Khí đốt, “vũ khí lợi hại” của Putin
Gazprom được xem là một công cụ chính sách ngoại giao của Nga, một công cụ mà Putin không ngại sử dụng
Thoạt nhìn, thỏa thuận cung cấp khí đốt trị giá 400 tỷ USD của Nga cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) mới đây, thông qua “gã khổng lồ” khí đốt quốc doanh Gazprom, có vẻ là một món hời cho Nga.
Tuy nhiên, theo một bài viết của hãng tin Reuters, lợi ích trong thỏa thuận này nghiêng nhiều về phía Trung Quốc, còn Gazprom thì cùng lắm là hòa vốn, và thậm chí có thể thua lỗ những khoản lớn.
Công cụ Gazprom
Tuy không đem lại lợi ích kinh tế cho Gazprom, thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Trung Quốc lại phù hợp với chiến lược địa chính trị “nghiêng về châu Á” của Putin, và cho thấy “một cuộc chơi địa chính trị quyết liệt, vượt lên mọi lý lẽ kinh tế” - theo phân tích của viện nghiên cứu chính sách Chatham House của Anh.
Theo đó, thỏa thuận giữa Gazprom với CNPC chỉ là một ví dụ minh chứng rằng Gazprom hoạt động như một công cụ để thỏa mãn các tham vọng chính trị của Tổng thống Putin và sức mạnh quốc gia của Nga hơn là một tổ chức với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Mặc dù cổ phiếu của Gazprom được giao dịch ở cả thị trường chứng khoán Nga và Mỹ, cổ phần đa số của tập đoàn này thuộc về Chính phủ Nga và Gazprom nhận lệnh trực tiếp từ điện Kremlin.
Trước tiên và trên hết, Gazprom là một công cụ chính sách ngoại giao của Nga, một công cụ mà Putin không ngại sử dụng để theo đuổi các lợi ích Nga. Trong suốt những năm tháng cầm quyền của Putin, điện Kremlin đã dùng quyền kiểm soát Gazprom - tăng hoặc giảm giá nhiên liệu - để duy trì ảnh hưởng đối với các nước láng giềng của Nga.
Putin từng có lần miêu tả Gazprom như “một đòn bẩy ảnh hưởng kinh tế và chính trị hùng mạnh đối với phần còn lại của thế giới”.
Một nhóm chuyên gia chính sách đối của Nga nhấn mạnh “nếu các nhà lãnh đạo của nước này hay nước kia quyết định bày tỏ thiện chí với Nga, thì tình hình cung cấp khí đốt, chính sách giá cả, và các khoản nợ cũ sẽ thayy đổi theo hướng có lợi hơn nhiều cho bên mua”.
Hành động của Gazprom ngay trước và sau khi cựu Tổng thống Ukraine Victor Yanukovych bị lật đổ là một ví dụ rõ ràng hơn cho thấy chiến lược nói trên. Vào tháng 12/2013, không lâu sau khi Yunokovych từ chối một thỏa thuận thương mại với Liên minh Châu Âu (EU), Gazprom đã “thưởng” cho ông bằng cách giảm 1/3 giá bán khí đốt cho Ukraine.
Và như để nhấn mạnh quyền lực của mình đối với Gazprom, đích thân Tổng thống Putin đã đứng ra quyết định giảm giá khí đốt này.
Tuy vậy, ba tháng sau đó, sau khi cuộc cách mạng Maidan đưa một chính phủ thân phương Tây lên cầm quyền ở Kiev, Nga đã tuyên bố tăng 81% giá bán khí đốt của Gazprom cho Ukraine. Động thái này là một tín hiệu rõ ràng cho thấy điện Kremlin sẵn sàng dùng Gazprom như một vũ khí kinh tế và chính trị để chống lại chính phủ mới ở Kiev.
Một dấu hiệu khác về việc Moscow sử dụng vũ khí mang tên khí đốt để chống lại Kiev đã xảy ra trong năm 2015. Đó là việc Gazprom bắt đầu vận chuyển khí đốt trực tiếp tới lãnh thổ do lực lượng ly khai kiểm soát ở miền Đông Ukraine sau khi quân ly khai phá hủy một đường ống.
Ngay cả sau khi Ukraine đã sửa chữa đường ống này, Gazprom vẫn tiếp tục vận chuyển khí đốt trực tiếp tới khu vực do quân ly khai kiểm soát, trong khi vẫn ghi hóa đơn để Ukraine phải thanh toán cho số khí đốt này. Việc làm này được xem như một nỗ lực rõ ràng của Moscow nhằm sử dụng sức mạnh về năng lượng để “dọa” Kiev thông qua sự phụ thuộc của Ukraine vào Gazprom.
Ukraine không phải là quốc gia láng giềng duy nhất mà giao dịch với Gazprom bị chi phối bởi mối quan hệ giữa quốc gia đó với điện Kremlin.
Một nghiên cứu từ năm 2006 do Cơ quan Nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển thực hiện đã tìm ra 50 ví dụ khi Nga sử dụng đòn bẩy năng lượng để gây áp lực chính trị hoặc kinh tế đối với các nước láng giềng.
Mặc dù những lý do kinh tế hợp lý thường hậu thuẫn cho hành vi “thông đồng” của Gazprom với điện Kremlin, nghiên cứu trên phát hiện ra rằng động cơ chính trị tồn tại trong hơn một nửa số vụ việc được các nhà nghiên cứu đưa ra đánh giá.
Vai trò then chốt
Trong một số trường hợp, những tuyên bố mà điện Kremlin đưa ra thể hiện sự đe dọa thẳng thừng. Năm 2013, Moldova, một nước nhỏ thuộc Liên Xô cũ, bắt dầu đàm phán với EU về thỏa thuận thương mại tự do.
Ngay lập tức, Nga dọa cắt cung cấp khí đốt cho Moldova. Một thứ trưởng Ngoại giao Nga cảnh báo: “Chúng tôi hy vọng là các bạn sẽ không đóng băng”.
Theo Reuters, Gazprom cũng đóng một vai trò then chốt trong việc hậu thuẫn quyền lực của điện Kremlin trong nước. Tập đoàn này vận hành như một tổ chức ủng hộ xã hội, cung cấp khí đốt giá rẻ cho các hộ gia đình và các ngành công nghiệp của Nga. Điều này giúp nền kinh tế Nga ổn định, và người tiêu dùng Nga, nhất là người hưu trí, được ấm áp trong mùa đông, đồng thời đảm bảo rằng các cử tri Nga tiếp tục ủng hộ Putin.
Trong khi Chính phủ Nga thường xuyên hứa với Gazprom rằng tập đoàn này sẽ được phép tăng giá bán khí đốt trong nước tới mức ít nhất đủ để trang trải chi phí, Gazprom vẫn tiếp tục thua lỗ những khoản tiền lớn từ việc bán khí đốt tại thị trường trong nước.
Dù chiến lược bán dưới giá thành có thể là phi lý nếu xét trên các chuẩn mực doanh nghiệp thông thường, điện Kremlin vẫn không muốn đặt ổn định chính trị và xã hội vào thế rủi ro mà việc tăng giá bán khí đốt trong nước có thể gây ra.
Cuối cùng, Putin sử dụng Gazprom để duy trì lòng trung thành của các đồng minh chính trị gần gũi nhất bằng cách cho phép những người này được hưởng một phần nguồn tiền của Gazprom, có thể thông qua những bản hợp đồng béo bở. So sánh chi phí xây dựng đường ống dẫn khí của những dự án tương tự trong và ngoài nước Nga thể hiện rõ điều này.
Theo một nghiên cứu, Gazprom chi nhiều gấp đôi tiền để xây dựng đường ống dẫn khí đốt trong nước so với số tiền bỏ ra cùng với đối tác nước ngoài để xây dựng đường ống tương tự ở nước ngoài. Trên thực tế, mức thiệt hại của Gazprom do tham nhũng và lãng phí được cho là cũng lớn như lợi nhuận mà tập đoàn này tạo ra.
Bài viết của Reuters cho rằng, hợp đồng “khủng” giữa Gazprom và CNPC là một ví dụ điển hình. Nhiều dự án liên quan tới xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí đốt trị giá hàng tỷ USD của hợp đồng này có thể sẽ được trao cho các công ty nằm dưới quyền kiểm soát của Arkady Rotenberg và Gennady Timchenko, hai nhân vật nằm trong hàng ngũ “thân tín” của Putin. Các công ty của hai tỷ phú này là những nhà thầu phụ quan trọng nhất của Gazprom trong dự án nói trên.
Trong khi các khoản thua lỗ của Gazprom sẽ được “hấp thụ” bởi Chính phủ Nga thông qua Quỹ Thịnh vượng Quốc gia, thì lợi nhuận mà tập đoàn này tạo ra lại rơi vào tay những người thân tín của điện Kremlin.
Chủ tịch hãng xe Mỹ General Motors (GM) từng nói rằng “điều gì tốt cho General Motors là tốt cho nước Mỹ”. Câu nói tương tự cũng có thể đúng với Gazprom và nước Nga thời Putin.
Tuy nhiên, theo một bài viết của hãng tin Reuters, lợi ích trong thỏa thuận này nghiêng nhiều về phía Trung Quốc, còn Gazprom thì cùng lắm là hòa vốn, và thậm chí có thể thua lỗ những khoản lớn.
Công cụ Gazprom
Tuy không đem lại lợi ích kinh tế cho Gazprom, thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Trung Quốc lại phù hợp với chiến lược địa chính trị “nghiêng về châu Á” của Putin, và cho thấy “một cuộc chơi địa chính trị quyết liệt, vượt lên mọi lý lẽ kinh tế” - theo phân tích của viện nghiên cứu chính sách Chatham House của Anh.
Theo đó, thỏa thuận giữa Gazprom với CNPC chỉ là một ví dụ minh chứng rằng Gazprom hoạt động như một công cụ để thỏa mãn các tham vọng chính trị của Tổng thống Putin và sức mạnh quốc gia của Nga hơn là một tổ chức với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Mặc dù cổ phiếu của Gazprom được giao dịch ở cả thị trường chứng khoán Nga và Mỹ, cổ phần đa số của tập đoàn này thuộc về Chính phủ Nga và Gazprom nhận lệnh trực tiếp từ điện Kremlin.
Trước tiên và trên hết, Gazprom là một công cụ chính sách ngoại giao của Nga, một công cụ mà Putin không ngại sử dụng để theo đuổi các lợi ích Nga. Trong suốt những năm tháng cầm quyền của Putin, điện Kremlin đã dùng quyền kiểm soát Gazprom - tăng hoặc giảm giá nhiên liệu - để duy trì ảnh hưởng đối với các nước láng giềng của Nga.
Putin từng có lần miêu tả Gazprom như “một đòn bẩy ảnh hưởng kinh tế và chính trị hùng mạnh đối với phần còn lại của thế giới”.
Một nhóm chuyên gia chính sách đối của Nga nhấn mạnh “nếu các nhà lãnh đạo của nước này hay nước kia quyết định bày tỏ thiện chí với Nga, thì tình hình cung cấp khí đốt, chính sách giá cả, và các khoản nợ cũ sẽ thayy đổi theo hướng có lợi hơn nhiều cho bên mua”.
Hành động của Gazprom ngay trước và sau khi cựu Tổng thống Ukraine Victor Yanukovych bị lật đổ là một ví dụ rõ ràng hơn cho thấy chiến lược nói trên. Vào tháng 12/2013, không lâu sau khi Yunokovych từ chối một thỏa thuận thương mại với Liên minh Châu Âu (EU), Gazprom đã “thưởng” cho ông bằng cách giảm 1/3 giá bán khí đốt cho Ukraine.
Và như để nhấn mạnh quyền lực của mình đối với Gazprom, đích thân Tổng thống Putin đã đứng ra quyết định giảm giá khí đốt này.
Tuy vậy, ba tháng sau đó, sau khi cuộc cách mạng Maidan đưa một chính phủ thân phương Tây lên cầm quyền ở Kiev, Nga đã tuyên bố tăng 81% giá bán khí đốt của Gazprom cho Ukraine. Động thái này là một tín hiệu rõ ràng cho thấy điện Kremlin sẵn sàng dùng Gazprom như một vũ khí kinh tế và chính trị để chống lại chính phủ mới ở Kiev.
Một dấu hiệu khác về việc Moscow sử dụng vũ khí mang tên khí đốt để chống lại Kiev đã xảy ra trong năm 2015. Đó là việc Gazprom bắt đầu vận chuyển khí đốt trực tiếp tới lãnh thổ do lực lượng ly khai kiểm soát ở miền Đông Ukraine sau khi quân ly khai phá hủy một đường ống.
Ngay cả sau khi Ukraine đã sửa chữa đường ống này, Gazprom vẫn tiếp tục vận chuyển khí đốt trực tiếp tới khu vực do quân ly khai kiểm soát, trong khi vẫn ghi hóa đơn để Ukraine phải thanh toán cho số khí đốt này. Việc làm này được xem như một nỗ lực rõ ràng của Moscow nhằm sử dụng sức mạnh về năng lượng để “dọa” Kiev thông qua sự phụ thuộc của Ukraine vào Gazprom.
Ukraine không phải là quốc gia láng giềng duy nhất mà giao dịch với Gazprom bị chi phối bởi mối quan hệ giữa quốc gia đó với điện Kremlin.
Một nghiên cứu từ năm 2006 do Cơ quan Nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển thực hiện đã tìm ra 50 ví dụ khi Nga sử dụng đòn bẩy năng lượng để gây áp lực chính trị hoặc kinh tế đối với các nước láng giềng.
Mặc dù những lý do kinh tế hợp lý thường hậu thuẫn cho hành vi “thông đồng” của Gazprom với điện Kremlin, nghiên cứu trên phát hiện ra rằng động cơ chính trị tồn tại trong hơn một nửa số vụ việc được các nhà nghiên cứu đưa ra đánh giá.
Vai trò then chốt
Trong một số trường hợp, những tuyên bố mà điện Kremlin đưa ra thể hiện sự đe dọa thẳng thừng. Năm 2013, Moldova, một nước nhỏ thuộc Liên Xô cũ, bắt dầu đàm phán với EU về thỏa thuận thương mại tự do.
Ngay lập tức, Nga dọa cắt cung cấp khí đốt cho Moldova. Một thứ trưởng Ngoại giao Nga cảnh báo: “Chúng tôi hy vọng là các bạn sẽ không đóng băng”.
Theo Reuters, Gazprom cũng đóng một vai trò then chốt trong việc hậu thuẫn quyền lực của điện Kremlin trong nước. Tập đoàn này vận hành như một tổ chức ủng hộ xã hội, cung cấp khí đốt giá rẻ cho các hộ gia đình và các ngành công nghiệp của Nga. Điều này giúp nền kinh tế Nga ổn định, và người tiêu dùng Nga, nhất là người hưu trí, được ấm áp trong mùa đông, đồng thời đảm bảo rằng các cử tri Nga tiếp tục ủng hộ Putin.
Trong khi Chính phủ Nga thường xuyên hứa với Gazprom rằng tập đoàn này sẽ được phép tăng giá bán khí đốt trong nước tới mức ít nhất đủ để trang trải chi phí, Gazprom vẫn tiếp tục thua lỗ những khoản tiền lớn từ việc bán khí đốt tại thị trường trong nước.
Dù chiến lược bán dưới giá thành có thể là phi lý nếu xét trên các chuẩn mực doanh nghiệp thông thường, điện Kremlin vẫn không muốn đặt ổn định chính trị và xã hội vào thế rủi ro mà việc tăng giá bán khí đốt trong nước có thể gây ra.
Cuối cùng, Putin sử dụng Gazprom để duy trì lòng trung thành của các đồng minh chính trị gần gũi nhất bằng cách cho phép những người này được hưởng một phần nguồn tiền của Gazprom, có thể thông qua những bản hợp đồng béo bở. So sánh chi phí xây dựng đường ống dẫn khí của những dự án tương tự trong và ngoài nước Nga thể hiện rõ điều này.
Theo một nghiên cứu, Gazprom chi nhiều gấp đôi tiền để xây dựng đường ống dẫn khí đốt trong nước so với số tiền bỏ ra cùng với đối tác nước ngoài để xây dựng đường ống tương tự ở nước ngoài. Trên thực tế, mức thiệt hại của Gazprom do tham nhũng và lãng phí được cho là cũng lớn như lợi nhuận mà tập đoàn này tạo ra.
Bài viết của Reuters cho rằng, hợp đồng “khủng” giữa Gazprom và CNPC là một ví dụ điển hình. Nhiều dự án liên quan tới xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí đốt trị giá hàng tỷ USD của hợp đồng này có thể sẽ được trao cho các công ty nằm dưới quyền kiểm soát của Arkady Rotenberg và Gennady Timchenko, hai nhân vật nằm trong hàng ngũ “thân tín” của Putin. Các công ty của hai tỷ phú này là những nhà thầu phụ quan trọng nhất của Gazprom trong dự án nói trên.
Trong khi các khoản thua lỗ của Gazprom sẽ được “hấp thụ” bởi Chính phủ Nga thông qua Quỹ Thịnh vượng Quốc gia, thì lợi nhuận mà tập đoàn này tạo ra lại rơi vào tay những người thân tín của điện Kremlin.
Chủ tịch hãng xe Mỹ General Motors (GM) từng nói rằng “điều gì tốt cho General Motors là tốt cho nước Mỹ”. Câu nói tương tự cũng có thể đúng với Gazprom và nước Nga thời Putin.