụng an toàn, dư nợ lớn nhưng nợ xấu và nợ nhóm 2 thấp. Cũng do tình hình nợ nhóm 2, nợ xấu giảm nên so sánh giữa thời điểm thực hiện phân loại nợ theo QĐ 493 của Thống đốc (30/6/2005) và thời điểm 30/9/2007 thì thấy rằng: tại thời điểm 30/9/2007, dư nợ tăng cao nhưng số phải trích lập dự phòng lại chỉ bằng 60%.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng tín dụng, Incombank đặc biệt chú trọng khâu chỉnh sửa, chuẩn hóa các quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng, hoàn thiện hệ thống phân tích và đánh giá khách hàng, ngành hàng, giới hạn tín dụng và công cụ đo lường, đánh giá rủi ro đối với từng ngành hàng cụ thể, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Đã IPO thì phải minh bạch!
Ông Phạm Huy Hùng cho biết, trong quý 4/2007 đầu quý 1/2008, Incombank sẽ tiến hành cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổng giá trị của ngân hàng này sau IPO sẽ lên tới hàng chục tỷ USD! Cũng vì vậy mà số nợ 252,430 tỷ đồng nói trên, Incombank phải xử lý xong trước khi dán cáo bạch bán cổ phần ra bên ngoài.
Đáng chú ý, trong đó có 147 tỷ của Công ty Giầy Hiệp Hưng, phát sinh từ 2000 về trước. Năm 2003, Hội đồng liên bộ đã tổ chức xác định giá trị tài sản doanh nghiệp và đánh giá lại giá trị khoản nợ.
Hiện tại, khoản nợ này đã được Chính phủ cho phép khoanh nợ đến tháng 7/2006 nhưng sau khi hết thời gian khoanh nợ, vẫn chưa được cấp nguồn xử lý. Được biết, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đã phát mại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp này và đang lên phương án xử lý số tiền thu được.
Thứ hai là khoản nợ vay thanh toán công nợ 53 tỷ đồng theo chỉ đạo của Nhà nước hiện đã quá hạn và phải phân loại vào nợ xấu nhóm 5, phải trích dự phòng rủi ro 100%. Điều này dẫn đến ảnh hưởng chất lượng tín dụng và tình hình tài chính của Incombank khi IPO.
Thứ ba, nợ của nhóm công ty Đại Tây Dương 22 tỷ đồng. Khoản nợ này có tài sản bảo đảm, khách hàng còn tồn tại, Incombank khởi kiện từ 1997 và tòa đã có bản án hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, do có sai sót trong thủ tục, trình tự thi hành án và thái độ chưa kiên quyết của chấp hành viên nên đã 10 năm nay, số nợ này vẫn chưa xử lý được.
Cùng với số nợ trên, hiện Incombank còn một khoản nợ vay khắc phục hậu quả cơn bão số 5 (1997) cũng chưa được giải quyết. Trước thực tế này, Incombank đã kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành một số vấn đề sau:
Một là, được ưu tiên thanh toán từ nguồn thu xử lý tài sản của Công ty Giầy Hiệp Hưng.
Hai là, sớm ban hành văn bản hướng dẫn xử lý nợ vay thanh toán công nợ giai đoạn 1, cho phép Incombank chuyển giao toàn bộ khoản nợ vay thanh toán công nợ chưa được xử lý sang Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng Bộ Tài chính, tương ứng với nguồn mà bộ này và ngân hàng Nhà nước đã cho Incombank vay thanh toán công nợ.
Ba là, các ban ngành phải xử lý triệt để bản án có hiệu lực đối với nhóm công ty Đại Tây Dương. Cùng với đó, Incombank cũng đề nghị xử lý toàn bộ nợ vay khắc phục hậu quả cơn bão số 5 còn dư nợ nội bảng ra ngoại bảng từ nguồn vay tái cấp vốn của ngân hàng Nhà nước.