Kéo dài thời gian giao dịch chứng khoán: Cũng tốt, nhưng đã đúng lúc?
Đề xuất kéo dài thời gian giao dịch trên sàn Tp.HCM đến 3 giờ chiều đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà đầu tư
Đề xuất kéo dài thời gian giao dịch trên sàn Tp.HCM đến 3 giờ chiều đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà đầu tư.
Tiến sĩ Trần Đắc Sinh, Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), mới đây đã cho VnEconomy biết về việc Sở đang xúc tiến việc gửi công văn cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, xin phép kéo dài giao dịch tới 15h00 mỗi ngày.
Theo ông Sinh, việc kéo dài thời gian giao dịch đến chiều là điều hoàn toàn hợp lý, mang lại nhiều thuận lợi cho cả công ty chứng khoán lẫn nhà đầu tư, và lâu dài sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.
Cũng tốt, nhưng đã đúng lúc?
Đánh giá về đề xuất nói trên của HOSE, đại diện một số công ty chứng khoán cho rằng đề xuất này cũng có những mặt tích cực, khi giúp các nhà đầu tư có thêm thời gian nhận định, dự đoán thị trường và ra quyết định, cũng như thời gian để giao dịch chứng khoán.
Ông Nguyễn Hồng Nam, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), cho rằng việc kéo dài thời gian giao dịch sẽ làm cho “phiên chợ” đông hơn, nhộn nhịp hơn, tính thanh khoản sẽ được cải thiện đáng kể.
Tiến sĩ Hoàng Xuân Quyến, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI), nói: “Việc kéo dài thời gian giao dịch sẽ giúp cho các công ty chứng khoán khai thác tốt hơn hiệu quả sử dụng công nghệ và nguồn nhân lực”. Nói về năng lực để chuẩn bị cho việc kéo dài thời gian giao dịch, ông Quyến khẳng định TVSI đã sẵn sàng về nguồn lực và công nghệ để thực hiện tốt chủ trương này.
Tiến sĩ Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC), cũng đánh giá các công ty chứng khoán hiện hoàn toàn có đủ năng lực thực thi các công việc liên quan đến việc kéo dài thời gian giao dịch.
Tuy nhiên, các ý kiến từ các chuyên gia và nhà đầu tư cũng chỉ ra nhiều điều lo ngại liên quan đến đề xuất kéo dài thời gian giao dịch nói trên.
“Việc tăng thêm giờ giao dịch chưa hẳn tăng thêm tính hấp dẫn của thị trường, cũng như lôi kéo nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán nhiều hơn. Việc tăng thời gian giao dịch phụ thuộc vào năng lực xử lý giao dịch và bù trừ của các cơ quan liên quan như Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, hệ thống ngân hàng, và bản thân các công ty chứng khoán”, ông Lê Minh Tâm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS), phân vân.
Hiện nay còn rất nhiều công đoạn trong các công ty chứng khoán vẫn phải làm thủ công. Các công ty chứng khoán kết nối với ngân hàng như Kim Eng phải thêm khâu xử lý số liệu, chuyển số liệu cho ngân hàng, các hoạt động xác nhận cầm cố với ngân hàng....
Và thông thường với các công ty chứng khoán lớn, họ không chỉ kết nối với 1 ngân hàng mà còn có thể là 2 hoặc 3 ngân hàng. Các công việc xử lý sau giao dịch sẽ rất nhiều và sẽ khiến thời gian xử lý của các công ty chứng khoán có thể phải kéo dài.
“Việc kéo dài thời gian giao dịch sẽ tăng doanh số giao dịch cho công ty chứng khoán. Tuy nhiên, chúng tôi e ngại rằng doanh số giao dịch không tăng nhiều đủ để bù đắp các chi phí do kéo dài thời gian giao dịch của các công ty chứng khoán”, ông Tâm cho biết.
Đứng về khía cạnh nhà đầu tư, ông Huỳnh Tẩn, nhà đầu tư tại Công ty Chứng khoán Công thương (VietinBankSC) cho biết: “Việc kéo dài thời gian như vậy ở thời điểm hiện tại không có lợi cho những nhà đầu tư như tôi. Nhà đầu tư trong nước hiện nay chưa phải là chuyên nghiệp, đa số là nhà đầu tư bán thời gian, có nghĩa là vừa làm công việc khác vừa tham gia mua bán chứng khoán.
Do đó, việc kéo dài như vậy nhà đầu tư sẽ không có đủ thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để đưa ra quyết định mua bán. Hơn nữa đội ngũ môi giới chứng khoán hiện nay của các công ty chứng khoán cũng chưa thật sự chuyên nghiệp trong việc tư vấn cho nhà đầu tư. Hầu như các nhà đầu tư chứng khoán hiện nay chủ yếu là tự tìm hiểu, nghiên cứu hoặc đầu tư theo kiểu "ăn theo".
Mặc dù việc kéo dài đã được áp dụng ở các nước khác, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chưa phải phát triển mạnh, những thời điểm thị trường chứng khoán đi xuống, dù là thời gian giao dịch trong buổi sáng nhưng nhiều sàn không một bóng nhà đầu tư, vậy nếu như kéo dài thời gian giao dịch vào buổi chiều gặp khi thị trường chứng khoán tụt dốc thì chỉ phát sinh tốn kém cho công ty chứng khoán".
Ở góc độ khác, nhà đầu tư Lê Minh cho rằng: “Mặc dù đứng ở yếu tố chính sách là hợp lý vì việc này sẽ giúp thị trường đảm bảo tính thanh khoản, nâng cao quy mô giao dịch, tiến theo chuẩn quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài gián tiếp. Nhưng đối với các nhà đầu tư trong nước, việc mở rộng thời gian sang cả buổi chiều hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.
Bởi nếu trong cùng một ngày phiên sáng mua chứng khoán giá trần, đến chiều giá chứng khoán đó về mức sàn, vô hình chung T+3 sẽ biến thành T+6. Áp lực T+3 đã lớn nay còn lớn hơn nữa thì các nhà đầu tư sẽ vô cùng thiệt thòi bởi họ bị hạn chế điều kiện tiếp cận với những nguồn lợi của thị trường”.
Cần thêm các giải pháp khác
Giải pháp kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều được kỳ vọng sẽ tăng thêm tính thanh khoản cho thị trường. Nhưng sẽ tốt và hiệu quả hơn nếu đi kèm với các giải pháp khác như rút ngắn thời gian thanh toán, hay cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản, theo ý kiến của đại diện một số công ty chứng khoán.
Tiến sĩ Hoàng Xuân Quyến cho rằng, quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán hiện còn rất nhỏ và việc kéo dài thời gian giao dịch chỉ là một trong những giải pháp làm tăng quy mô thị trường trong ngắn hạn.
“Theo tôi, rút ngắn thời gian lưu ký chứng khoán, ví dụ từ T+4 hiện tại xuống T+2, tiến tới T+1, T+0 mới là giải pháp tích cực nhất. Mặt khác thị trường chứng khoán cần tăng thêm quy mô niêm yết bằng việc có nhiều cổ phiếu có vốn hóa lớn niêm yết, ví dụ, các ngân hàng, tập đoàn bảo hiểm, các công ty viễn thông, các tổng công ty rượu bia nước giải khát…
Cần sớm triển khai giao dịch ký quỹ và cho phép mua bán cùng loại chứng khoán trong ngày, cho phép các công ty chứng khoán thực hiện chức năng của nhà tạo lập thị trường. Điều này sẽ thúc đẩy tính thanh khoản và quy mô giao dich của thị trường lên cao hơn rất nhiều”, ông Quyến nói.
Cùng có nhận định tương tự, Tiến sỹ Quách Mạnh Hào cho biết: “Mấu chốt để tạo nên một thị trường hoàn chỉnh không phải chỉ là việc kéo dài thời gian giao dịch hay việc rút ngắn thời gian thanh toán T+, mà cơ bản là phải tạo ra cơ chế cho thị trường có thể giao dịch mua bán chứng khoán trong cùng phiên giao dịch”.
Tiến sĩ Trần Đắc Sinh, Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), mới đây đã cho VnEconomy biết về việc Sở đang xúc tiến việc gửi công văn cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, xin phép kéo dài giao dịch tới 15h00 mỗi ngày.
Theo ông Sinh, việc kéo dài thời gian giao dịch đến chiều là điều hoàn toàn hợp lý, mang lại nhiều thuận lợi cho cả công ty chứng khoán lẫn nhà đầu tư, và lâu dài sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.
Cũng tốt, nhưng đã đúng lúc?
Đánh giá về đề xuất nói trên của HOSE, đại diện một số công ty chứng khoán cho rằng đề xuất này cũng có những mặt tích cực, khi giúp các nhà đầu tư có thêm thời gian nhận định, dự đoán thị trường và ra quyết định, cũng như thời gian để giao dịch chứng khoán.
Ông Nguyễn Hồng Nam, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), cho rằng việc kéo dài thời gian giao dịch sẽ làm cho “phiên chợ” đông hơn, nhộn nhịp hơn, tính thanh khoản sẽ được cải thiện đáng kể.
Tiến sĩ Hoàng Xuân Quyến, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI), nói: “Việc kéo dài thời gian giao dịch sẽ giúp cho các công ty chứng khoán khai thác tốt hơn hiệu quả sử dụng công nghệ và nguồn nhân lực”. Nói về năng lực để chuẩn bị cho việc kéo dài thời gian giao dịch, ông Quyến khẳng định TVSI đã sẵn sàng về nguồn lực và công nghệ để thực hiện tốt chủ trương này.
Tiến sĩ Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC), cũng đánh giá các công ty chứng khoán hiện hoàn toàn có đủ năng lực thực thi các công việc liên quan đến việc kéo dài thời gian giao dịch.
Tuy nhiên, các ý kiến từ các chuyên gia và nhà đầu tư cũng chỉ ra nhiều điều lo ngại liên quan đến đề xuất kéo dài thời gian giao dịch nói trên.
“Việc tăng thêm giờ giao dịch chưa hẳn tăng thêm tính hấp dẫn của thị trường, cũng như lôi kéo nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán nhiều hơn. Việc tăng thời gian giao dịch phụ thuộc vào năng lực xử lý giao dịch và bù trừ của các cơ quan liên quan như Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, hệ thống ngân hàng, và bản thân các công ty chứng khoán”, ông Lê Minh Tâm, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS), phân vân.
Hiện nay còn rất nhiều công đoạn trong các công ty chứng khoán vẫn phải làm thủ công. Các công ty chứng khoán kết nối với ngân hàng như Kim Eng phải thêm khâu xử lý số liệu, chuyển số liệu cho ngân hàng, các hoạt động xác nhận cầm cố với ngân hàng....
Và thông thường với các công ty chứng khoán lớn, họ không chỉ kết nối với 1 ngân hàng mà còn có thể là 2 hoặc 3 ngân hàng. Các công việc xử lý sau giao dịch sẽ rất nhiều và sẽ khiến thời gian xử lý của các công ty chứng khoán có thể phải kéo dài.
“Việc kéo dài thời gian giao dịch sẽ tăng doanh số giao dịch cho công ty chứng khoán. Tuy nhiên, chúng tôi e ngại rằng doanh số giao dịch không tăng nhiều đủ để bù đắp các chi phí do kéo dài thời gian giao dịch của các công ty chứng khoán”, ông Tâm cho biết.
Đứng về khía cạnh nhà đầu tư, ông Huỳnh Tẩn, nhà đầu tư tại Công ty Chứng khoán Công thương (VietinBankSC) cho biết: “Việc kéo dài thời gian như vậy ở thời điểm hiện tại không có lợi cho những nhà đầu tư như tôi. Nhà đầu tư trong nước hiện nay chưa phải là chuyên nghiệp, đa số là nhà đầu tư bán thời gian, có nghĩa là vừa làm công việc khác vừa tham gia mua bán chứng khoán.
Do đó, việc kéo dài như vậy nhà đầu tư sẽ không có đủ thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để đưa ra quyết định mua bán. Hơn nữa đội ngũ môi giới chứng khoán hiện nay của các công ty chứng khoán cũng chưa thật sự chuyên nghiệp trong việc tư vấn cho nhà đầu tư. Hầu như các nhà đầu tư chứng khoán hiện nay chủ yếu là tự tìm hiểu, nghiên cứu hoặc đầu tư theo kiểu "ăn theo".
Mặc dù việc kéo dài đã được áp dụng ở các nước khác, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chưa phải phát triển mạnh, những thời điểm thị trường chứng khoán đi xuống, dù là thời gian giao dịch trong buổi sáng nhưng nhiều sàn không một bóng nhà đầu tư, vậy nếu như kéo dài thời gian giao dịch vào buổi chiều gặp khi thị trường chứng khoán tụt dốc thì chỉ phát sinh tốn kém cho công ty chứng khoán".
Ở góc độ khác, nhà đầu tư Lê Minh cho rằng: “Mặc dù đứng ở yếu tố chính sách là hợp lý vì việc này sẽ giúp thị trường đảm bảo tính thanh khoản, nâng cao quy mô giao dịch, tiến theo chuẩn quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài gián tiếp. Nhưng đối với các nhà đầu tư trong nước, việc mở rộng thời gian sang cả buổi chiều hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.
Bởi nếu trong cùng một ngày phiên sáng mua chứng khoán giá trần, đến chiều giá chứng khoán đó về mức sàn, vô hình chung T+3 sẽ biến thành T+6. Áp lực T+3 đã lớn nay còn lớn hơn nữa thì các nhà đầu tư sẽ vô cùng thiệt thòi bởi họ bị hạn chế điều kiện tiếp cận với những nguồn lợi của thị trường”.
Cần thêm các giải pháp khác
Giải pháp kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều được kỳ vọng sẽ tăng thêm tính thanh khoản cho thị trường. Nhưng sẽ tốt và hiệu quả hơn nếu đi kèm với các giải pháp khác như rút ngắn thời gian thanh toán, hay cho phép nhà đầu tư mở nhiều tài khoản, theo ý kiến của đại diện một số công ty chứng khoán.
Tiến sĩ Hoàng Xuân Quyến cho rằng, quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán hiện còn rất nhỏ và việc kéo dài thời gian giao dịch chỉ là một trong những giải pháp làm tăng quy mô thị trường trong ngắn hạn.
“Theo tôi, rút ngắn thời gian lưu ký chứng khoán, ví dụ từ T+4 hiện tại xuống T+2, tiến tới T+1, T+0 mới là giải pháp tích cực nhất. Mặt khác thị trường chứng khoán cần tăng thêm quy mô niêm yết bằng việc có nhiều cổ phiếu có vốn hóa lớn niêm yết, ví dụ, các ngân hàng, tập đoàn bảo hiểm, các công ty viễn thông, các tổng công ty rượu bia nước giải khát…
Cần sớm triển khai giao dịch ký quỹ và cho phép mua bán cùng loại chứng khoán trong ngày, cho phép các công ty chứng khoán thực hiện chức năng của nhà tạo lập thị trường. Điều này sẽ thúc đẩy tính thanh khoản và quy mô giao dich của thị trường lên cao hơn rất nhiều”, ông Quyến nói.
Cùng có nhận định tương tự, Tiến sỹ Quách Mạnh Hào cho biết: “Mấu chốt để tạo nên một thị trường hoàn chỉnh không phải chỉ là việc kéo dài thời gian giao dịch hay việc rút ngắn thời gian thanh toán T+, mà cơ bản là phải tạo ra cơ chế cho thị trường có thể giao dịch mua bán chứng khoán trong cùng phiên giao dịch”.