“Khối mâu thuẫn lớn” chưa lý giải trong vụ Huyền Như
Luật sư Phan Trung Hoài đã chỉ ra một “khối mâu thuẫn lớn” chưa được lý giải trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như
Buổi sáng ngày 20/1/2014, ông Trần Ngọc Quang, đại diện Viện Kiểm sát thực hành quyền công tố trước Tòa đã phát biểu trong phần đối đáp lại các ý kiến bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bị cáo, các đương sự trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như.
“Sập bẫy siêu lãi suất”
Mở đầu cho nội dung phát biểu của mình, mặc dù có những quan điểm, lập luận trái chiều nhau, đại diện Viện Kiểm sát nhấn mạnh đến căn nguyên của vụ án, làm phát sinh hậu quả đặc biệt nghiêm trọng chính là các đơn vị, cá nhân bị hại đã “sập bẫy siêu lãi suất” của Huỳnh Thị Huyền Như.
Do bị cáo Như thừa nhận tội danh lừa đảo, nên Viện Kiểm sát chủ yếu tranh luận với các luật sư bào chữa cho bị cáo Như về các chứng cứ liên quan việc làm rõ các hành vi, thủ đoạn gian dối trong việc chiếm đoạt tài sản của các bị hại, đánh giá thêm các tình tiết giảm nhẹ, khẳng định Như phải chịu trách nhiệm về toàn bộ các thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra, còn Vietinbank không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì.
Liên quan đến bị cáo Võ Anh Tuấn, đối đáp với phần bào chữa của luật sư Phan Trung Hoài, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, liên quan đến khoản tiền 80 tỷ đồng của công ty Thái Bình Dương, mặc dù hợp đồng 016 năm 2011 Tuấn không ký (bị Như làm giả), nhưng do trước đó Tuấn ký 10 giấy xác nhận vào năm 2010, xác nhận Vietinbank chi nhánh Nhà Bè có nhận tiền theo các hợp đồng ủy thác đầu tư từ số 01 đến số 10, nên làm cho công ty Thái Bình Dương tin tưởng để ký hợp đồng số 016 và bị chiếm đoạt 80 tỷ đồng.
Liên quan đến khoản tiền 1.598 tỷ đồng của 3 công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát và Hưng Yên, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng Tuấn biết Như giả tên là Quyên, không ngăn cản để Như làm giả các hợp đồng tiền gửi giữa Vietinbank Nhà Bè và 3 công ty nói trên nên bị quy buộc giúp sức cho Như chiếm đoạt tiền của 3 công ty.
Đại diện Viện Kiểm sát cũng bác bỏ quan điểm của luật sư về khoản tiền 10 tỷ đồng không phải là lợi nhuận trong quá trình kinh doanh bất động sản mà Tuấn có được, đó là số tiền Như chiếm đoạt được chuyển cho Tuấn qua công ty Hoàng Khải.
Cùng lập luận này, đại diện Viện Kiểm sát cũng không chấp nhận quan điểm của các luật sư bào chữa cho các bị cáo khác thuộc nhóm đồng phạm lừa đảo với Như.
Liên quan đến nhóm các bị cáo là nhân viên thuộc các phòng giao dịch và chi nhánh thuộc Vietinbank, lần đầu tiên Viện Kiểm sát thừa nhận đây là một tội danh mới bổ sung, có ba cấu thành cơ bản, nhưng đại diện Viện Kiểm sát cho rằng cáo trạng và kết luận của mình không đề cập đến cấu thành nào theo 3 điểm tại khoản 1 điều 179 Bộ Luật hình sự.
Tuy nhiên, sau khi luật sư trong phần bào chữa cho Phạm Thị Tuyết Anh cho rằng, điểm (c) khoản 1 điều 179 Bộ luật Hình sự đề cập đến “hành vi khác vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng” trong khi chưa được liên ngành hướng dẫn cụ thể, đại diện Viện Kiểm sát lần đầu tiên thừa nhận các bị cáo này không phạm vào điểm (c) mà phạm vào điểm (a) khoản 1 điều 179 (cho vay không có tài sản đảm bảo), gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng ACB (?).
Chính ở điểm này, Viện Kiểm sát đã mở rộng hậu quả nghiêm trọng còn bao gồm cả “hậu quả phi vật chất”, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống ngân hàng và nền tài chính - tiền tệ của đất nước, nên đủ căn cứ buộc các bị cáo phạm tội theo điều 179 Bộ luật Hình sự.
Đại diện Viện Kiểm sát dành phần lớn thời gian đối đáp của mình để phản bác các quan điểm bảo vệ quyền lợi cho các đương sự được coi là người bị hại do hành vi lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như.
Điểm nhấn đầu tiên, đại diện Viện Kiểm sát phản bác các quan điểm của luật sư Lưu Văn Tám cùng các luật sư bảo vệ quyền lợi cho ACB, trong đó khẳng định Như thừa nhận hành vi phạm tội, che dấu dưới danh nghĩa là nhân viên của Vietinbank, ban đầu trình ký hợp đồng tiền gửi thật, khi các cá nhân ACB chuyển tiền vào Vietinbank thì hủy hợp đồng, ký biên bản thanh lý hợp đồng (diễn ra trong cùng một ngày).
Khi các thẻ tiết kiệm được lập, các cá nhân này không nắm giữ, bản thân ACB cũng không yêu cầu Như phải giao lại các thẻ tiết kiệm nói trên, không thực hiện trách nhiệm của chủ tài khoản, không có biện pháp bảo vệ tài sản của chính mình.
Nhân đây, đại diện Viện Kiểm sát cũng cho rằng luật sư bảo vệ cho ACB “so sánh khập khiễng” khi ví von việc đánh rơi sổ đỏ với hành vi tự nguyện giao các thẻ tiết kiệm cho Như nắm giữ.
Do nhầm lẫn về thời điểm phạm tội, nên nhận định của luật sư cho rằng Như phạm tội “tham ô tài sản” là không đúng. Đại diện Viện Kiểm sát cũng bác bỏ các lời phát biểu của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho Navibank, Saigonbank-Berjaya, các công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Phúc Yên, An Lộc, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông, Bảo hiểm Toàn Cầu, cá nhân Giả Thị Mai Hiên, cũng như phản bác các quan điểm bào chữa cho các bị cáo thuộc nhóm tội “cho vay lãi nặng” và tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
“Khối mâu thuẫn lớn”
Trong phần đối đáp trở lại, luật sư Phan Trung Hoài đã chỉ ra một “khối mâu thuẫn lớn” chưa được lý giải trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như.
Ông nói: “Việc quy buộc tội danh lừa đảo với vai trò đồng phạm của Võ Anh Tuấn trong khi bản thân Như làm giả toàn bộ con dấu của chi nhánh Nhà Bè và chữ ký của Tuấn, vậy theo quy định tại điều 20 Bộ luật Hình sự định nghĩa về đồng phạm, bản thân bị cáo Tuấn là bị cáo hay là nạn nhân của chính Như? Điều này phá vỡ toàn bộ luận lý về tội phạm học”.
Đặc biệt, như trên đã nói, lần đầu tiên do Viện Kiểm sát chuyển đổi hành vi cấu thành tội danh theo điều 179 từ điểm (c) sang điểm (a), càng chứng minh căn cứ quy buộc các nhân viên phòng giao dịch thuộc Vietinbank là không có căn cứ, vì toàn bộ khi lập hồ sơ cho vay, toàn bộ 42 thẻ tiết kiệm của các cá nhân thuộc ACB đều được niêm phong, lưu giữ tại kho của Vietinbank, sau đó được Vietinbank tất toán cho các khoản nợ vay nói trên.
Mặt khác, khi đại diện Viện Kiểm sát cho rằng hành vi của các bị cáo thuộc nhóm nhân viên Vietinbank gây ra hậu quả cho ACB, đã mâu thuẫn với chính quan điểm của Viện Kiểm sát khi bác bỏ quan điểm của ACB.
Tại phần đối đáp nêu trên, Viện Kiểm sát cho rằng các cá nhân tự mình không thực hiện trách nhiệm của chủ tài khoản, nên đã xảy ra rủi ro và phải tự chịu trách nhiệm (?). Đó là chưa kể, trong vụ án này, điều mâu thuẫn là cơ quan tố tụng lại đang quy buộc trách nhiệm cho các lãnh đạo ACB về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 Bộ luật Hình sự là khoản tiền 718 tỷ đồng bị Như chiếm đoạt.
Như vậy, cùng một hậu quả, lại là dấu hiệu mặt khách quan của hai hành vi tội phạm khác nhau, thật sự càng khó lý giải cho việc quy buộc tội danh theo điều 179 Bộ luật Hình sự. Tất cả những mâu thuẫn nội tại nêu trên có nguyên nhân chính yếu từ việc bản chất vụ án không được phản ánh một cách xác thực và không bảo đảm tính khách quan, công bằng.
Các luật sư bào chữa cho các bị cáo tiếp tục phần đối đáp trong buổi chiều cùng ngày với đại diện Viện Kiểm sát.
“Sập bẫy siêu lãi suất”
Mở đầu cho nội dung phát biểu của mình, mặc dù có những quan điểm, lập luận trái chiều nhau, đại diện Viện Kiểm sát nhấn mạnh đến căn nguyên của vụ án, làm phát sinh hậu quả đặc biệt nghiêm trọng chính là các đơn vị, cá nhân bị hại đã “sập bẫy siêu lãi suất” của Huỳnh Thị Huyền Như.
Do bị cáo Như thừa nhận tội danh lừa đảo, nên Viện Kiểm sát chủ yếu tranh luận với các luật sư bào chữa cho bị cáo Như về các chứng cứ liên quan việc làm rõ các hành vi, thủ đoạn gian dối trong việc chiếm đoạt tài sản của các bị hại, đánh giá thêm các tình tiết giảm nhẹ, khẳng định Như phải chịu trách nhiệm về toàn bộ các thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra, còn Vietinbank không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì.
Liên quan đến bị cáo Võ Anh Tuấn, đối đáp với phần bào chữa của luật sư Phan Trung Hoài, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, liên quan đến khoản tiền 80 tỷ đồng của công ty Thái Bình Dương, mặc dù hợp đồng 016 năm 2011 Tuấn không ký (bị Như làm giả), nhưng do trước đó Tuấn ký 10 giấy xác nhận vào năm 2010, xác nhận Vietinbank chi nhánh Nhà Bè có nhận tiền theo các hợp đồng ủy thác đầu tư từ số 01 đến số 10, nên làm cho công ty Thái Bình Dương tin tưởng để ký hợp đồng số 016 và bị chiếm đoạt 80 tỷ đồng.
Liên quan đến khoản tiền 1.598 tỷ đồng của 3 công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát và Hưng Yên, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng Tuấn biết Như giả tên là Quyên, không ngăn cản để Như làm giả các hợp đồng tiền gửi giữa Vietinbank Nhà Bè và 3 công ty nói trên nên bị quy buộc giúp sức cho Như chiếm đoạt tiền của 3 công ty.
Đại diện Viện Kiểm sát cũng bác bỏ quan điểm của luật sư về khoản tiền 10 tỷ đồng không phải là lợi nhuận trong quá trình kinh doanh bất động sản mà Tuấn có được, đó là số tiền Như chiếm đoạt được chuyển cho Tuấn qua công ty Hoàng Khải.
Cùng lập luận này, đại diện Viện Kiểm sát cũng không chấp nhận quan điểm của các luật sư bào chữa cho các bị cáo khác thuộc nhóm đồng phạm lừa đảo với Như.
Liên quan đến nhóm các bị cáo là nhân viên thuộc các phòng giao dịch và chi nhánh thuộc Vietinbank, lần đầu tiên Viện Kiểm sát thừa nhận đây là một tội danh mới bổ sung, có ba cấu thành cơ bản, nhưng đại diện Viện Kiểm sát cho rằng cáo trạng và kết luận của mình không đề cập đến cấu thành nào theo 3 điểm tại khoản 1 điều 179 Bộ Luật hình sự.
Tuy nhiên, sau khi luật sư trong phần bào chữa cho Phạm Thị Tuyết Anh cho rằng, điểm (c) khoản 1 điều 179 Bộ luật Hình sự đề cập đến “hành vi khác vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng” trong khi chưa được liên ngành hướng dẫn cụ thể, đại diện Viện Kiểm sát lần đầu tiên thừa nhận các bị cáo này không phạm vào điểm (c) mà phạm vào điểm (a) khoản 1 điều 179 (cho vay không có tài sản đảm bảo), gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng ACB (?).
Chính ở điểm này, Viện Kiểm sát đã mở rộng hậu quả nghiêm trọng còn bao gồm cả “hậu quả phi vật chất”, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống ngân hàng và nền tài chính - tiền tệ của đất nước, nên đủ căn cứ buộc các bị cáo phạm tội theo điều 179 Bộ luật Hình sự.
Đại diện Viện Kiểm sát dành phần lớn thời gian đối đáp của mình để phản bác các quan điểm bảo vệ quyền lợi cho các đương sự được coi là người bị hại do hành vi lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như.
Điểm nhấn đầu tiên, đại diện Viện Kiểm sát phản bác các quan điểm của luật sư Lưu Văn Tám cùng các luật sư bảo vệ quyền lợi cho ACB, trong đó khẳng định Như thừa nhận hành vi phạm tội, che dấu dưới danh nghĩa là nhân viên của Vietinbank, ban đầu trình ký hợp đồng tiền gửi thật, khi các cá nhân ACB chuyển tiền vào Vietinbank thì hủy hợp đồng, ký biên bản thanh lý hợp đồng (diễn ra trong cùng một ngày).
Khi các thẻ tiết kiệm được lập, các cá nhân này không nắm giữ, bản thân ACB cũng không yêu cầu Như phải giao lại các thẻ tiết kiệm nói trên, không thực hiện trách nhiệm của chủ tài khoản, không có biện pháp bảo vệ tài sản của chính mình.
Nhân đây, đại diện Viện Kiểm sát cũng cho rằng luật sư bảo vệ cho ACB “so sánh khập khiễng” khi ví von việc đánh rơi sổ đỏ với hành vi tự nguyện giao các thẻ tiết kiệm cho Như nắm giữ.
Do nhầm lẫn về thời điểm phạm tội, nên nhận định của luật sư cho rằng Như phạm tội “tham ô tài sản” là không đúng. Đại diện Viện Kiểm sát cũng bác bỏ các lời phát biểu của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho Navibank, Saigonbank-Berjaya, các công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Phúc Yên, An Lộc, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông, Bảo hiểm Toàn Cầu, cá nhân Giả Thị Mai Hiên, cũng như phản bác các quan điểm bào chữa cho các bị cáo thuộc nhóm tội “cho vay lãi nặng” và tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
“Khối mâu thuẫn lớn”
Trong phần đối đáp trở lại, luật sư Phan Trung Hoài đã chỉ ra một “khối mâu thuẫn lớn” chưa được lý giải trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như.
Ông nói: “Việc quy buộc tội danh lừa đảo với vai trò đồng phạm của Võ Anh Tuấn trong khi bản thân Như làm giả toàn bộ con dấu của chi nhánh Nhà Bè và chữ ký của Tuấn, vậy theo quy định tại điều 20 Bộ luật Hình sự định nghĩa về đồng phạm, bản thân bị cáo Tuấn là bị cáo hay là nạn nhân của chính Như? Điều này phá vỡ toàn bộ luận lý về tội phạm học”.
Đặc biệt, như trên đã nói, lần đầu tiên do Viện Kiểm sát chuyển đổi hành vi cấu thành tội danh theo điều 179 từ điểm (c) sang điểm (a), càng chứng minh căn cứ quy buộc các nhân viên phòng giao dịch thuộc Vietinbank là không có căn cứ, vì toàn bộ khi lập hồ sơ cho vay, toàn bộ 42 thẻ tiết kiệm của các cá nhân thuộc ACB đều được niêm phong, lưu giữ tại kho của Vietinbank, sau đó được Vietinbank tất toán cho các khoản nợ vay nói trên.
Mặt khác, khi đại diện Viện Kiểm sát cho rằng hành vi của các bị cáo thuộc nhóm nhân viên Vietinbank gây ra hậu quả cho ACB, đã mâu thuẫn với chính quan điểm của Viện Kiểm sát khi bác bỏ quan điểm của ACB.
Tại phần đối đáp nêu trên, Viện Kiểm sát cho rằng các cá nhân tự mình không thực hiện trách nhiệm của chủ tài khoản, nên đã xảy ra rủi ro và phải tự chịu trách nhiệm (?). Đó là chưa kể, trong vụ án này, điều mâu thuẫn là cơ quan tố tụng lại đang quy buộc trách nhiệm cho các lãnh đạo ACB về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 Bộ luật Hình sự là khoản tiền 718 tỷ đồng bị Như chiếm đoạt.
Như vậy, cùng một hậu quả, lại là dấu hiệu mặt khách quan của hai hành vi tội phạm khác nhau, thật sự càng khó lý giải cho việc quy buộc tội danh theo điều 179 Bộ luật Hình sự. Tất cả những mâu thuẫn nội tại nêu trên có nguyên nhân chính yếu từ việc bản chất vụ án không được phản ánh một cách xác thực và không bảo đảm tính khách quan, công bằng.
Các luật sư bào chữa cho các bị cáo tiếp tục phần đối đáp trong buổi chiều cùng ngày với đại diện Viện Kiểm sát.