“Không tránh né được” thực tế về sở hữu đất đai
Đại biểu Quốc hội chuyên trách góp ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách ngày 25/9, những băn khoăn về sở hữu đất đai thêm một lần được đặt ra.
Trong lời phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, hội nghị cần phải tạo ra một sự đồng thuận cao nhất để có thể thông qua Hiến pháp và dự thảo luật đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6 sẽ khai mạc cuối tháng 10 tới đây.
"Cả hai vấn đề đều hết sức hệ trọng, liên quan đến quá trình thúc đẩy sự phát triển của nước ta và giải quyết các vấn đề vướng mắc về kinh tế - xã hội, đời sống của người dân", Chủ tịch nói.
Một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng cần tập trung thảo luận tại Hiến pháp được Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh là việc thu hồi đất đai đối với tổ chức, cá nhân trong những trường hợp thật cần thiết do luật định, vì lợi ích quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, công cộng và phát triển kinh tế.
Kết nối giữa Luật Đất đai và Hiến pháp, đại biểu Đỗ Văn Đương, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng “cho dù có sở hữu tư nhân hay sở hữu toàn dân thì sở hữu toàn dân vẫn là tuyệt đối, sở hữu tư nhân vẫn phải phục tùng một cách tuyệt đối, cho nên bất kỳ quốc gia nào thu hồi đất làm lợi ích công cộng với quốc gia thì đương nhiên cá nhân phải chấp hành”.
Nhất trí với phương án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Đương nhấn mạnh, sở hữu toàn dân không có tội lỗi gì, còn thực tế hiện nay dân thắc mắc nhất chính là việc khi thu hồi đất thì đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư có nhập nhằng , không công bằng, có bất công, có tham nhũng, đưa người dân đến cơ cực.
Góp ý về Luật Đất đai, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch phản ánh băn khoăn của cử tri về quy định sở hữu đất đai toàn dân.
Vị đại biểu có “thâm niên” ba khóa tham gia Quốc hội này kể, năm 1993 tham gia làm Luật Đất đai đã thấy người sử dụng đất có 5 quyền: quyền chuyển nhượng, quyền để thừa kế… đó là quyền định đoạt của người chủ sở hữu. Đến 2003 mở rộng 5 quyền ra thành 7-8 quyền và đến bây giờ ta thừa nhận quyền đó là quyền tài sản.
“Quan điểm của tôi đất đai là tài nguyên, là lãnh thổ sở hữu toàn dân, không trái nghị quyết của Đảng, nhưng đất đai đã đầu tư từng miếng, từng mảnh mục đích khác nhau thì trên thực tế nó đã đa sở hữu rồi. Đây là vấn đề thực tế chúng ta không tránh né được, tránh né là không giải quyết được vấn đề đất”, ông Lịch phát biểu.
Cũng góp ý về đất đai, đại biểu Bùi Đức Thụ, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội bày tỏ sự chia sẻ và đồng tình cao với ý kiến của đại biểu Trần Du Lịch.
"Xung quanh vấn đề này đòi hỏi phải giải quyết căn cơ vấn đề, từ vấn đề sở hữu. Theo Luật Dân sự và các luật hiện hành thì chúng ta đã giao đến 7 - 8 quyền cho dân và khái quát hóa nó lại thì toàn bộ quyền sử dụng, quyền định đoạt đã giao cho người sử dụng đất đối với đất ở. Trong khi đó quyền chiếm hữu vẫn khẳng định về nhà nước thì tôi cho việc đó là không tương thích", ông Thụ phân tích.
Vẫn theo đại biểu Thụ thì với chủ trương xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có thị trường bất động sản, nhưng vẫn duy trì sở hữu toàn dân thì không có sự tách biệt về sở hữu. Vì muốn trao đổi, chuyển nhượng, trước hết phải chủ sở hữu của sản phẩm mình thì mới có quyền chuyển nhượng, trao đổi.
Ông Thụ cũng nêu thực tế, từ khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý dẫn đến tình trạng nhà nước trong khi thu hồi đất là quy định giá, trong quy định đó là quyết định phải áp chế và trong điều kiện lợi ích của dân, nhất là giá cả đối với đất đai quy định hiện nay không phù hợp thực tiễn đã dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích, dẫn đến sự phản kháng lại của một bộ phận dân.
“Tôi cho đây là một vấn đề lớn mà chúng ta cần bàn một cách nghiêm túc”, ông Thụ đề nghị.
Trong lời phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, hội nghị cần phải tạo ra một sự đồng thuận cao nhất để có thể thông qua Hiến pháp và dự thảo luật đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6 sẽ khai mạc cuối tháng 10 tới đây.
"Cả hai vấn đề đều hết sức hệ trọng, liên quan đến quá trình thúc đẩy sự phát triển của nước ta và giải quyết các vấn đề vướng mắc về kinh tế - xã hội, đời sống của người dân", Chủ tịch nói.
Một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng cần tập trung thảo luận tại Hiến pháp được Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh là việc thu hồi đất đai đối với tổ chức, cá nhân trong những trường hợp thật cần thiết do luật định, vì lợi ích quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, công cộng và phát triển kinh tế.
Kết nối giữa Luật Đất đai và Hiến pháp, đại biểu Đỗ Văn Đương, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng “cho dù có sở hữu tư nhân hay sở hữu toàn dân thì sở hữu toàn dân vẫn là tuyệt đối, sở hữu tư nhân vẫn phải phục tùng một cách tuyệt đối, cho nên bất kỳ quốc gia nào thu hồi đất làm lợi ích công cộng với quốc gia thì đương nhiên cá nhân phải chấp hành”.
Nhất trí với phương án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Đương nhấn mạnh, sở hữu toàn dân không có tội lỗi gì, còn thực tế hiện nay dân thắc mắc nhất chính là việc khi thu hồi đất thì đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư có nhập nhằng , không công bằng, có bất công, có tham nhũng, đưa người dân đến cơ cực.
Góp ý về Luật Đất đai, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch phản ánh băn khoăn của cử tri về quy định sở hữu đất đai toàn dân.
Vị đại biểu có “thâm niên” ba khóa tham gia Quốc hội này kể, năm 1993 tham gia làm Luật Đất đai đã thấy người sử dụng đất có 5 quyền: quyền chuyển nhượng, quyền để thừa kế… đó là quyền định đoạt của người chủ sở hữu. Đến 2003 mở rộng 5 quyền ra thành 7-8 quyền và đến bây giờ ta thừa nhận quyền đó là quyền tài sản.
“Quan điểm của tôi đất đai là tài nguyên, là lãnh thổ sở hữu toàn dân, không trái nghị quyết của Đảng, nhưng đất đai đã đầu tư từng miếng, từng mảnh mục đích khác nhau thì trên thực tế nó đã đa sở hữu rồi. Đây là vấn đề thực tế chúng ta không tránh né được, tránh né là không giải quyết được vấn đề đất”, ông Lịch phát biểu.
Cũng góp ý về đất đai, đại biểu Bùi Đức Thụ, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội bày tỏ sự chia sẻ và đồng tình cao với ý kiến của đại biểu Trần Du Lịch.
"Xung quanh vấn đề này đòi hỏi phải giải quyết căn cơ vấn đề, từ vấn đề sở hữu. Theo Luật Dân sự và các luật hiện hành thì chúng ta đã giao đến 7 - 8 quyền cho dân và khái quát hóa nó lại thì toàn bộ quyền sử dụng, quyền định đoạt đã giao cho người sử dụng đất đối với đất ở. Trong khi đó quyền chiếm hữu vẫn khẳng định về nhà nước thì tôi cho việc đó là không tương thích", ông Thụ phân tích.
Vẫn theo đại biểu Thụ thì với chủ trương xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có thị trường bất động sản, nhưng vẫn duy trì sở hữu toàn dân thì không có sự tách biệt về sở hữu. Vì muốn trao đổi, chuyển nhượng, trước hết phải chủ sở hữu của sản phẩm mình thì mới có quyền chuyển nhượng, trao đổi.
Ông Thụ cũng nêu thực tế, từ khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý dẫn đến tình trạng nhà nước trong khi thu hồi đất là quy định giá, trong quy định đó là quyết định phải áp chế và trong điều kiện lợi ích của dân, nhất là giá cả đối với đất đai quy định hiện nay không phù hợp thực tiễn đã dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích, dẫn đến sự phản kháng lại của một bộ phận dân.
“Tôi cho đây là một vấn đề lớn mà chúng ta cần bàn một cách nghiêm túc”, ông Thụ đề nghị.