iPad “châm ngòi” cho cuộc đua mới
iPad đã mở màn cho trận chiến được dự báo là sẽ rất quyết liệt trên thị trường máy tính bảng
Tương tự như cuộc đua tranh quyết liệt ở phân khúc điện thoại thông minh mà “người anh em” iPhone khởi xướng, iPad đã mở màn cho một trận chiến được dự báo là sẽ không kém phần quyết liệt trên thị trường máy tính bảng. Ngay sau khi iPad chào đời, hàng loạt các hãng sản xuất máy tính, và thậm chí không sản xuất máy tính, rục rịch tung ra sản phẩm đối đầu với “đứa con” mới nhất của Apple.
Theo New York Times, đế chế tìm kiếm Google sắp sửa trình làng một chiếc máy tính bảng, hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới Nokia cũng có kế hoạch nhảy vào cuộc chơi bằng một chiếc máy tính bảng kiêm thiết bị đọc sách điện tử.
Không chịu ngồi yên, nhà sản xuất phần mềm số 1 thế giới Microsoft đang đong đo ý tưởng cho ra lò một chiếc máy tính bảng, theo đó gia nhập vào hàng ngũ những chiếc công ty máy tính như HP. Về phần mình, những nhà sản xuất máy tính truyền thống như HP hay Dell, việc nghiên cứu sản xuất máy tính bảng đã được thực hiện từ vài năm trước.
New York Times nhận định, các đối thủ đang cảm thấy áp lực khi phải đáp trả chiếc iPad, đặc biệt sau khi sản phẩm này của Apple chính thức lên kệ ở Mỹ hôm 3/4 vừa qua. Tuy nhiên, quyết định tham gia cuộc đua mang tên máy tính bảng cũng cho thấy tham vọng mở rộng lĩnh vực hoạt động của các công ty, theo đó thử nghiệm nhiều mô hình kinh doanh và công nghệ khác nhau.
Đối với người tiêu dùng, sự cạnh tranh này sẽ đem đến cho họ nhiều sự lựa chọn hơn. Giới phân tích dự báo, các sản phẩm máy tính bảng sẽ có giá phổ biến dưới 600 USD, một mức giá dễ chấp nhận. Thêm vào đó, máy tính bảng của mỗi nhà sản xuất sẽ có những tính năng khác biệt, phản ánh cách nhìn nhận của nhà sản xuất về việc đâu là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng.
Nhìn lại lịch sử, Microsoft đã đóng vai trò là lực lượng đi đầu trong việc thúc đẩy sự phát triển của máy tính bảng. Trong mấy năm trở lại đây, các hãng máy tính lớn như HP và Dell đã sử dụng phần mềm của Microsoft để sản xuất những thiết bị thuộc loại này. Tuy nhiên, sản phẩm máy tính bảng của HP và Dell không mấy khác biệt và có ít tính năng gây chú ý. Dường như phần mềm dựa trên hệ điều hành Windows của Microsoft không đủ linh hoạt để làm vừa lòng mọi dạng máy tính di động.
Tuy nhiên, hiện nay đã có thêm nhiều hệ thống phần cứng và phần mềm phục vụ cho việc sản xuất những thiết bị cầm tay với kích thước nhỏ gọn, giá rẻ và có nhiều tính năng như máy tính bảng.
Apple, Google và Nokia hiện đều đã có trong tay phần mềm dành cho máy tính bảng, trong khi các nhà sản xuất phần cứng như Intel, Nvidia, Qualcomm, Broadcom và Marvell lên dây cót cho việc sản xuất chip cho làn sóng sản phẩm mới này.
Apple cho biết, hãng đã bán được hơn 450.000 chiếc iPad ngay trong ngày đầu tiên sản phẩm chính thức được bán lẻ tại Mỹ. New York Times bình luận, người tiêu dùng bị thu hút bởi cách tiếp cận đặc sắc và tươi mới trong lĩnh vực điện toán mà iPad đem lại.
Tuy nhiên, giới phân tích và người tiêu dùng vẫn ít nhiều thất vọng vì nhiều tính năng mà iPad không có như camera hay chơi video trên web khi chạy ở định dạng flash, hoặc không cho phép người sử dụng cùng lúc nhiều tính năng - một nhược điểm mà Apple hứa sẽ khắc phục vào cuối năm nay. Chưa hết, iPad chỉ sử dụng con chip của điện thoại di động vốn không đủ mạnh như chip máy tính.
Tới giữa năm nay, iPad sẽ có một đối thủ không thể xem nhẹ khi HP tung ra chiếc máy tính bảng mới của họ. Về cơ bản, máy tính bảng của HP sẽ có camera, đồng thời có cổng cắm các thiết bị ngoài như chuột máy tính... Ngoài ra, theo thông tin từ HP, chiếc máy tính bảng của họ sẽ chạy mọi nội dung trên Internet, bao gồm cả video và các nội dung giải trí khác.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Giám đốc công nghệ bộ phận hệ thống máy tính cá nhân của HP, ông Phil McKinney, tiết lộ, công ty của ông đã nghiên cứu chế tạo máy tính bảng suốt 5 năm nay. Cũng theo ông McKinney, sở dĩ công ty trì hoãn việc tung ra chiếc máy tính bảng mới này là vì muốn đợi cho tới khi giá của sản phẩm có thể hạ thấp hơn.
Từ bộ phận kinh doanh của HP gần đây đã rò rỉ nhiều thông tin về chiếc máy tính bảng trên. Kiểu quảng bá sản phẩm này được xem là một thay đổi của HP, vì hãng vốn thường hiếm khi nói về sản phẩm sắp ra mắt. Tuy nhiên, ông McKinney tuyên bố, HP không cảm thấy có áp lực gì từ việc Apple đi trước một bước với iPad.
Ngoài HP, các hãng máy tính khác như Acer, Dell và Lenovo đều đã sẵn sàng tung ra máy tính bảng. Mặc dù vậy, đối thủ đáng gờm nhất của iPad có lẽ lại là máy tính bảng từ các công ty công nghệ, không phải là nhà sản xuất máy tính truyền thống.
Ví dụ điển hình là Google. Thời gian qua, hãng tìm kiếm trực tuyến này đã hợp tác với nhiều nhà sản xuất phần cứng để thúc đẩy sự phổ biến của Android - hệ điều hành được thiết kế ban đầu cho điện thoại di động và là một đối thủ trực tiếp nhằm vào hệ điều hành iPhone của Apple. Ngoài ra, Google còn mở một chợ ứng dụng trực tuyến và nuôi tham vọng sẽ đưa nhiều ứng dụng mới cho các thiết bị dạng máy tính bảng lên chợ này.
Gần đây, Google đã tiến một bước xa hơn khi cân nhắc ý tưởng sản xuất máy tính bảng của riêng mình. Đây sẽ là một thiết bị đọc sách điện tử có chức năng như một chiếc máy tính.
Theo New York Times, trong một bữa tiệc gần đây ở Los Angeles, Giám đốc điều hành (CEO) Eric E. Schmidt của Google tiết lộ với bạn bè về một thiết bị mới chạy hệ điều hành Android. Nguồn tin giấu tên cho tờ báo này biết, Google đã làm việc với một số nhà xuất bản để mua quyền xuất bản nội dung trên máy tính bảng. Không chỉ Google, HP cũng đang nghiên cứu chế tạo một chiếc máy tính bảng chạy Android.
Không rõ vô tình hay cố ý, Microsoft cũng đã để lộ một số đoạn video về mô hình của chiếc máy tính bảng mang tên Courier của hãng. Theo một nhân viên của Microsoft, chiếc Courier có kích thước bằng một quyển sách và có thể gấp mở với hai màn hình. Người sử dụng có thể ghi chép trên thiết bị này bằng một cây bút và dễ dàng kéo, thả hay chia sẻ nội dung giữa hai màn hình.
Tuy nhiên, nguồn tin cho biết, các kỹ sư của Microsoft lo ngại pin của Courier sẽ không đủ mạnh để chạy cả hai màn hình. Thêm vào đó, nội bộ của Microsoft đang tranh cãi để xác định đúng thị trường cho sản phẩm này. Ý tưởng ban đầu là Courier sẽ dành cho các nhà thiết kế và kiến trúc sư, nhưng sau đó, Microsoft lại nghĩ tới một thị trường rộng hơn nên sẽ bổ sung thêm tính năng đọc sách báo và nhiều nội dung khác vào thiết bị này. Cũng theo nguồn tin trên, Microsoft dự định sẽ giới thiệu chiếc Courier vào đầu năm sau.
Tại Nokia, các kỹ sư của hãng cũng đang tập trung thiết kế một thiết bị đọc sách điện tử. Nokia hy vọng sẽ thiết lập một chỗ đứng đáng nể trên thị trường sách điện tử và ứng dụng. Quan chức của Nokia từ chối bình luận về thiết bị này, nhưng tuyên bố một chiếc máy tính xách tay kích thước nhỏ mà Nokia giới thiệu năm ngoái đã được thị trường đón nhận tích cực và hãng đang tiếp tục thăm dò những dạng thiết bị mới.
Thế mạnh của Nokia so với các đối thủ như Apple hay Google chính là hệ thống phân phối rộng khắp và kinh nghiệm xử lý các nội dung địa phương tại các thị trường mới nổi như Ấn Độ hay Trung Quốc.
Theo New York Times, đế chế tìm kiếm Google sắp sửa trình làng một chiếc máy tính bảng, hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới Nokia cũng có kế hoạch nhảy vào cuộc chơi bằng một chiếc máy tính bảng kiêm thiết bị đọc sách điện tử.
Không chịu ngồi yên, nhà sản xuất phần mềm số 1 thế giới Microsoft đang đong đo ý tưởng cho ra lò một chiếc máy tính bảng, theo đó gia nhập vào hàng ngũ những chiếc công ty máy tính như HP. Về phần mình, những nhà sản xuất máy tính truyền thống như HP hay Dell, việc nghiên cứu sản xuất máy tính bảng đã được thực hiện từ vài năm trước.
New York Times nhận định, các đối thủ đang cảm thấy áp lực khi phải đáp trả chiếc iPad, đặc biệt sau khi sản phẩm này của Apple chính thức lên kệ ở Mỹ hôm 3/4 vừa qua. Tuy nhiên, quyết định tham gia cuộc đua mang tên máy tính bảng cũng cho thấy tham vọng mở rộng lĩnh vực hoạt động của các công ty, theo đó thử nghiệm nhiều mô hình kinh doanh và công nghệ khác nhau.
Đối với người tiêu dùng, sự cạnh tranh này sẽ đem đến cho họ nhiều sự lựa chọn hơn. Giới phân tích dự báo, các sản phẩm máy tính bảng sẽ có giá phổ biến dưới 600 USD, một mức giá dễ chấp nhận. Thêm vào đó, máy tính bảng của mỗi nhà sản xuất sẽ có những tính năng khác biệt, phản ánh cách nhìn nhận của nhà sản xuất về việc đâu là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng.
Nhìn lại lịch sử, Microsoft đã đóng vai trò là lực lượng đi đầu trong việc thúc đẩy sự phát triển của máy tính bảng. Trong mấy năm trở lại đây, các hãng máy tính lớn như HP và Dell đã sử dụng phần mềm của Microsoft để sản xuất những thiết bị thuộc loại này. Tuy nhiên, sản phẩm máy tính bảng của HP và Dell không mấy khác biệt và có ít tính năng gây chú ý. Dường như phần mềm dựa trên hệ điều hành Windows của Microsoft không đủ linh hoạt để làm vừa lòng mọi dạng máy tính di động.
Tuy nhiên, hiện nay đã có thêm nhiều hệ thống phần cứng và phần mềm phục vụ cho việc sản xuất những thiết bị cầm tay với kích thước nhỏ gọn, giá rẻ và có nhiều tính năng như máy tính bảng.
Apple, Google và Nokia hiện đều đã có trong tay phần mềm dành cho máy tính bảng, trong khi các nhà sản xuất phần cứng như Intel, Nvidia, Qualcomm, Broadcom và Marvell lên dây cót cho việc sản xuất chip cho làn sóng sản phẩm mới này.
Apple cho biết, hãng đã bán được hơn 450.000 chiếc iPad ngay trong ngày đầu tiên sản phẩm chính thức được bán lẻ tại Mỹ. New York Times bình luận, người tiêu dùng bị thu hút bởi cách tiếp cận đặc sắc và tươi mới trong lĩnh vực điện toán mà iPad đem lại.
Tuy nhiên, giới phân tích và người tiêu dùng vẫn ít nhiều thất vọng vì nhiều tính năng mà iPad không có như camera hay chơi video trên web khi chạy ở định dạng flash, hoặc không cho phép người sử dụng cùng lúc nhiều tính năng - một nhược điểm mà Apple hứa sẽ khắc phục vào cuối năm nay. Chưa hết, iPad chỉ sử dụng con chip của điện thoại di động vốn không đủ mạnh như chip máy tính.
Tới giữa năm nay, iPad sẽ có một đối thủ không thể xem nhẹ khi HP tung ra chiếc máy tính bảng mới của họ. Về cơ bản, máy tính bảng của HP sẽ có camera, đồng thời có cổng cắm các thiết bị ngoài như chuột máy tính... Ngoài ra, theo thông tin từ HP, chiếc máy tính bảng của họ sẽ chạy mọi nội dung trên Internet, bao gồm cả video và các nội dung giải trí khác.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Giám đốc công nghệ bộ phận hệ thống máy tính cá nhân của HP, ông Phil McKinney, tiết lộ, công ty của ông đã nghiên cứu chế tạo máy tính bảng suốt 5 năm nay. Cũng theo ông McKinney, sở dĩ công ty trì hoãn việc tung ra chiếc máy tính bảng mới này là vì muốn đợi cho tới khi giá của sản phẩm có thể hạ thấp hơn.
Từ bộ phận kinh doanh của HP gần đây đã rò rỉ nhiều thông tin về chiếc máy tính bảng trên. Kiểu quảng bá sản phẩm này được xem là một thay đổi của HP, vì hãng vốn thường hiếm khi nói về sản phẩm sắp ra mắt. Tuy nhiên, ông McKinney tuyên bố, HP không cảm thấy có áp lực gì từ việc Apple đi trước một bước với iPad.
Ngoài HP, các hãng máy tính khác như Acer, Dell và Lenovo đều đã sẵn sàng tung ra máy tính bảng. Mặc dù vậy, đối thủ đáng gờm nhất của iPad có lẽ lại là máy tính bảng từ các công ty công nghệ, không phải là nhà sản xuất máy tính truyền thống.
Ví dụ điển hình là Google. Thời gian qua, hãng tìm kiếm trực tuyến này đã hợp tác với nhiều nhà sản xuất phần cứng để thúc đẩy sự phổ biến của Android - hệ điều hành được thiết kế ban đầu cho điện thoại di động và là một đối thủ trực tiếp nhằm vào hệ điều hành iPhone của Apple. Ngoài ra, Google còn mở một chợ ứng dụng trực tuyến và nuôi tham vọng sẽ đưa nhiều ứng dụng mới cho các thiết bị dạng máy tính bảng lên chợ này.
Gần đây, Google đã tiến một bước xa hơn khi cân nhắc ý tưởng sản xuất máy tính bảng của riêng mình. Đây sẽ là một thiết bị đọc sách điện tử có chức năng như một chiếc máy tính.
Theo New York Times, trong một bữa tiệc gần đây ở Los Angeles, Giám đốc điều hành (CEO) Eric E. Schmidt của Google tiết lộ với bạn bè về một thiết bị mới chạy hệ điều hành Android. Nguồn tin giấu tên cho tờ báo này biết, Google đã làm việc với một số nhà xuất bản để mua quyền xuất bản nội dung trên máy tính bảng. Không chỉ Google, HP cũng đang nghiên cứu chế tạo một chiếc máy tính bảng chạy Android.
Không rõ vô tình hay cố ý, Microsoft cũng đã để lộ một số đoạn video về mô hình của chiếc máy tính bảng mang tên Courier của hãng. Theo một nhân viên của Microsoft, chiếc Courier có kích thước bằng một quyển sách và có thể gấp mở với hai màn hình. Người sử dụng có thể ghi chép trên thiết bị này bằng một cây bút và dễ dàng kéo, thả hay chia sẻ nội dung giữa hai màn hình.
Tuy nhiên, nguồn tin cho biết, các kỹ sư của Microsoft lo ngại pin của Courier sẽ không đủ mạnh để chạy cả hai màn hình. Thêm vào đó, nội bộ của Microsoft đang tranh cãi để xác định đúng thị trường cho sản phẩm này. Ý tưởng ban đầu là Courier sẽ dành cho các nhà thiết kế và kiến trúc sư, nhưng sau đó, Microsoft lại nghĩ tới một thị trường rộng hơn nên sẽ bổ sung thêm tính năng đọc sách báo và nhiều nội dung khác vào thiết bị này. Cũng theo nguồn tin trên, Microsoft dự định sẽ giới thiệu chiếc Courier vào đầu năm sau.
Tại Nokia, các kỹ sư của hãng cũng đang tập trung thiết kế một thiết bị đọc sách điện tử. Nokia hy vọng sẽ thiết lập một chỗ đứng đáng nể trên thị trường sách điện tử và ứng dụng. Quan chức của Nokia từ chối bình luận về thiết bị này, nhưng tuyên bố một chiếc máy tính xách tay kích thước nhỏ mà Nokia giới thiệu năm ngoái đã được thị trường đón nhận tích cực và hãng đang tiếp tục thăm dò những dạng thiết bị mới.
Thế mạnh của Nokia so với các đối thủ như Apple hay Google chính là hệ thống phân phối rộng khắp và kinh nghiệm xử lý các nội dung địa phương tại các thị trường mới nổi như Ấn Độ hay Trung Quốc.