Khi TCL dùng “người sắt” đấu với Apple, Samsung
Việc các công ty Trung Quốc đưa sản phẩm vào phim ảnh Mỹ không còn là chuyện hiếm
Nhằm chống chọi lại sức cạnh tranh mạnh mẽ của Apple và Samsung trên thị trường smartphone toàn cầu, tập đoàn TCL của Trung Quốc đang phải viện tới một vũ khí mới. Đó là "Người sắt" (Iron Man), loạt phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng của điện ảnh Hollywood, hãng tin Bloomberg cho hay.
Cụ thể, theo thỏa thuận thay thế thiết bị cho bộ phim "Người sắt" phần ba của hãng Paramount Pictures, nhân vật Tony Stark (do nam diễn viên Robert Downey Jr. thủ vai) sẽ dùng một số sản phẩm của TCL để chiến đấu với kẻ thù. Một số tính năng có thật, như các thiết bị cầm tay tích hợp tivi, sẽ được tái tạo trên màn ảnh nhỏ.
Theo Bloomberg, TCL đang làm mọi thứ có thể để nâng cao thị phần. Cùng với các hãng đồng hương như ZTE, Huawei, Lenovo, hãng này đang tìm cách tăng doanh số và uy tín thương hiệu của họ ở trong và ngoài nước. Thực tế, việc các công ty Trung Quốc đưa sản phẩm của họ vào phim ảnh Mỹ vốn không phải là chuyện chưa từng xảy ra.
Trong "Người sắt" phần 2, nhân vật "góa phụ đen" do nữ diễn viên Scarlett Johansson cũng đã diện các bộ trang phục do công ty thời trang Semir của Trung Quốc thiết kế. Hoặc như trong bộ phim truyền hình "The big bang theory", người xem có thể thấy thấp thoáng bóng dáng của nhãn sữa Shuhua, một sản phẩm thuộc tập đoàn sữa Yili của Trung Quốc.
Janie Ma, giám đốc marketing giải trí của công ty Ogilvy Bắc Kinh, từng nhận định rằng, người Trung Quốc thích nhìn thấy hàng hóa mang thương hiệu nội địa trên các phương tiện truyền thông Mỹ. Việc phim Mỹ xuất hiện những sản phẩm mang thương hiệu Trung Quốc sẽ giúp cho tên tuổi của các công ty sản xuất loại hàng đó trở nên đáng chú ý hơn.
Chưa hết, những bộ phim của Hollywood có lợi thế về chất lượng, doanh thu và hoạt động quảng bá. Nhiều bộ phim không chỉ được chiếu ở riêng thị trường Mỹ hay thị trường Trung Quốc, mà còn được mang đi khắp thế giới, do đó thương hiệu sản phẩm xuất hiện trong bộ phim cũng sẽ được quảng bá tới nhiều người tiêu dùng hơn, ở nhiều khu vực hơn.
Năm 2011, trong phim "Transformers: Dark of the moon" có cảnh một nhà khoa học người Trung Quốc cầm hộp sữa Shuhua, đứng trong thang máy với Shia LaBeouf. Trong bản phim phát hành ở quốc gia này, người đàn ông đó có nói câu "Để tôi uống xong hộp sữa Shuhua này đã". Chỉ với câu thoại như vậy, doanh số sữa Shuhua năm 2011 đã tăng tới 12%.
Theo nghiên cứu mới nhất của hãng phân tích thị trường Gartner, hơn 1,2 tỷ chiếc smartphone sẽ được tiêu thụ trong năm 2013, vượt xa con số kỷ lục 821 triệu máy được xác lập trong năm 2012. Còn theo hãng nghiên cứu Stamford, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đang mua những thiết bị cầm tay mạnh mẽ, đa năng nhiều hơn máy tính cá nhân.
Với những dự báo hoành tráng như vậy về thị trường smartphone nói riêng, thiết bị di động nói chung, việc các hãng công nghệ như TCL của Trung Quốc dùng mọi cách để quảng bá tên tuổi nhằm tăng thị phần và doanh thu là điều rất dễ hiểu. TCL được thành lập năm 1981, hiện kinh doanh các thiết bị điện tử gia dụng, viễn thông và cả điện thoại di động.
Phát biểu tại triển lãm điện tử tiêu dùng quốc tế (CES 2013) ở thành phố Las Vegas, Mỹ vừa kết thúc cuối tuần trước, bản thân Chủ tịch TCL Tomson Li cũng thừa nhận, việc hợp tác với hãng sản xuất bộ phim "Người sắt" sẽ rất có ích đối với hãng trong việc quảng bá thương hiệu trên thị trường toàn cầu, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc.
Cụ thể, theo thỏa thuận thay thế thiết bị cho bộ phim "Người sắt" phần ba của hãng Paramount Pictures, nhân vật Tony Stark (do nam diễn viên Robert Downey Jr. thủ vai) sẽ dùng một số sản phẩm của TCL để chiến đấu với kẻ thù. Một số tính năng có thật, như các thiết bị cầm tay tích hợp tivi, sẽ được tái tạo trên màn ảnh nhỏ.
Theo Bloomberg, TCL đang làm mọi thứ có thể để nâng cao thị phần. Cùng với các hãng đồng hương như ZTE, Huawei, Lenovo, hãng này đang tìm cách tăng doanh số và uy tín thương hiệu của họ ở trong và ngoài nước. Thực tế, việc các công ty Trung Quốc đưa sản phẩm của họ vào phim ảnh Mỹ vốn không phải là chuyện chưa từng xảy ra.
Trong "Người sắt" phần 2, nhân vật "góa phụ đen" do nữ diễn viên Scarlett Johansson cũng đã diện các bộ trang phục do công ty thời trang Semir của Trung Quốc thiết kế. Hoặc như trong bộ phim truyền hình "The big bang theory", người xem có thể thấy thấp thoáng bóng dáng của nhãn sữa Shuhua, một sản phẩm thuộc tập đoàn sữa Yili của Trung Quốc.
Janie Ma, giám đốc marketing giải trí của công ty Ogilvy Bắc Kinh, từng nhận định rằng, người Trung Quốc thích nhìn thấy hàng hóa mang thương hiệu nội địa trên các phương tiện truyền thông Mỹ. Việc phim Mỹ xuất hiện những sản phẩm mang thương hiệu Trung Quốc sẽ giúp cho tên tuổi của các công ty sản xuất loại hàng đó trở nên đáng chú ý hơn.
Chưa hết, những bộ phim của Hollywood có lợi thế về chất lượng, doanh thu và hoạt động quảng bá. Nhiều bộ phim không chỉ được chiếu ở riêng thị trường Mỹ hay thị trường Trung Quốc, mà còn được mang đi khắp thế giới, do đó thương hiệu sản phẩm xuất hiện trong bộ phim cũng sẽ được quảng bá tới nhiều người tiêu dùng hơn, ở nhiều khu vực hơn.
Năm 2011, trong phim "Transformers: Dark of the moon" có cảnh một nhà khoa học người Trung Quốc cầm hộp sữa Shuhua, đứng trong thang máy với Shia LaBeouf. Trong bản phim phát hành ở quốc gia này, người đàn ông đó có nói câu "Để tôi uống xong hộp sữa Shuhua này đã". Chỉ với câu thoại như vậy, doanh số sữa Shuhua năm 2011 đã tăng tới 12%.
Theo nghiên cứu mới nhất của hãng phân tích thị trường Gartner, hơn 1,2 tỷ chiếc smartphone sẽ được tiêu thụ trong năm 2013, vượt xa con số kỷ lục 821 triệu máy được xác lập trong năm 2012. Còn theo hãng nghiên cứu Stamford, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đang mua những thiết bị cầm tay mạnh mẽ, đa năng nhiều hơn máy tính cá nhân.
Với những dự báo hoành tráng như vậy về thị trường smartphone nói riêng, thiết bị di động nói chung, việc các hãng công nghệ như TCL của Trung Quốc dùng mọi cách để quảng bá tên tuổi nhằm tăng thị phần và doanh thu là điều rất dễ hiểu. TCL được thành lập năm 1981, hiện kinh doanh các thiết bị điện tử gia dụng, viễn thông và cả điện thoại di động.
Phát biểu tại triển lãm điện tử tiêu dùng quốc tế (CES 2013) ở thành phố Las Vegas, Mỹ vừa kết thúc cuối tuần trước, bản thân Chủ tịch TCL Tomson Li cũng thừa nhận, việc hợp tác với hãng sản xuất bộ phim "Người sắt" sẽ rất có ích đối với hãng trong việc quảng bá thương hiệu trên thị trường toàn cầu, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc.