Khi tội phạm môi trường chưa được luật hóa
Trong số 10 tội danh về phạm tội môi trường, ở Việt Nam chỉ có 2 tội danh bị khởi tố điều tra và đưa ra xét xử
Trong 2 ngày và 8/7, hội thảo “Chính sách môi trường trong bối cảnh phát triển ở Việt Nam” đã diễn ra tại Tp.HCM, do tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature) tổ chức.
Đây là chương trình nằm trong dự án nâng cao năng lực giám sát thực thi pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam, do Quỹ Ford (Hoa Kỳ) tài trợ giai đoạn 2008 - 2010.
Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất là sự mâu thuẫn giữa quy hoạch phát triển với chính sách quản lý môi trường và bảo tồn thiên nhiên, trong đó bảo tồn môi trường sống và sự đa dạng sinh thái môi trường đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên là vấn đề sống còn của đất nước.
Đánh đổi và trả giá
“Không thể có sự hài hòa về lợi ích giữa bảo tồn và phát triển, giữa phát triển và tăng trưởng kinh tế với chính sách bảo vệ môi trường. ở góc độ tổng thể, các nhà hoạch định chính sách luôn luôn phải cân nhắc về vấn đề môi trường. Song trên thực tế, vì lợi ích cục bộ, trước mắt, người ta đã phải đánh đổi tất cả để có được sự phát triển nhanh, sự tăng trưởng nhanh chóng. Và vì vậy, vai trò phản biện xã hội là đóng góp vào chính sách môi trường của quốc gia”, GS.TS Nguyễn Ngọc Trân, Chuyên gia cao cấp của Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội phát biểu.
Theo GS. Trân, thế hệ con cháu của chúng ta sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả, vì chính sách bảo vệ môi trường đã không tương xứng, hài hòa với các chính sách phát triển kinh tế xã hội hiện tại. Ông cho rằng, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời gian vừa qua, con người đã quá chú trọng đến việc thu hút đầu tư, chạy theo lợi nhuận trước mắt và những lợi ích cục bộ mà quên rằng, chính con người đã phá vỡ môi trường thiên nhiên, môi trường sống của mình, nên đã phải trả một cái giá quá đắt. Đó là: rừng trống đồi trọc, sạt lở đồi, núi, đất; xâm ngập mặn, ô nhiễm nguồn nước; lũ lụt gia tăng,...
TS. Nguyễn Chí Thành, chuyên gia về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và nghiên cứu về đất ngập nước, nguyên Phân viện trưởng Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ, chia sẻ: “Báo chí không thể tách khỏi quỹ đạo là người dẫn dắt dư luận, kể cả đối với người lãnh đạo cao nhất, để đóng góp vào chính sách môi trường của quốc gia. Trong khi đó, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu là những láng giềng tốt của báo giới, giúp chuyển tải những thông điệp đến các nhà hoạch định chính sách cũng như truyền tải những thông tin đến mọi tầng lớp người dân”.
TS. Nguyễn Hữu Nguyên, Viện Nghiên cứu phát triển Tp.HCM, trong một hội thảo về môi trường đồng bằng Sông Cửu Long gần đây, đã từng bày tỏ quan điểm: “Vấn đề lựa chọn giữa tăng trưởng nhanh và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững được đặt ra có vẻ như quá sơ đẳng về lý luận vì điều này thường không được đề cập khi hoạch định chiến lược phát triển mà luôn nêu mục tiêu “vừa tăng trưởng nhanh, vừa bảo vệ môi trường, phát triển bền vững”. Nhìn rộng ra toàn thế giới dường như không ở đâu đạt được cả hai mục tiêu này cùng tốt đẹp như nhau”.
Xử lý hình sự vi phạm môi trường?
Theo nghiên cứu của Trung tâm Con người và thiên nhiên Việt Nam, thì luật pháp về môi trường của Việt Nam còn nhiều bất cập, một số quan điểm về tội phạm môi trường còn chưa rõ ràng, gây không ít khó khăn cho người thừa hành công vụ trong việc phát hiện, xử lý các vi phạm về môi trường. Vedan là một trong số các ví dụ điển hình.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (sửa đổi) đã xác định: Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (Điều 4, Mục 2); và “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật” (Điều 4, Mục 5).
Đây chính là quan điểm nhất quán về quyền và trách nhiệm của các chủ thể pháp luật đối với công tác Bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Điều 7 của Luật này cũng quy định 15 hành vi vi phạm môi trường cụ thể bị nhà nước nghiêm cấm.
Tuy nhiên, theo PanNature, đến nay, khái niệm về tội phạm môi trường vẫn chưa được luật hóa, mà mới chỉ được định nghĩa trong một số công trình nghiên cứu... Những vụ sai phạm rất điển hình như vụ Công ty Vedan Việt Nam, vụ Công ty Hyundai - Vinashin, vụ Nhà máy Miwon ở Phú Thọ... đều đã không bị xử lý hình sự.
Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với các trường hợp này, trên thực tế đã bộc lộ những bất cập của chính sách hình sự hóa vi phạm môi trường, cũng như sự yếu kém của bộ máy cơ quan nhà nước về quản lý môi trường ở Trung ương và địa phương. Từ đó, dẫn đến những quan ngại cùng những nghi ngờ rằng, các trường hợp phạm tội đã lọt lưới pháp luật.
Cũng theo công trình nghiên cứu này, trong số 10 tội danh về phạm tội môi trường , đến nay ở Việt Nam chỉ có 2 tội danh bị khởi tố điều tra và đưa ra xét xử là hủy hoại rừng (Điều 189) và vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm (Điều 190).
Trước đây, quan điểm của Việt Nam trong vấn đề tội phạm môi trường là hạn chế hình sự hóa, lấy giáo dục, phòng ngừa là chính. Điều này đã và đang tạo nên những lỗ hổng lớn trong hệ thống quản lý và bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm hạn chế tính răn đe và thực thi của luật pháp.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần phải có những cách tiếp cận và nhận thức mới hơn để hoàn thiện cơ sở pháp luật về tội phạm môi trường cũng như công tác giám sát thực thi pháp luật về Bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
Đây là chương trình nằm trong dự án nâng cao năng lực giám sát thực thi pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam, do Quỹ Ford (Hoa Kỳ) tài trợ giai đoạn 2008 - 2010.
Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất là sự mâu thuẫn giữa quy hoạch phát triển với chính sách quản lý môi trường và bảo tồn thiên nhiên, trong đó bảo tồn môi trường sống và sự đa dạng sinh thái môi trường đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên là vấn đề sống còn của đất nước.
Đánh đổi và trả giá
“Không thể có sự hài hòa về lợi ích giữa bảo tồn và phát triển, giữa phát triển và tăng trưởng kinh tế với chính sách bảo vệ môi trường. ở góc độ tổng thể, các nhà hoạch định chính sách luôn luôn phải cân nhắc về vấn đề môi trường. Song trên thực tế, vì lợi ích cục bộ, trước mắt, người ta đã phải đánh đổi tất cả để có được sự phát triển nhanh, sự tăng trưởng nhanh chóng. Và vì vậy, vai trò phản biện xã hội là đóng góp vào chính sách môi trường của quốc gia”, GS.TS Nguyễn Ngọc Trân, Chuyên gia cao cấp của Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội phát biểu.
Theo GS. Trân, thế hệ con cháu của chúng ta sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả, vì chính sách bảo vệ môi trường đã không tương xứng, hài hòa với các chính sách phát triển kinh tế xã hội hiện tại. Ông cho rằng, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời gian vừa qua, con người đã quá chú trọng đến việc thu hút đầu tư, chạy theo lợi nhuận trước mắt và những lợi ích cục bộ mà quên rằng, chính con người đã phá vỡ môi trường thiên nhiên, môi trường sống của mình, nên đã phải trả một cái giá quá đắt. Đó là: rừng trống đồi trọc, sạt lở đồi, núi, đất; xâm ngập mặn, ô nhiễm nguồn nước; lũ lụt gia tăng,...
TS. Nguyễn Chí Thành, chuyên gia về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và nghiên cứu về đất ngập nước, nguyên Phân viện trưởng Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ, chia sẻ: “Báo chí không thể tách khỏi quỹ đạo là người dẫn dắt dư luận, kể cả đối với người lãnh đạo cao nhất, để đóng góp vào chính sách môi trường của quốc gia. Trong khi đó, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu là những láng giềng tốt của báo giới, giúp chuyển tải những thông điệp đến các nhà hoạch định chính sách cũng như truyền tải những thông tin đến mọi tầng lớp người dân”.
TS. Nguyễn Hữu Nguyên, Viện Nghiên cứu phát triển Tp.HCM, trong một hội thảo về môi trường đồng bằng Sông Cửu Long gần đây, đã từng bày tỏ quan điểm: “Vấn đề lựa chọn giữa tăng trưởng nhanh và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững được đặt ra có vẻ như quá sơ đẳng về lý luận vì điều này thường không được đề cập khi hoạch định chiến lược phát triển mà luôn nêu mục tiêu “vừa tăng trưởng nhanh, vừa bảo vệ môi trường, phát triển bền vững”. Nhìn rộng ra toàn thế giới dường như không ở đâu đạt được cả hai mục tiêu này cùng tốt đẹp như nhau”.
Xử lý hình sự vi phạm môi trường?
Theo nghiên cứu của Trung tâm Con người và thiên nhiên Việt Nam, thì luật pháp về môi trường của Việt Nam còn nhiều bất cập, một số quan điểm về tội phạm môi trường còn chưa rõ ràng, gây không ít khó khăn cho người thừa hành công vụ trong việc phát hiện, xử lý các vi phạm về môi trường. Vedan là một trong số các ví dụ điển hình.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (sửa đổi) đã xác định: Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (Điều 4, Mục 2); và “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật” (Điều 4, Mục 5).
Đây chính là quan điểm nhất quán về quyền và trách nhiệm của các chủ thể pháp luật đối với công tác Bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Điều 7 của Luật này cũng quy định 15 hành vi vi phạm môi trường cụ thể bị nhà nước nghiêm cấm.
Tuy nhiên, theo PanNature, đến nay, khái niệm về tội phạm môi trường vẫn chưa được luật hóa, mà mới chỉ được định nghĩa trong một số công trình nghiên cứu... Những vụ sai phạm rất điển hình như vụ Công ty Vedan Việt Nam, vụ Công ty Hyundai - Vinashin, vụ Nhà máy Miwon ở Phú Thọ... đều đã không bị xử lý hình sự.
Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với các trường hợp này, trên thực tế đã bộc lộ những bất cập của chính sách hình sự hóa vi phạm môi trường, cũng như sự yếu kém của bộ máy cơ quan nhà nước về quản lý môi trường ở Trung ương và địa phương. Từ đó, dẫn đến những quan ngại cùng những nghi ngờ rằng, các trường hợp phạm tội đã lọt lưới pháp luật.
Cũng theo công trình nghiên cứu này, trong số 10 tội danh về phạm tội môi trường , đến nay ở Việt Nam chỉ có 2 tội danh bị khởi tố điều tra và đưa ra xét xử là hủy hoại rừng (Điều 189) và vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm (Điều 190).
Trước đây, quan điểm của Việt Nam trong vấn đề tội phạm môi trường là hạn chế hình sự hóa, lấy giáo dục, phòng ngừa là chính. Điều này đã và đang tạo nên những lỗ hổng lớn trong hệ thống quản lý và bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm hạn chế tính răn đe và thực thi của luật pháp.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần phải có những cách tiếp cận và nhận thức mới hơn để hoàn thiện cơ sở pháp luật về tội phạm môi trường cũng như công tác giám sát thực thi pháp luật về Bảo vệ môi trường tại Việt Nam.