Người Nga đang nghĩ gì về Mỹ và Putin?
Dù kém lạc quan về nền kinh tế Nga, người Nga vẫn dành cho Tổng thống Putin sự ủng hộ mạnh mẽ
Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở ở Washington DC, Mỹ mới đây đã công bố kết quả một cuộc thăm dò cho thấy quan điểm của người dân Nga về một loạt vấn đề, từ mối quan hệ giữa nước này với Mỹ, tình trạng nền kinh tế đất nước, cho tới tình cảm với Tổng thống Vladimir Putin.
Pew đã trực tiếp phỏng vấn khoảng 1.000 người Nga trưởng thành thuộc độ tuổi, giới tính và địa điểm khác nhau. Kết quả khảo sát cho thấy dù kém lạc quan về nền kinh tế Nga, người Nga vẫn dành cho Putin sự ủng hộ mạnh mẽ, đồng thời có cái nhìn ngày càng tiêu cực về các nước và các nhà lãnh đạo phương Tây. Bên cạnh đó, người Nga cũng thường nhớ về những năm tháng hoàng kim của thời Liên Xô cũ.
Dưới đây là 6 kết luận được Trung tâm Nghiên cứu Pew rút ra từ cuộc thăm dò này:
1. Gần 3/4 người Nga (73%) được hỏi nói nền kinh tế nước này đang trong tình trạng xấu
Chỉ khoảng 1/4 người Nga (24%) được Pew khảo sát nói nền kinh tế đang tiến triển tốt. Trong vòng 1 năm qua, giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến mức độ lạc quan về nền kinh tế của người dân Nga giảm 20 điểm phần trăm, bất chấp những tín hiệu gần đây cho thấy sự giảm tốc kinh tế có thể không tồi tệ như dự báo.
Khi được hỏi về nguyên nhân chính khiến kinh tế Nga sa sút, 1/3 người Nga nói đó là lệnh trừng phạt của phương Tây, 1/3 nói do giá dầu giảm, và chỉ 1/3 đổ lỗi cho các chính sách của Chính phủ.
2. Bất chấp sự bi quan của người dân về nền kinh tế, Tổng thống Nga Putin vẫn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ dân chúng
Về chính sách ngoại giao, hơn 80% người Nga được khảo sát ý kiến ủng hộ đường lối của Putin với Trung Quốc, Mỹ, Ukraine và Liên minh châu Âu (EU). Về chính sách đối nội, đại đa số người Nga ủng hộ chính sách năng lượng của Putin (73%) và cách ông Putin xử lý các vấn đề kinh tế (70%). Tỷ lệ ủng hộ thấp nhất dành cho Putin nằm ở vấn đề chống tham nhũng, nhưng ở mảng này vẫn có tới 62% người Nga được hỏi ủng hộ Tổng thống Nga.
88% người Nga bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng của Putin trong giải quyết các vấn đề quốc tế, trong đó 66% đặt niềm tin lớn. Đây là tỷ lệ ủng hộ cao nhất mà người dân Nga dành cho chính sách đối ngoại của Putin kể từ khi Pew đưa ra câu hỏi khảo sát này vào năm 2003. Tuy vậy, năm nay có nhiều người Nga hơn so với năm ngoái nói hành động của Putin ở Ukraine đã khiến hình ảnh của Nga trên trường quốc tế suy giảm.
3. Người Nga không “ưa” Mỹ và các cường quốc phương Tây khác
Chỉ 15% người Nga được hỏi có cái nhìn tích cực về Mỹ, trong khi 81% đưa ra quan điểm tiêu cực về nước này. Tương tự, chỉ 12% người Nga đánh giá tích cực về tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tỷ lệ người Nga dành cho Liên minh châu Âu (EU) (31%) và Đức (35%) cũng đều là mức thấp chưa từng có.
Trên thực tế, từ năm 2011 tới nay, tỷ lệ người Nga đánh giá tích cực về nước Đức đã giảm 43 điểm phần trăm. Sự sụt giảm tương tự cũng diễn ra trong quan điểm của người Nga đối với Mỹ (giảm 41 điểm phần trăm), EU (giảm 33 điểm phần trăm) và NATO (giảm 25 điểm phần trăm) kể từ năm 2011.
4. Cùng với việc “mất cảm tình” với các cường quốc phương Tây, người Nga cũng mất niềm tin vào các nhà lãnh đạo phương Tây
Chỉ 28% người Nga được hỏi tin tưởng vào Thủ tướng Đức Angela Markels trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Thậm chí, tỷ lệ tin tưởng dành cho Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ là 11%.
Vào năm 2012, có tới 48% người Nga tin tưởng vào bà Merkel và 36% tin vào ông Obama. Tuy vậy, việc người Nga không tin tưởng vào một vị tổng thống Mỹ không phải là không có tiền lệ. Tỷ lệ tin tưởng cao nhất mà người Nga dành cho cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush là mức 25% vào năm 2005. Ngay sau khi cuộc chiến tranh Iraq bắt đầu, chỉ 8% người Nga tin tưởng vào ông Bush.
5. Người Nga nhớ thời Liên Xô
Có tới 69% người Nga nói việc Liên Xô tan rã là một điều tồi tệ đối với nước Nga. Chỉ 17% nói đó là một điều tốt. Những người Nga từ độ tuổi 50 trở lên càng có xu hướng nói việc Liên Xô tan rã là không tốt (85%). Trong khi chỉ 44% người Nga trẻ đưa ra câu trả lời tương tự. 27% người Nga trẻ, trong độ tuổi 18-29, không có quan điểm gì về vấn đề này.
61% người Nga được hỏi nhất trí với quan điểm cho rằng “có một số phần của các nước láng giềng thực ra thuộc về Nga”. Chỉ 29% không đồng tình với quan điểm này. Đây là quan điểm mà người Nga đã duy trì từ năm 2002. Tuy vậy, vào năm 1992, sau khi Liên Xô tan rã, chưa đầy 40% người Nga cho rằng một số vùng đất của các quốc gia láng giềng thuộc về Nga. Năm 1991, tỷ lệ này thậm chí chỉ là 22%.
6. Người Nga có quan điểm trái chiều về việc Ukraine là thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU), và muốn miền Đông Ukraine ly khai
Chỉ 45% người Nga được Pew khảo sát nói Ukraine nên gia nhập EEU, liên minh hiện gồm Nga, Armenia, Belarus và Kazakhstan, và Kyrgyzstan sắp sửa tham gia. 40% người Nga phản đối Ukraine gia nhập EEU. Tuy vậy, chỉ 3% người Nga ủng hộ Ukraine gia nhập EU, 14% ủng hộ Ukraine gia nhập EU.
Trong khi đó 24% người Nga muốn hai nước cộng hòa tự phong Luhansk và Donetsk ở miền Đông Ukraine trở thành một phần của Nga. 35% muốn Luhansk và Donetsk trở thành những nhà nước độc lập. Khoảng 32% muốn miền Đông Ukraine tiếp tục là một phần của Ukraine.
Pew đã trực tiếp phỏng vấn khoảng 1.000 người Nga trưởng thành thuộc độ tuổi, giới tính và địa điểm khác nhau. Kết quả khảo sát cho thấy dù kém lạc quan về nền kinh tế Nga, người Nga vẫn dành cho Putin sự ủng hộ mạnh mẽ, đồng thời có cái nhìn ngày càng tiêu cực về các nước và các nhà lãnh đạo phương Tây. Bên cạnh đó, người Nga cũng thường nhớ về những năm tháng hoàng kim của thời Liên Xô cũ.
Dưới đây là 6 kết luận được Trung tâm Nghiên cứu Pew rút ra từ cuộc thăm dò này:
1. Gần 3/4 người Nga (73%) được hỏi nói nền kinh tế nước này đang trong tình trạng xấu
Chỉ khoảng 1/4 người Nga (24%) được Pew khảo sát nói nền kinh tế đang tiến triển tốt. Trong vòng 1 năm qua, giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến mức độ lạc quan về nền kinh tế của người dân Nga giảm 20 điểm phần trăm, bất chấp những tín hiệu gần đây cho thấy sự giảm tốc kinh tế có thể không tồi tệ như dự báo.
Khi được hỏi về nguyên nhân chính khiến kinh tế Nga sa sút, 1/3 người Nga nói đó là lệnh trừng phạt của phương Tây, 1/3 nói do giá dầu giảm, và chỉ 1/3 đổ lỗi cho các chính sách của Chính phủ.
2. Bất chấp sự bi quan của người dân về nền kinh tế, Tổng thống Nga Putin vẫn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ dân chúng
Về chính sách ngoại giao, hơn 80% người Nga được khảo sát ý kiến ủng hộ đường lối của Putin với Trung Quốc, Mỹ, Ukraine và Liên minh châu Âu (EU). Về chính sách đối nội, đại đa số người Nga ủng hộ chính sách năng lượng của Putin (73%) và cách ông Putin xử lý các vấn đề kinh tế (70%). Tỷ lệ ủng hộ thấp nhất dành cho Putin nằm ở vấn đề chống tham nhũng, nhưng ở mảng này vẫn có tới 62% người Nga được hỏi ủng hộ Tổng thống Nga.
88% người Nga bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng của Putin trong giải quyết các vấn đề quốc tế, trong đó 66% đặt niềm tin lớn. Đây là tỷ lệ ủng hộ cao nhất mà người dân Nga dành cho chính sách đối ngoại của Putin kể từ khi Pew đưa ra câu hỏi khảo sát này vào năm 2003. Tuy vậy, năm nay có nhiều người Nga hơn so với năm ngoái nói hành động của Putin ở Ukraine đã khiến hình ảnh của Nga trên trường quốc tế suy giảm.
3. Người Nga không “ưa” Mỹ và các cường quốc phương Tây khác
Chỉ 15% người Nga được hỏi có cái nhìn tích cực về Mỹ, trong khi 81% đưa ra quan điểm tiêu cực về nước này. Tương tự, chỉ 12% người Nga đánh giá tích cực về tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tỷ lệ người Nga dành cho Liên minh châu Âu (EU) (31%) và Đức (35%) cũng đều là mức thấp chưa từng có.
Trên thực tế, từ năm 2011 tới nay, tỷ lệ người Nga đánh giá tích cực về nước Đức đã giảm 43 điểm phần trăm. Sự sụt giảm tương tự cũng diễn ra trong quan điểm của người Nga đối với Mỹ (giảm 41 điểm phần trăm), EU (giảm 33 điểm phần trăm) và NATO (giảm 25 điểm phần trăm) kể từ năm 2011.
4. Cùng với việc “mất cảm tình” với các cường quốc phương Tây, người Nga cũng mất niềm tin vào các nhà lãnh đạo phương Tây
Chỉ 28% người Nga được hỏi tin tưởng vào Thủ tướng Đức Angela Markels trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Thậm chí, tỷ lệ tin tưởng dành cho Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ là 11%.
Vào năm 2012, có tới 48% người Nga tin tưởng vào bà Merkel và 36% tin vào ông Obama. Tuy vậy, việc người Nga không tin tưởng vào một vị tổng thống Mỹ không phải là không có tiền lệ. Tỷ lệ tin tưởng cao nhất mà người Nga dành cho cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush là mức 25% vào năm 2005. Ngay sau khi cuộc chiến tranh Iraq bắt đầu, chỉ 8% người Nga tin tưởng vào ông Bush.
5. Người Nga nhớ thời Liên Xô
Có tới 69% người Nga nói việc Liên Xô tan rã là một điều tồi tệ đối với nước Nga. Chỉ 17% nói đó là một điều tốt. Những người Nga từ độ tuổi 50 trở lên càng có xu hướng nói việc Liên Xô tan rã là không tốt (85%). Trong khi chỉ 44% người Nga trẻ đưa ra câu trả lời tương tự. 27% người Nga trẻ, trong độ tuổi 18-29, không có quan điểm gì về vấn đề này.
61% người Nga được hỏi nhất trí với quan điểm cho rằng “có một số phần của các nước láng giềng thực ra thuộc về Nga”. Chỉ 29% không đồng tình với quan điểm này. Đây là quan điểm mà người Nga đã duy trì từ năm 2002. Tuy vậy, vào năm 1992, sau khi Liên Xô tan rã, chưa đầy 40% người Nga cho rằng một số vùng đất của các quốc gia láng giềng thuộc về Nga. Năm 1991, tỷ lệ này thậm chí chỉ là 22%.
6. Người Nga có quan điểm trái chiều về việc Ukraine là thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU), và muốn miền Đông Ukraine ly khai
Chỉ 45% người Nga được Pew khảo sát nói Ukraine nên gia nhập EEU, liên minh hiện gồm Nga, Armenia, Belarus và Kazakhstan, và Kyrgyzstan sắp sửa tham gia. 40% người Nga phản đối Ukraine gia nhập EEU. Tuy vậy, chỉ 3% người Nga ủng hộ Ukraine gia nhập EU, 14% ủng hộ Ukraine gia nhập EU.
Trong khi đó 24% người Nga muốn hai nước cộng hòa tự phong Luhansk và Donetsk ở miền Đông Ukraine trở thành một phần của Nga. 35% muốn Luhansk và Donetsk trở thành những nhà nước độc lập. Khoảng 32% muốn miền Đông Ukraine tiếp tục là một phần của Ukraine.