Kèn vuvuzela giúp công ty Trung Quốc hốt bạc
Giữa lúc những chiếc kèn vuvuzela làm mưa làm gió ở World Cup, các nhà sản xuất loại kèn này ở Trung Quốc cũng giàu lên
Giữa lúc những chiếc kèn vuvuzela làm mưa làm gió trong bữa tiệc bóng đá World Cup ở Nam Phi, các công ty Trung Quốc miệt mài xuất xưởng loại kèn này và bỏ túi những khoản tiền không nhỏ.
Các nhà sản xuất kèn vuvuzela ở Trung Quốc cho biết, họ là nguồn cung cấp khoảng 90% số kèn vuvuzela đang được sử dụng trong kỳ World Cup năm nay. Trong đó, hai địa chỉ xuất xưởng chính của loại kèn này là các tỉnh Chiết Giang và Quảng Đông.
Công ty sản xuất đồ nhựa Ninghai Jiying ở Ninh Ba, Chiết Giang, là một trong số những công ty kiếm bộn nhờ sản xuất vuvuzela. Giám đốc công ty này, ông Wu Yijun cho biết, họ đã nỗ lực tiếp thị loại kèn này trong một thời gian dài, và khi họ giành được hợp đồng cung cấp cho World Cup ở Nam Phi thì đó là cả một bước ngoặt lớn.
“Chúng tôi đã phát triển kèn vuvuzela từ năm 2001 nhưng khi đó không bán được. Trong thời gian diễn ra World Cup 2006 ở Đức, chúng tôi đã không tìm cách tiêu thụ loại kèn này mà bán những loại kèn khác. Tuy nhiên, sau khi Nam Phi giành quyền đăng cai World Cup, chúng tôi đã cố gắng hết sức để kèn vuvuzela được sử dụng trong giải đấu này”, ông Wu tiết lộ với hãng tin Reuters.
Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, nhà máy của ông Wu đang trong tình trạng quá tải vì phải sản xuất tới 250.000 chiếc kèn vuvuzela mỗi ngày để chuyển tới cảng Ninh Ba, xuất sang Nam Phi. Hiện nay, sản lượng đã giảm còn 10.000 chiếc mỗi ngày, nhưng có khả năng phải tăng lên mức 25.000 chiếc mỗi ngày trong vài ngày tới vì đơn đặt hàng vẫn liên tục được gửi tới.
Với quy mô nhỏ hơn nhà máy của ông Wu, nhà máy Guangda Toy Factory của bà Gua Lili, cũng ở tỉnh Chiết Giang, sản xuất 20.000 chiếc kèn vuvuzela mỗi ngày. Từ khi World Cup diễn ra tới nay, nhà máy này đã cung cấp cho Nam Phi 1 triệu chiếc vuvuzela.
Nhiều công ty khác ở Chiết Giang và Quảng Đông cũng cho biết, họ đã bán được hàng triệu chiếc vuvuzela cho World Cup năm nay.
Đối với nhiều người ở Nam Phi những ngày này, kèn vuvuzela thật sự là một món đồ gây phiền toái vì đem đến những âm thanh đinh tai nhức óc. Thậm chí, có người còn mong World Cup mau mau kết thúc để khỏi phải chịu tiếng kèn này.
Hãng tin AP cho hay, nhiều cầu thủ chơi ở World Cup năm nay phàn nàn rằng, tiếng kèn vuvuzela khiến họ gặp khó khăn trong việc lắng nghe lời chỉ bảo từ ban huấn luyện. Những người hâm mộ trên khán đài cũng mất cơ hội để hát đồng ca do tiếng kèn vuvuzela quá ầm ĩ.
Tuy nhiên, bà Gua không cho rằng “vận mệnh” của vuvuzela sẽ kết thúc cùng bữa tiệc bóng đá lớn nhất hành tinh. “Tôi tin là vuvuzela sẽ phát triển sau World Cup năm nay vì càng có nhiều người ở nhiều quốc gia trở nên yêu mến loại kèn này”, bà Gua nói.
Theo bà Gua, nhu cầu đối với kèn vuvuzela đang tăng nhanh ở Trung Quốc, châu Âu và Mỹ. Trong một số trận đấu bóng chày gần đây ở Mỹ đã xuất hiện tiếng kèn vuvuzela. Các nhà sản xuất kèn vuvuzela ở Trung Quốc cũng đang đặt kỳ vọng lớn vào Đại hội Thể thao châu Á (Asian Games) diễn ra ở nước này vào tháng 11 năm nay.
Theo AP, kèn vuvuzela được sản xuất và tiếp thị lần đầu tiên vào năm 2001 bởi một người Nam Phi có tên Neil Van Schalkwyk. Hiện ông Schalkwyk vẫn là người sở hữu quyền sáng chế đối với loại kèn này.
Tờ Los Angeles Times thì cho hay, kèn vuvuzela được cho là mô phỏng theo chiếc kèn kudu cổ truyền của châu Phi vốn được làm từ sừng của loài linh dương và được dùng cho việc báo tin trong các ngôi làng.
Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường vuvuzela như họ đã từng làm ở nhiều lĩnh vực khác bằng một công thức quen thuộc: chất lượng + tốc độ sản xuất nhanh chóng + giá thành rẻ.
Bà Gua cho biết, công ty của bà bán vuvuzela cho các đại lý với giá không quá 2,5 Nhân dân tệ (tương đương 0,36 USD) mỗi chiếc, và kiếm tỷ suất lợi nhuận dưới 7%. Cũng theo bà Gua, ở thị trường nước ngoài, kèn vuvuzela có giá 10 USD/chiếc.
Ban đầu, kèn vuvuzela có thể đem tới cho các công ty Trung Quốc mức lợi nhuận lên đến 20%, nhưng nay, do có quá nhiều nhà sản xuất cùng nhảy vào thị trường này, nên tỷ suất lợi nhuận đã giảm xuống còn khoảng 5%. Nhiều công ty rao hàng ngay trên những website bán buôn hàng đầu của Trung Quốc như Alibaba hay Taobao.
Tờ Los Angeles Times bình luận, cơn sốt kèn vuvuzela một lần nữa phản ánh sức mạnh của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Một báo cáo vừa công bố của hãng nghiên cứu IHS Global Insight cho biết, Trung Quốc chiếm 18,6% trong tổng sản lượng công nghiệp toàn cầu năm 2009. Tuy tỷ lệ này thấp hơn của quốc gia dẫn đầu là Mỹ với 19,9%, nhưng IHS cho rằng, ngành công nghiệp của Trung Quốc đang có tốc độ tăng trưởng mạnh và sẽ sớm vượt Mỹ trong năm nay.
Các nhà sản xuất kèn vuvuzela ở Trung Quốc cho biết, họ là nguồn cung cấp khoảng 90% số kèn vuvuzela đang được sử dụng trong kỳ World Cup năm nay. Trong đó, hai địa chỉ xuất xưởng chính của loại kèn này là các tỉnh Chiết Giang và Quảng Đông.
Công ty sản xuất đồ nhựa Ninghai Jiying ở Ninh Ba, Chiết Giang, là một trong số những công ty kiếm bộn nhờ sản xuất vuvuzela. Giám đốc công ty này, ông Wu Yijun cho biết, họ đã nỗ lực tiếp thị loại kèn này trong một thời gian dài, và khi họ giành được hợp đồng cung cấp cho World Cup ở Nam Phi thì đó là cả một bước ngoặt lớn.
“Chúng tôi đã phát triển kèn vuvuzela từ năm 2001 nhưng khi đó không bán được. Trong thời gian diễn ra World Cup 2006 ở Đức, chúng tôi đã không tìm cách tiêu thụ loại kèn này mà bán những loại kèn khác. Tuy nhiên, sau khi Nam Phi giành quyền đăng cai World Cup, chúng tôi đã cố gắng hết sức để kèn vuvuzela được sử dụng trong giải đấu này”, ông Wu tiết lộ với hãng tin Reuters.
Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, nhà máy của ông Wu đang trong tình trạng quá tải vì phải sản xuất tới 250.000 chiếc kèn vuvuzela mỗi ngày để chuyển tới cảng Ninh Ba, xuất sang Nam Phi. Hiện nay, sản lượng đã giảm còn 10.000 chiếc mỗi ngày, nhưng có khả năng phải tăng lên mức 25.000 chiếc mỗi ngày trong vài ngày tới vì đơn đặt hàng vẫn liên tục được gửi tới.
Với quy mô nhỏ hơn nhà máy của ông Wu, nhà máy Guangda Toy Factory của bà Gua Lili, cũng ở tỉnh Chiết Giang, sản xuất 20.000 chiếc kèn vuvuzela mỗi ngày. Từ khi World Cup diễn ra tới nay, nhà máy này đã cung cấp cho Nam Phi 1 triệu chiếc vuvuzela.
Nhiều công ty khác ở Chiết Giang và Quảng Đông cũng cho biết, họ đã bán được hàng triệu chiếc vuvuzela cho World Cup năm nay.
Đối với nhiều người ở Nam Phi những ngày này, kèn vuvuzela thật sự là một món đồ gây phiền toái vì đem đến những âm thanh đinh tai nhức óc. Thậm chí, có người còn mong World Cup mau mau kết thúc để khỏi phải chịu tiếng kèn này.
Hãng tin AP cho hay, nhiều cầu thủ chơi ở World Cup năm nay phàn nàn rằng, tiếng kèn vuvuzela khiến họ gặp khó khăn trong việc lắng nghe lời chỉ bảo từ ban huấn luyện. Những người hâm mộ trên khán đài cũng mất cơ hội để hát đồng ca do tiếng kèn vuvuzela quá ầm ĩ.
Tuy nhiên, bà Gua không cho rằng “vận mệnh” của vuvuzela sẽ kết thúc cùng bữa tiệc bóng đá lớn nhất hành tinh. “Tôi tin là vuvuzela sẽ phát triển sau World Cup năm nay vì càng có nhiều người ở nhiều quốc gia trở nên yêu mến loại kèn này”, bà Gua nói.
Theo bà Gua, nhu cầu đối với kèn vuvuzela đang tăng nhanh ở Trung Quốc, châu Âu và Mỹ. Trong một số trận đấu bóng chày gần đây ở Mỹ đã xuất hiện tiếng kèn vuvuzela. Các nhà sản xuất kèn vuvuzela ở Trung Quốc cũng đang đặt kỳ vọng lớn vào Đại hội Thể thao châu Á (Asian Games) diễn ra ở nước này vào tháng 11 năm nay.
Theo AP, kèn vuvuzela được sản xuất và tiếp thị lần đầu tiên vào năm 2001 bởi một người Nam Phi có tên Neil Van Schalkwyk. Hiện ông Schalkwyk vẫn là người sở hữu quyền sáng chế đối với loại kèn này.
Tờ Los Angeles Times thì cho hay, kèn vuvuzela được cho là mô phỏng theo chiếc kèn kudu cổ truyền của châu Phi vốn được làm từ sừng của loài linh dương và được dùng cho việc báo tin trong các ngôi làng.
Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường vuvuzela như họ đã từng làm ở nhiều lĩnh vực khác bằng một công thức quen thuộc: chất lượng + tốc độ sản xuất nhanh chóng + giá thành rẻ.
Bà Gua cho biết, công ty của bà bán vuvuzela cho các đại lý với giá không quá 2,5 Nhân dân tệ (tương đương 0,36 USD) mỗi chiếc, và kiếm tỷ suất lợi nhuận dưới 7%. Cũng theo bà Gua, ở thị trường nước ngoài, kèn vuvuzela có giá 10 USD/chiếc.
Ban đầu, kèn vuvuzela có thể đem tới cho các công ty Trung Quốc mức lợi nhuận lên đến 20%, nhưng nay, do có quá nhiều nhà sản xuất cùng nhảy vào thị trường này, nên tỷ suất lợi nhuận đã giảm xuống còn khoảng 5%. Nhiều công ty rao hàng ngay trên những website bán buôn hàng đầu của Trung Quốc như Alibaba hay Taobao.
Tờ Los Angeles Times bình luận, cơn sốt kèn vuvuzela một lần nữa phản ánh sức mạnh của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Một báo cáo vừa công bố của hãng nghiên cứu IHS Global Insight cho biết, Trung Quốc chiếm 18,6% trong tổng sản lượng công nghiệp toàn cầu năm 2009. Tuy tỷ lệ này thấp hơn của quốc gia dẫn đầu là Mỹ với 19,9%, nhưng IHS cho rằng, ngành công nghiệp của Trung Quốc đang có tốc độ tăng trưởng mạnh và sẽ sớm vượt Mỹ trong năm nay.