07:37 26/10/2022

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 35 lần, thời điểm hợp lý để tích lũy cổ phiếu hàng không?

Kiều Trang

Lưu lượng hành khách quốc tế Q3/22 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ với mức tăng 35 lần so với cùng kỳ lên 4,9 triệu, bằng 49,8% mức trước đại dịch, đưa lượng hành khách quốc tế trong 9T22 tăng 14,5 lần lên 14,5 triệu - bằng 22,3% so với trước dịch...

VnDirect vừa có báo cáo cập nhật triển vọng ngành hàng không với nhiều điểm sáng đáng chú ý. 

ĐÃ ĐẾN THỜI ĐIỂM CỦA HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ

Lưu lượng hành khách quốc tế Q3/22 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ với mức tăng 35 lần so với cùng kỳ lên 4,9 triệu, bằng 49,8% mức trước đại dịch, đưa lượng hành khách quốc tế trong 9T22 tăng 14,5 lần lên 14,5 triệu - bằng 22,3% so với trước dịch.

Hiện có hơn 30 hãng hàng không nước ngoài và 4 hãng hàng không Việt Nam đang khai thác 96 đường bay quốc tế kết nối Việt Nam với 21 quốc gia/vùng lãnh thổ. Trong 9T22, Hàn Quốc là quốc gia có lượng khách du lịch đến Việt Nam cao nhất với mức tăng gấp 21 lần, tiếp theo là Mỹ và các nước Đông Nam Á.

Trong kịch bản cơ sở, hàng không giữa Việt Nam và Đông Nam Á sẽ phục hồi mạnh mẽ từ Quý 3 năm 2022 do xúc tiến du lịch đã được triển khai, tiếp theo là Hàn Quốc, Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Ấn Độ trong Quý 4 năm 2022, Quảng bá du lịch Đài Loan và Nga có thể được thực hiện trong Quý 1 năm 2023 Quảng bá du lịch Trung Quốc có thể được thực hiện trong Quý 3 năm 2023.

Tổng số khách quốc tế từ thị trường Đông Nam Á có thể phục hồi trở lại mức trước đại dịch trong quý 1 năm 2023, tiếp theo là Hàn Quốc, Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ trong quý 2 năm 2023, Đài Loan và Nga trong quý 3 năm 2023 và Trung Quốc trong quý 1 năm 2024.

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 35 lần, thời điểm hợp lý để tích lũy cổ phiếu hàng không? - Ảnh 1

Do đó, kỳ vọng lượng khách quốc tế của Việt Nam đạt 12,5 triệu khách trong năm 2022 (so với 0,5 triệu khách trong năm 2021) và có thể tăng 195,2% so với cùng kỳ trong năm 2023 - bằng 88,5% mức trước đại dịch. Do kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hàng không Việt Nam có độ phụ thuộc lớn với hàng không quốc tế nên chúng tôi tin rằng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc kể từ năm 2023 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường quốc tế.

Theo dự báo của VnDirect, lượng khách quốc tế của Việt Nam có thể phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch trong năm 2024 (bằng 105,2% mức 2019) và có thể đạt 118,9% mức 2019 trong năm 2025.

CƠ SỞ HẠ TẦNG SẼ QUÁ TẢI VÀO NĂM 2023-2024

Theo quy hoạch tổng thể vận tải hàng không của chính phủ, đến năm 2030 Việt Nam sẽ có 28 sân bay bao gồm 15 sân bay nội địa và 13 sân bay quốc tế (từ 22 sân bay bao gồm 13 sân bay nội địa và 9 sân bay quốc tế vào năm 2022):  Bốn sân bay quốc tế mới đến năm 2030 bao gồm sân bay quốc tế Long Thành (LTIA) và 3 sân bay nội địa nâng cấp (Thọ Xuân, Vinh, Chu Lai).

Năm sân bay nội địa mới sẽ được phát triển thông qua hình thức BOT là Phan Thiết, Quảng Trị, Sa Pa, Lái Chà, Nà Sản.

Ngoài ra, một số cảng hàng không trọng điểm sẽ được mở rộng bao gồm sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TIA), sân bay quốc tế Nội Bài (NIA), sân bay quốc tế Cát Bi, sân bay quốc tế Phú Bài.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành (LTIA) chính thức được giao cho ACV làm nhà phát triển chính vào ngày 20-11. Tổng vốn đầu tư của LTIA khoảng
15 tỷ USD với tổng công suất 100 triệu khách. Dự án gồm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có thể phục vụ 25 triệu lượt khách với chi phí đầu tư 4,3 tỷ USD (99.000 tỷ đồng). ACV đã khởi công xây dựng giai đoạn 1 vào ngày 20/12 và dự kiến hoàn thành vào 02/09/2025. Dự án bao gồm 4 dự án thành phần.

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 35 lần, thời điểm hợp lý để tích lũy cổ phiếu hàng không? - Ảnh 2

Chính phủ dự kiến tổng lượng hành khách thông qua sẽ tăng 9,6% mỗi năm trong giai đoạn 2019-2030, trong đó sản lượng hành khách nội địa thông qua sẽ tăng 9,8%/năm, trong khi lượng hành khách quốc tế sẽ tăng 9,2%/năm, trong một kịch bản cơ bản. Chính phủ cũng đang trích lập một khoản dự phòng nhỏ cho cả rủi ro giảm và rủi ro tăng của tốc độ tang trưởng kép tổng lưu lượng giai đoạn 2019-2030 với giá trị tuyệt đối là 0,7 điểm %.

Đây là mức tăng trưởng có thể đạt được vì bên cạnh việc nâng cao năng lực tại các sân bay của Việt Nam, nhu cầu hàng không của Việt Nam tăng trưởng tiềm năng cũng rất lớn tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ của hàng không Việt Nam trong thời gian qua.

Tuy nhiên, do nhiều dự án hạ tầng hàng không trọng đang đương xây dựng, cơ sở hạ tầng không thể theo kịp với nhu cầu tăng trưởng trong ngắn hạn và cơ sở hạ tầng hàng không Việt Nam có thể gặp tình trạng quá tải trong giai đoạn 2023-2024 khi lượng khách du lịch quốc tế dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ.

Ước tính các sân bay hàng không Việt Nam có thể hoạt động ở mức 132%/142% tổng công suất thiết kế trong giai đoạn 2023-2024, trước khi giảm tải từ năm 2025 khi nhiều dự án cơ sở hạ tầng hàng không quan trọng ra mắt như sân bay Long Thành, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và dự án mở
rộng nhà ga T2 ở Nội Bài.

SẢN LƯỢNG HÀNG HÓA SẼ TĂNG VÀO NĂM 2023

Sản lượng hàng hóa hàng không Việt Nam sẽ đi ngang trong Q4/22 dựa vào những nguyên nhân sau: (1) bất ổn địa chính trị trên toàn thế giới, (2) lạm phát và lãi suất gia tăng có thể thu hẹp sản xuất toàn cầu, đưa sản lượng hàng hóa hàng không 2022 giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về lâu dài, thị trường hàng hóa hàng không Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng với mục tiêu của chính phủ là trở thành một "trung tâm sản xuất" của thế giới. Cục Hàng không Việt Nam ước tính tăng trưởng kép khối lượng hàng hóa hàng không trong giai đoạn 2022-30 là 10,9%.

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 35 lần, thời điểm hợp lý để tích lũy cổ phiếu hàng không? - Ảnh 3

Tuy nhiên, triển vọng thị trường hàng hóa hàng không toàn cầu sẽ trở nên tươi sáng hơn từ năm 2023, dựa vào các nguyên nhân: Việc nới lỏng thêm các hạn chế COVID-19 ở Trung Quốc, bao gồm cả việc mở lại các nhà máy ở quốc gia này cũng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của thị trường hàng hóa hàng không toàn cầu trong giai đoạn tới. Các hạn chế di chuyển quốc tế ở châu Á sẽ tiếp tục được nới lỏng, điều này sẽ giúp công suất vận tải hàng không gia tăng và giá cước vận tải hàng không sẽ trở nên hấp dẫn.

CỔ PHIẾU NÀO TIỀM NĂNG?

Thị trường hàng không nội địa đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể gần đây và bù đắp cho tăng trưởng tiềm năng bị mất trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu từ thị trường trong nước không nhiều, mà chủ yếu đến từ thị trường quốc tế (trong giai đoạn trước đại dịch, doanh thu từ thị trường trong nước chỉ chiếm khoảng 35% tổng doanh thu, còn lại từ thị trường quốc tế).

Vndirect tin rằng giao thông hàng không quốc tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ từ Q4/22, dẫn đến sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong ngành hàng không. Sự sụt giảm gần đây của thị trường đã đưa giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp hàng không về mức định giá hấp dẫn với kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong các giai đoạn tới, do đó đây là thời điểm tốt để tích lũy cổ phiếu ngành hàng không. 

VnDirect lựa chọn những đại diện tốt nhất của từng phân khúc có tốc độ tăng trưởng và yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ trong giai đoạn 2023-24, bao gồm ACV, AST.