Khó đoán định xu thế thị trường
Nhận xét về thị trường chứng khoán lúc này, một chuyên gia chứng khoán cho rằng đây được xem là lúc khó nhận định nhất
Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/7/2007, chỉ số giá chứng khoán của hai sàn Hà Nội và Tp.HCM tiếp tục tăng nhẹ.
VN-Index của sàn Tp.HCM tăng 6,81 điểm, đạt 1.029,85 điểm và HASTC-Index của sàn Hà Nội chỉ tăng 0.41 điểm, đóng cửa ở mức 282,46 điểm.
Riêng giá trị giao dịch cổ phiếu có xu thế giảm dần, sàn Tp.HCM chỉ đạt hơn 522 tỷ đồng (giảm hơn 10 tỷ đồng) và sàn Hà Nội đạt 132 tỷ đồng (giảm 40 tỷ đồng).
Nhận xét về thị trường chứng khoán lúc này, một chuyên gia chứng khoán cho rằng đây được xem là lúc khó nhận định nhất, bởi xu hướng tăng hoặc giảm đều chưa rõ nét và các nhà đầu tư chủ yếu là giao dịch cầm chừng. Điều này được chứng minh qua thực tế của phiên giao dịch khi mà lượng giao dịch không nhiều.
Tuy nhiên, điều mà chuyên gia này lo ngại nhất đó là tình trạng nhà đầu tư cá nhân lại quá tin vào những thông tin đồn thổi hơn là tìm hiểu những thông tin chính thức và từ đó phản ứng và hành động theo chính những thông tin này.
Tại sàn Tp.HCM, với số loại cổ phiếu tăng nhiều hơn giảm, trong đó có khá nhiều cổ phiếu có tỷ trọng đáng kể trong "rổ" VN-Index, chỉ số này tiếp tục tăng điểm. Tổng số cổ phiếu tăng giá lên tới 62, giảm giá là 22 và 23 cổ phiếu giữ giá.
Trong số 62 cổ phiếu tăng giá, có 16 mã tăng trần là ABT, ALT, BT6, DHG, DMC, DNP, GIL, GMC, HAX, HBC, IMP, LGC, PGC, SFC, SJD và TAC. Cổ phiếu DHG không tăng trần nhưng có mức tăng tuyệt đối lớn nhất, mỗi cổ phiếu tăng 21.000 đồng, đạt lên 454.000 đồng/cổ phiếu.
Trong số 22 cổ phiếu giảm giá không có mã nào giảm sàn. Giảm nhiều nhất là BMC cũng chỉ ở mức 5.000 đồng/cổ phiếu, đóng cửa 450.000 đồng/cổ phiếu.
Những cổ phiếu đạt khối lượng giao dịch trên ngưỡng 100 nghìn cổ phiếu không nhiều, STB với hơn 719.000 cổ phiếu, REE (361.000 cổ phiếu), PVD (217.130 cổ phiếu)...
Lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mặc dù bằng 21% giá trị thị trường song vẫn thấp hơn so với phiên trước.
Nhóm này mua vào 728.450 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương giá trị 109 tỷ đồng, trong đó đáng kể nhất là 61.250 HRC, 61.200 PGC, 60.310 ITA, 52.480 KDC, 50.100 HTV, 44.840 DHG, 44.350 SJS, 40.000 SJD...
Trong khi đó, tổng khối lượng chứng khoán bán ra của nhóm này chỉ đạt 266.650 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương giá trị 44 tỷ đồng, đáng kể nhất là 50.100 VNM, 30.770 KDC, 22.950 PVD, 22.650 DHG, 15.000 HRC...
Khác với sự tăng giá của sàn Tp.HCM, thị trường tại sàn Hà Nội tăng không mạnh. So với giá bình quân của phiên trước, số lượng cổ phiếu tăng giá chiếm đa số, 60/87 cổ phiếu tăng giá, 17 cổ phiếu giảm giá, 10 cổ phiếu đứng giá trong đó có 7 mã không có giao dịch. Khối lượng giao dịch báo giá thành công giảm xuống còn 1,28 triệu cổ phiếu (giảm 21%), tương đương giá trị 132 tỷ đồng (giảm 40 tỷ đồng).
Trong tuần này, cổ phiếu SSI tiếp tục là tâm điểm khi những thông tin chính thức về việc bán cổ phần cho đối tác chiến lược đã được công bố. Toàn bộ 9 triệu cổ phiếu SSI phát hành riêng lẻ đã được bán cho hai nhà đầu tư gồm Ngân hàng ANZ (8 triệu cổ phiếu giá 170.000 đồng/cổ phiếu, 555.600 trái phiếu chuyển đổi với giá 100.000 đồng/trái phiếu) và tập đoàn chứng khoán Daiwa, Nhật Bản, với số lượng 1 triệu cổ phiếu, giá 175.100 đồng/cổ phiếu.
Dù không tăng giá mạnh như hình dung của nhiều người nhưng lượng giao dịch của SSI trong mấy phiên gần đây luôn cao nhất thị trường. Kết thúc phiên giao dịch có tới 335.600 cổ phiếu SSI được chuyển nhượng thành công với giá bình quân là 163.800 đồng/cổ phiếu, giảm 800 đồng so với phiên trước.
VN-Index của sàn Tp.HCM tăng 6,81 điểm, đạt 1.029,85 điểm và HASTC-Index của sàn Hà Nội chỉ tăng 0.41 điểm, đóng cửa ở mức 282,46 điểm.
Riêng giá trị giao dịch cổ phiếu có xu thế giảm dần, sàn Tp.HCM chỉ đạt hơn 522 tỷ đồng (giảm hơn 10 tỷ đồng) và sàn Hà Nội đạt 132 tỷ đồng (giảm 40 tỷ đồng).
Nhận xét về thị trường chứng khoán lúc này, một chuyên gia chứng khoán cho rằng đây được xem là lúc khó nhận định nhất, bởi xu hướng tăng hoặc giảm đều chưa rõ nét và các nhà đầu tư chủ yếu là giao dịch cầm chừng. Điều này được chứng minh qua thực tế của phiên giao dịch khi mà lượng giao dịch không nhiều.
Tuy nhiên, điều mà chuyên gia này lo ngại nhất đó là tình trạng nhà đầu tư cá nhân lại quá tin vào những thông tin đồn thổi hơn là tìm hiểu những thông tin chính thức và từ đó phản ứng và hành động theo chính những thông tin này.
Tại sàn Tp.HCM, với số loại cổ phiếu tăng nhiều hơn giảm, trong đó có khá nhiều cổ phiếu có tỷ trọng đáng kể trong "rổ" VN-Index, chỉ số này tiếp tục tăng điểm. Tổng số cổ phiếu tăng giá lên tới 62, giảm giá là 22 và 23 cổ phiếu giữ giá.
Trong số 62 cổ phiếu tăng giá, có 16 mã tăng trần là ABT, ALT, BT6, DHG, DMC, DNP, GIL, GMC, HAX, HBC, IMP, LGC, PGC, SFC, SJD và TAC. Cổ phiếu DHG không tăng trần nhưng có mức tăng tuyệt đối lớn nhất, mỗi cổ phiếu tăng 21.000 đồng, đạt lên 454.000 đồng/cổ phiếu.
Trong số 22 cổ phiếu giảm giá không có mã nào giảm sàn. Giảm nhiều nhất là BMC cũng chỉ ở mức 5.000 đồng/cổ phiếu, đóng cửa 450.000 đồng/cổ phiếu.
Những cổ phiếu đạt khối lượng giao dịch trên ngưỡng 100 nghìn cổ phiếu không nhiều, STB với hơn 719.000 cổ phiếu, REE (361.000 cổ phiếu), PVD (217.130 cổ phiếu)...
Lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mặc dù bằng 21% giá trị thị trường song vẫn thấp hơn so với phiên trước.
Nhóm này mua vào 728.450 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương giá trị 109 tỷ đồng, trong đó đáng kể nhất là 61.250 HRC, 61.200 PGC, 60.310 ITA, 52.480 KDC, 50.100 HTV, 44.840 DHG, 44.350 SJS, 40.000 SJD...
Trong khi đó, tổng khối lượng chứng khoán bán ra của nhóm này chỉ đạt 266.650 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương giá trị 44 tỷ đồng, đáng kể nhất là 50.100 VNM, 30.770 KDC, 22.950 PVD, 22.650 DHG, 15.000 HRC...
Khác với sự tăng giá của sàn Tp.HCM, thị trường tại sàn Hà Nội tăng không mạnh. So với giá bình quân của phiên trước, số lượng cổ phiếu tăng giá chiếm đa số, 60/87 cổ phiếu tăng giá, 17 cổ phiếu giảm giá, 10 cổ phiếu đứng giá trong đó có 7 mã không có giao dịch. Khối lượng giao dịch báo giá thành công giảm xuống còn 1,28 triệu cổ phiếu (giảm 21%), tương đương giá trị 132 tỷ đồng (giảm 40 tỷ đồng).
Trong tuần này, cổ phiếu SSI tiếp tục là tâm điểm khi những thông tin chính thức về việc bán cổ phần cho đối tác chiến lược đã được công bố. Toàn bộ 9 triệu cổ phiếu SSI phát hành riêng lẻ đã được bán cho hai nhà đầu tư gồm Ngân hàng ANZ (8 triệu cổ phiếu giá 170.000 đồng/cổ phiếu, 555.600 trái phiếu chuyển đổi với giá 100.000 đồng/trái phiếu) và tập đoàn chứng khoán Daiwa, Nhật Bản, với số lượng 1 triệu cổ phiếu, giá 175.100 đồng/cổ phiếu.
Dù không tăng giá mạnh như hình dung của nhiều người nhưng lượng giao dịch của SSI trong mấy phiên gần đây luôn cao nhất thị trường. Kết thúc phiên giao dịch có tới 335.600 cổ phiếu SSI được chuyển nhượng thành công với giá bình quân là 163.800 đồng/cổ phiếu, giảm 800 đồng so với phiên trước.