Khủng hoảng kinh tế lan khắp châu Âu
Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã lan sang châu Âu, khiến kinh tế Tây Ban Nha, Ailen và Đan Mạch bên bờ vực suy thoái
Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã lan sang châu Âu, khiến kinh tế Tây Ban Nha, Ailen và Đan Mạch bên bờ vực suy thoái; kinh tế Pháp suy yếu và các nền kinh tế đầu tàu khu vực như: Đức, Anh, Italia... đều ảm đạm.
Phần lớn các nhà kinh tế đều cho rằng đã và đang xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng về nguy cơ "tụt dốc" của nền kinh tế châu Âu trong mùa hè này.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại
Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như lạm phát, giá dầu cao, sản xuất công nghiệp giảm, thị trường nhà đất ở nhiều nước đang xấu đi. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này đã giảm đáng kể.
Tại Ailen, tăng trưởng quý I/08 giảm 1,5% so với ba tháng cuối năm 2007. Kinh tế Italia cũng trong trạng thái èo uột, với dự báo mức tăng trưởng là 0,4% cho năm nay và cả năm tới. Riêng tại Pháp, Bộ trưởng Kinh tế, bà Christine Lagarde vừa dự báo là tỷ lệ tăng trưởng năm nay sẽ đạt 1,7%.
Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng đang trên đà giảm liên tiếp hai quý vừa qua, nhiều khả năng tỷ lệ tăng trưởng của Pháp năm 2008 sẽ chỉ là 1,3%. Nền kinh tế Anh được dự báo tăng trưởng 1,7% năm nay, nhưng sẽ giảm xuống mức 1,6% năm 2009. Theo Uỷ ban châu Âu, tăng trưởng kinh tế ở châu lục này sẽ giảm xuống còn 1,5% năm 2009, thấp hơn mức kỳ vọng 1,7% năm 2008.
Thị trường nhà đất châu Âu cũng đáng báo động với những dấu hiệu lặp lại bi kịch tương tự như thị trường nhà đất Mỹ. Thị trường cổ phiếu Tây Ban Nha đã bị tê liệt sau khi có thông báo đầu tiên về khoản thiệt hại lớn do cuộc khủng hoảng nhà đất của nước này gây ra.
Chuyên gia kinh tế Jose Carlos Diez, thuộc Intermoney cho rằng: "Tình trạng giá nhà giảm mạnh ở Tây Ban Nha giống như ở Mỹ, nhưng xảy ra nhanh hơn". Chính phủ Tây Ban Nha gần đây đã ban hành kế hoạch cả gói thúc đẩy tài chính.
Uỷ ban châu Âu dự báo, chỉ số lạm phát của châu Âu sẽ tăng lên mức 3,2% năm nay, giảm xuống mức 2,2% năm 2009. xuất khẩu và thặng dư thương mại của các nước châu Âu có xu hướng giảm.
Sản xuất công nghiệp sa sút mạnh
Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) vừa công bố, sản xuất công nghiệp của châu Âu tháng 5 đã giảm 1,9% trong khu vực đồng EUR và giảm trung bình 1,4% trong biên giới 27 nước Liên minh châu Âu (EU). Đối với các nước sử dụng đồng EUR (Eurozone), đây là mức sụt giảm cao nhất kể từ năm 1992.
So với cùng kỳ năm 2007, sản xuất công nghiệp của Eurozone giảm 0,6% và EU mở rộng giảm 0,5%. Chỉ có 3 nước có tỷ lệ tăng về sản xuất công nghiệp là Cộng hòa Ailen, Bungari và Rumani.
Trước tình trạng lạm phát gia tăng và giá nhiên liệu tăng cao, sản xuất công nghiệp sa sút, các ngành kinh tế châu Âu buộc phải cắt giảm nhân công, khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh hiện đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm qua kể từ sau cuộc khủng hoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, do nền kinh tế nước này đang có những dấu hiệu bước vào thời kỳ suy thoái.
Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) cho biết, riêng tháng 6/2008, đã có 15.500 người bị mất việc làm, con số này có thể sẽ lên đến 1 triệu người trong 18 tháng tới.
Với tình hình kinh tế châu Âu ảm đạm như trên, kết quả cuộc thăm dò dư luận của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế châu Âu (trụ sở tại Đức), vừa cho biết, lòng tin của các nhà đầu tư ở châu Âu đã xuống mức thấp nhất kể từ năm 1991.
Phần lớn các nhà kinh tế đều cho rằng đã và đang xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng về nguy cơ "tụt dốc" của nền kinh tế châu Âu trong mùa hè này.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại
Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như lạm phát, giá dầu cao, sản xuất công nghiệp giảm, thị trường nhà đất ở nhiều nước đang xấu đi. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này đã giảm đáng kể.
Tại Ailen, tăng trưởng quý I/08 giảm 1,5% so với ba tháng cuối năm 2007. Kinh tế Italia cũng trong trạng thái èo uột, với dự báo mức tăng trưởng là 0,4% cho năm nay và cả năm tới. Riêng tại Pháp, Bộ trưởng Kinh tế, bà Christine Lagarde vừa dự báo là tỷ lệ tăng trưởng năm nay sẽ đạt 1,7%.
Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng đang trên đà giảm liên tiếp hai quý vừa qua, nhiều khả năng tỷ lệ tăng trưởng của Pháp năm 2008 sẽ chỉ là 1,3%. Nền kinh tế Anh được dự báo tăng trưởng 1,7% năm nay, nhưng sẽ giảm xuống mức 1,6% năm 2009. Theo Uỷ ban châu Âu, tăng trưởng kinh tế ở châu lục này sẽ giảm xuống còn 1,5% năm 2009, thấp hơn mức kỳ vọng 1,7% năm 2008.
Thị trường nhà đất châu Âu cũng đáng báo động với những dấu hiệu lặp lại bi kịch tương tự như thị trường nhà đất Mỹ. Thị trường cổ phiếu Tây Ban Nha đã bị tê liệt sau khi có thông báo đầu tiên về khoản thiệt hại lớn do cuộc khủng hoảng nhà đất của nước này gây ra.
Chuyên gia kinh tế Jose Carlos Diez, thuộc Intermoney cho rằng: "Tình trạng giá nhà giảm mạnh ở Tây Ban Nha giống như ở Mỹ, nhưng xảy ra nhanh hơn". Chính phủ Tây Ban Nha gần đây đã ban hành kế hoạch cả gói thúc đẩy tài chính.
Uỷ ban châu Âu dự báo, chỉ số lạm phát của châu Âu sẽ tăng lên mức 3,2% năm nay, giảm xuống mức 2,2% năm 2009. xuất khẩu và thặng dư thương mại của các nước châu Âu có xu hướng giảm.
Sản xuất công nghiệp sa sút mạnh
Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) vừa công bố, sản xuất công nghiệp của châu Âu tháng 5 đã giảm 1,9% trong khu vực đồng EUR và giảm trung bình 1,4% trong biên giới 27 nước Liên minh châu Âu (EU). Đối với các nước sử dụng đồng EUR (Eurozone), đây là mức sụt giảm cao nhất kể từ năm 1992.
So với cùng kỳ năm 2007, sản xuất công nghiệp của Eurozone giảm 0,6% và EU mở rộng giảm 0,5%. Chỉ có 3 nước có tỷ lệ tăng về sản xuất công nghiệp là Cộng hòa Ailen, Bungari và Rumani.
Trước tình trạng lạm phát gia tăng và giá nhiên liệu tăng cao, sản xuất công nghiệp sa sút, các ngành kinh tế châu Âu buộc phải cắt giảm nhân công, khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh hiện đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm qua kể từ sau cuộc khủng hoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, do nền kinh tế nước này đang có những dấu hiệu bước vào thời kỳ suy thoái.
Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) cho biết, riêng tháng 6/2008, đã có 15.500 người bị mất việc làm, con số này có thể sẽ lên đến 1 triệu người trong 18 tháng tới.
Với tình hình kinh tế châu Âu ảm đạm như trên, kết quả cuộc thăm dò dư luận của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế châu Âu (trụ sở tại Đức), vừa cho biết, lòng tin của các nhà đầu tư ở châu Âu đã xuống mức thấp nhất kể từ năm 1991.