Khủng hoảng tín dụng Mỹ: Một năm nhìn lại
Tháng 8 năm ngoái, cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ bắt đầu và “virus” này nhanh chóng phát tán khắp phạm vi toàn cầu
Tháng 8 năm ngoái, cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ bắt đầu và “virus” này nhanh chóng phát tán khắp phạm vi toàn cầu.
Hãy cùng thử nhìn lại những gì đã xảy ra trong một năm qua, và dự báo xem cuộc khủng hoảng này sẽ còn đi tới đâu.
Những dấu hiệu khủng hoảng đầu tiên
Thế giới gần như không được chuẩn bị để chống đỡ những tác động của sự sụt giảm trên thị trường địa ốc đối với ngành công nghiệp tài chính. Những gì “mở màn” cho cuộc khủng hoảng diễn ra thật dồn dập.
Ngày 1/8/2007, hai quỹ phòng hộ (hedge fund) của Bear Stearns, một trong những tập đoàn môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư hàng đầu của Phố Wall, tuyên bố phá sản. Đây là những quỹ đầu tư mạnh vào các loại trái phiếu phát hành dựa trên các khoản vay cầm cố địa ốc (mortgage-related bonds). Tài sản của một quỹ khác của Bear Stearns bị đóng băng vì những khoản thua lỗ liên quan đến cho vay địa ốc.
Một tuần sau đó, một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất của châu Âu là Sal. Oppenheim có trụ sở tại Luxembourg (Bỉ) tuyên bố tạm thời đóng cửa một quỹ đầu tư chứng khoán địa ốc Mỹ trị giá 750 triệu USD.
Đến ngày 9/8, ngân hàng lớn nhất nước Pháp là BNP Paribas cũng hành động tương tự khi đóng băng khối tài sản 2,2 tỷ USD trong các quỹ có liên quan đến thị trường cho vay dưới chuẩn. Cùng ngày, ngân hàng NIBC của Đức hủy một kế hoạch phát hành sau khi công bố khoản lỗ gần 200 triệu USD do liên quan đến các loại chứng khoán liên quan đến địa ốc Mỹ.
Mỗi lúc một rõ rằng phần nhiều trong lượng chứng khoán phát hành dựa trên các khoản vay cầm cố địa ốc của Mỹ - vốn dĩ vẫn được sử dụng để bơm hàng tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu - đã bị định giá quá cao. Rất nhanh chóng, các ngân hàng cho vay trên khắp thế giới trở nên vô cùng lo sợ.
Khủng hoảng tín dụng đã biến thị trường địa ốc từ chỗ suy yếu trở thành một thảm họa thực sự. Giá nhà ở Mỹ đã liên tục sụt giảm, số vụ tịch biên nhà không ngừng tăng, và hiện thị trường này vẫn trên đường dò đáy. Những tiêu chuẩn cho vay dễ dãi giúp hàng triệu người Mỹ có tiền mua nhà đã không còn, mà thay vào đó mỗi lúc thêm thắt chặt.
Để có được một khoản vay ngân hàng ở Mỹ lúc này thật chẳng hề đơn giản, thậm chí đối với những người vay có điểm tín dụng cao.
Những con số thua lỗ
Theo Moody’s Economy.com, từ tháng 8 năm ngoái tới nay, các định chế tài chính toàn cầu đã thua lỗ tổng số tiền khoảng 925 tỷ USD vì khủng hoảng tín dụng, tương đương 3% tổng tài sản của họ. Trong số này, trầm trọng nhất là khoản thua lỗ có thể lên tới 525 tỷ USD liên quan đến các khoản cho vay địa ốc.
Những công ty tài chính từng một thời hùng mạnh của Mỹ như Bear Stearns, Countrywide Financial và IndyMac đã vỡ nợ hoặc vị mua lại. Hàng loạt tập đoàn khác như Fannie Mae, Freddie Mac, Washington Mutual, Citigroup và Wachovia hiện đang trong cảnh ngàn cân treo sợi tóc.
Từ đầu năm tới nay, đã có tới 9 ngân hàng ở Mỹ bị phá sản, riêng trong khoảng thời gian từ 11/7 tới nay đã có 4 ngân hàng phá sản.
Không chỉ dừng lại bên trong biên giới nước Mỹ, cuộc khủng hoảng còn lan khắp thế giới Mối lo ngại toàn cầu đang tăng cao vì nhiều lý do.
Thứ nhất, các định chế tài chính nước ngoài đang có mức độ liên quan rất cao tới các tổ chức cho vay khổng lồ ở Mỹ. Ước tính, khoảng 50% các loại chứng khoán được phát hành từ các khoản nợ cho vay cầm cố ở Mỹ hiện nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Cùng lúc các ngân hàng đầu tư Mỹ như Merrill Lynch và Citigroup phải gánh những khoản thâm hụt tài sản “vĩ đại” do nợ xấu ở thị trường Mỹ, ngân hàng khổng lồ mang “quốc tịch” Thụy Sỹ UBS và Ngân hàng IKB Deutsche Industriebank của Đức cũng ở trong tình trạng tương tự.
Tại Norway, 8 thành phố đã công bố thua lỗ ít nhất 125 triệu USD vì đầu tư vào các loại chứng khoán bất động sản của Mỹ. Tại Nhật bản, nhiều quỹ hưu trí cũng có một tỷ trọng vốn lớn trong danh mục đầu tư là các khoản nợ (trái phiếu) do Fannie Mae và Freddie Mac phát hành. Vì khủng hoảng thanh khoản, một ngân hàng lớn của Anh là Northern Rock đã bị Chính phủ nước này quốc hữu hóa vào tháng 2 vừa qua.
Mặt khác, không chỉ lĩnh vực địa ốc và tài chính bị ảnh hưởng, cuộc khủng hoảng tín dụng còn “tàn phá” cả ngành công nghiệp ô tô, hàng không, du lịch và bán lẻ. Doanh số thị trường ô tô Mỹ trong năm nay được dự báo là sẽ chỉ đạt mức 14,5 triệu chiếc, thấp nhất trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Các “đại gia” ô tô Mỹ gồm GM, Ford và Chrysler đều “ôm” những con số thua lỗ kỷ lục và phải cải tổ chiến lược kinh doanh.
Bên cạnh giá dầu cao, số khách đi lại bằng đường hàng không giảm sút vì kinh tế khó khăn đã buộc hàng loạt hãng hàng không trên thế giới phải đóng cửa. Riêng trong tháng 6 vừa qua, số hãng hàng không phải ngừng hoạt động đã lên tới con số 25. Đồng USD mất giá khiến nhiều người Mỹ phải từ bỏ thói quen đi du lịch và mua sắm ở nước ngoài, trong khi doanh số bán lẻ trong nước cũng ảm đạm vì xu hướng “thắt lưng buộc bụng”.
Kinh doanh gặp khó, hàng loạt công ty Mỹ phải cắt giảm nhân công, đưa tỷ lệ thất nghiệp tại nước này lên mức 5,5%, cao nhất trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây.
(Theo Business Week)
Hãy cùng thử nhìn lại những gì đã xảy ra trong một năm qua, và dự báo xem cuộc khủng hoảng này sẽ còn đi tới đâu.
Những dấu hiệu khủng hoảng đầu tiên
Thế giới gần như không được chuẩn bị để chống đỡ những tác động của sự sụt giảm trên thị trường địa ốc đối với ngành công nghiệp tài chính. Những gì “mở màn” cho cuộc khủng hoảng diễn ra thật dồn dập.
Ngày 1/8/2007, hai quỹ phòng hộ (hedge fund) của Bear Stearns, một trong những tập đoàn môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư hàng đầu của Phố Wall, tuyên bố phá sản. Đây là những quỹ đầu tư mạnh vào các loại trái phiếu phát hành dựa trên các khoản vay cầm cố địa ốc (mortgage-related bonds). Tài sản của một quỹ khác của Bear Stearns bị đóng băng vì những khoản thua lỗ liên quan đến cho vay địa ốc.
Một tuần sau đó, một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất của châu Âu là Sal. Oppenheim có trụ sở tại Luxembourg (Bỉ) tuyên bố tạm thời đóng cửa một quỹ đầu tư chứng khoán địa ốc Mỹ trị giá 750 triệu USD.
Đến ngày 9/8, ngân hàng lớn nhất nước Pháp là BNP Paribas cũng hành động tương tự khi đóng băng khối tài sản 2,2 tỷ USD trong các quỹ có liên quan đến thị trường cho vay dưới chuẩn. Cùng ngày, ngân hàng NIBC của Đức hủy một kế hoạch phát hành sau khi công bố khoản lỗ gần 200 triệu USD do liên quan đến các loại chứng khoán liên quan đến địa ốc Mỹ.
Mỗi lúc một rõ rằng phần nhiều trong lượng chứng khoán phát hành dựa trên các khoản vay cầm cố địa ốc của Mỹ - vốn dĩ vẫn được sử dụng để bơm hàng tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu - đã bị định giá quá cao. Rất nhanh chóng, các ngân hàng cho vay trên khắp thế giới trở nên vô cùng lo sợ.
Khủng hoảng tín dụng đã biến thị trường địa ốc từ chỗ suy yếu trở thành một thảm họa thực sự. Giá nhà ở Mỹ đã liên tục sụt giảm, số vụ tịch biên nhà không ngừng tăng, và hiện thị trường này vẫn trên đường dò đáy. Những tiêu chuẩn cho vay dễ dãi giúp hàng triệu người Mỹ có tiền mua nhà đã không còn, mà thay vào đó mỗi lúc thêm thắt chặt.
Để có được một khoản vay ngân hàng ở Mỹ lúc này thật chẳng hề đơn giản, thậm chí đối với những người vay có điểm tín dụng cao.
Những con số thua lỗ
Theo Moody’s Economy.com, từ tháng 8 năm ngoái tới nay, các định chế tài chính toàn cầu đã thua lỗ tổng số tiền khoảng 925 tỷ USD vì khủng hoảng tín dụng, tương đương 3% tổng tài sản của họ. Trong số này, trầm trọng nhất là khoản thua lỗ có thể lên tới 525 tỷ USD liên quan đến các khoản cho vay địa ốc.
Những công ty tài chính từng một thời hùng mạnh của Mỹ như Bear Stearns, Countrywide Financial và IndyMac đã vỡ nợ hoặc vị mua lại. Hàng loạt tập đoàn khác như Fannie Mae, Freddie Mac, Washington Mutual, Citigroup và Wachovia hiện đang trong cảnh ngàn cân treo sợi tóc.
Từ đầu năm tới nay, đã có tới 9 ngân hàng ở Mỹ bị phá sản, riêng trong khoảng thời gian từ 11/7 tới nay đã có 4 ngân hàng phá sản.
Không chỉ dừng lại bên trong biên giới nước Mỹ, cuộc khủng hoảng còn lan khắp thế giới Mối lo ngại toàn cầu đang tăng cao vì nhiều lý do.
Thứ nhất, các định chế tài chính nước ngoài đang có mức độ liên quan rất cao tới các tổ chức cho vay khổng lồ ở Mỹ. Ước tính, khoảng 50% các loại chứng khoán được phát hành từ các khoản nợ cho vay cầm cố ở Mỹ hiện nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Cùng lúc các ngân hàng đầu tư Mỹ như Merrill Lynch và Citigroup phải gánh những khoản thâm hụt tài sản “vĩ đại” do nợ xấu ở thị trường Mỹ, ngân hàng khổng lồ mang “quốc tịch” Thụy Sỹ UBS và Ngân hàng IKB Deutsche Industriebank của Đức cũng ở trong tình trạng tương tự.
Tại Norway, 8 thành phố đã công bố thua lỗ ít nhất 125 triệu USD vì đầu tư vào các loại chứng khoán bất động sản của Mỹ. Tại Nhật bản, nhiều quỹ hưu trí cũng có một tỷ trọng vốn lớn trong danh mục đầu tư là các khoản nợ (trái phiếu) do Fannie Mae và Freddie Mac phát hành. Vì khủng hoảng thanh khoản, một ngân hàng lớn của Anh là Northern Rock đã bị Chính phủ nước này quốc hữu hóa vào tháng 2 vừa qua.
Mặt khác, không chỉ lĩnh vực địa ốc và tài chính bị ảnh hưởng, cuộc khủng hoảng tín dụng còn “tàn phá” cả ngành công nghiệp ô tô, hàng không, du lịch và bán lẻ. Doanh số thị trường ô tô Mỹ trong năm nay được dự báo là sẽ chỉ đạt mức 14,5 triệu chiếc, thấp nhất trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Các “đại gia” ô tô Mỹ gồm GM, Ford và Chrysler đều “ôm” những con số thua lỗ kỷ lục và phải cải tổ chiến lược kinh doanh.
Bên cạnh giá dầu cao, số khách đi lại bằng đường hàng không giảm sút vì kinh tế khó khăn đã buộc hàng loạt hãng hàng không trên thế giới phải đóng cửa. Riêng trong tháng 6 vừa qua, số hãng hàng không phải ngừng hoạt động đã lên tới con số 25. Đồng USD mất giá khiến nhiều người Mỹ phải từ bỏ thói quen đi du lịch và mua sắm ở nước ngoài, trong khi doanh số bán lẻ trong nước cũng ảm đạm vì xu hướng “thắt lưng buộc bụng”.
Kinh doanh gặp khó, hàng loạt công ty Mỹ phải cắt giảm nhân công, đưa tỷ lệ thất nghiệp tại nước này lên mức 5,5%, cao nhất trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây.
(Theo Business Week)