07:01 11/01/2021

Kịch bản nào cho Kinh tế Việt Nam 2021?

Anh Tú

Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề "Định hình Chiến lược đầu tư và kinh doanh trong bối cảnh mới" diễn ra vào chiều ngày 11/1/2021 tại Tp.HCM, do Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times phối hợp với Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) chủ trì tổ chức.

Sau 12 năm tổ chức thành công, Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam thường niên luôn là sự kiện được quan tâm và chờ đợi nhất trong năm. 

Năm nay, được tổ chức trong bối cảnh khá đặc biệt, Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam thường niên 2021 đã nhận được sự quan tâm và tham dự của đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cùng các chuyên gia kinh tế thuộc tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới tại Mỹ, kinh tế trưởng của các ngân hàng, đại diện các quỹ đầu tư tài chính và gần 300 doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.

TS.Chử Văn Lâm, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times cho biết: Diễn đàn kịch bản kinh tế Việt Nam thường niên 2021 sẽ tập trung phân tích những vấn đế cốt lõi của nền kinh tế, những trụ cột quan trọng, những động lực tăng trưởng mới, những cơ hội phi thường trong thách thức của bối cảnh mới. Đây cũng sẽ là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp nắm bắt thêm thông tin, định hình và xây dựng kế hoạch chiến lược đầu tư và kinh doanh năm 2021 và các năm tiếp theo. 

Trong bối cảnh thế giới vẫn đang chịu tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19, Việt Nam đã chủ động và sẵn sàng chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để thúc đẩy đà tăng trưởng và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 5 năm 2021-2025. Trải qua những thời khắc, những giai đoạn khó khăn khốc liệt nhất, toàn Đảng, toàn dân đã thấm đẫm giá trị của ý chí vươn lên, ý chí không chịu khuất phục trước những thử thách và sức mạnh của sự đồng lòng, chung sức đã làm nên những kỳ tích ấn tượng.

Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam thường niên 2021 sẽ diễn ra 2 Phiên thảo luận.

Phiên 1 về kinh tế vĩ mô có chủ đề "Kinh tế Việt Nam 2021 – sức bật từ nội lực và ngoại lực". Các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế sẽ tập trung thảo luận về những trụ cột và động lực tăng trường mới của nền kinh tế Việt Nam, trong mối tương quan thay đổi của thế giới và sự tác động kéo dài của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, các diễn giả sẽ phân tích các yếu tố ngoại lực từ bối cảnh mang lại, trên cơ sở niềm tin về sự bền vững, an toàn và không ngừng kiến tạo môi trường phát triển của Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế, các cơ hội sẽ mở ra nhiều hơn cho kinh tế Việt Nam, cho các khu vực DN trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Kịch bản nào cho Kinh tế Việt Nam 2021? - Ảnh 1.

Phiên 2 với chủ đề: "Định hình chiến lược đầu tư & kinh doanh trong bối cảnh mới" với sự quan tâm và chia sẻ ý kiến của các bộ ngành, chuyên gia quản trị doanh nghiệp, ngân hàng, giới đầu tư tài chính và các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, thị trường khác nhau. Bàn về câu chuyện "định hình chiến lược đầu tư và kinh doanh trong bối cảnh mới", các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và thị trường cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải thích ứng và xoay chuyển nhằm đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới; những cơ hội và lợi thế cạnh tranh đến từ các hiệp định FTAs thế hệ mới đã bắt đầu có hiệu lực.

[Trực tiếp]: Kịch bản nào cho Kinh tế Việt Nam 2021? - Ảnh 2.

TS. Chử Văn Lâm, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Khai mạc diễn đàn, TS. Chử Văn Lâm, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times chia sẻ, diễn đàn năm nay sẽ là một năm đặc biệt và đáng nhớ khi bối cảnh thế giới vẫn đang chịu tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19, Việt Nam đã chủ động và sẵn sàng chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để thúc đẩy đà tăng trưởng và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 5 năm 2021-2025.

Kinh tế Việt Nam 2021: Chủ động vượt qua thách thức ]

TS. Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đặt vấn đề, trong giai đoạn 10 năm tới, Việt Nam kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%/năm. Để hiện thực hoá các mục tiêu chiến lược kể trên, ba đột phá chiến lược có tính lâu dài bao gồm:

Thứ nhất, đột phá về thể chế. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại và hội nhập. Huy động, sử dụng các nguồn lực thực hiện theo cơ chế thị trường.

Thứ hai, đột phá nguồn nhân lực. Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam.

Thứ ba, đột phá về hạ tầng. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông, năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn và hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển mạnh hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

[Trực tiếp]: Kịch bản nào cho Kinh tế Việt Nam 2021? - Ảnh 3.

TS. Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư phát biểu tại Diễn đàn.

Giai đoạn 2021-2030: Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP 7%/năm ]

Thành công lớn nhất là tăng trưởng nhưng không hy sinh

Ông Nguyễn Xuân Thành, chuyên gia kinh tế cấp cao, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng.

Sau khi theo dõi phần trình bày của ông Hồng Quang, cảm nhận của tôi là vừa khát vọng vừa là áp lực của Việt Nam là phải tăng trưởng khoảng 7% trong bối cảnh Việt Nam vẫn phải ứng phó với những bất ổn toàn cầu.

Nhưng tin vui là năm 2021 nền kinh tế của các nền kinh tế chính yếu được dự báo sẽ tăng trưởng dương, hồi phục nhất định, lấy lại những suy giảm của năm 2020. Kịch bản lạc quan này được dựa vào nền tảng Covid rồi sẽ qua đi, không phải giữa năm nay thì cũng cuối năm nay. Các nước giàu đã phân phối Vaccine Covid-19, các nước trung bình giữa năm cũng sẽ tiếp cận được với vaccine.

Đương nhiên kịch bản đó không thể tránh khỏi những rủi ro có thể xảy ra như phân phối vaccine không thể dễ dàng kể cả những nước giàu – có xáo trộn và chậm trễ; thay đổi chính trị trên toàn cầu, căng thẳng thương mại song phương đa phương không dễ dàng chấm dứt trong năm 2021 mà còn có thể căng hơn. Chứng khoán vẫn tăng trưởng do niềm tin về việc vaccine Covid, hệ thống tài chính vẫn khỏe mạnh, chúng ta đang bơm tiền mà tạm quên đi những rủi ro. Trong 5 năm tới làm sao giải quyết được hút tiền về đã bơm ra trong giai đoạn vừa qua.

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2021 là 6,5%, nhưng IMF, WB còn lạc quan hơn, WB dự báo 6,7%; các ngân hàng quốc tế dự báo từ 6,8 – 7%. Kỳ vọng này nằm trên yếu tố ổn định vĩ mô của Việt Nam vẫn duy trì. Đây là lần đầu tiên Việt Nam chịu tác động bất ổn toàn cầu nhưng vẫn giữ được ổn định vĩ mô trong vòng 30 năm qua. Năm 2020, mặc dù chúng ta duy trì được nền ổn định vĩ mô, nhưng đầu tư của doanh nghiệp (tư nhân và FDI) đều suy giảm; sức mua trên thị trường giảm. Liệu sức mua có hồi phục trong năm 2021 hay không? Xuất khẩu là cứu cánh của nền kinh tế Việt Nam 2020. Liệu chúng ta có đa dạng được thị trường trong năm 2021 hay không là một thách thức. Việt Nam là điểm hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài.

[Trực tiếp]: Kịch bản nào cho Kinh tế Việt Nam 2021? - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Xuân Thành, chuyên gia kinh tế cấp cao, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng

Điểm sáng của năm 2021 để chúng ta có thể nghĩ đến kịch bản kinh tế lạc quan gồm:

Một, ổn định vĩ mô và hỗ trợ kinh tế: Tăng trưởng nhưng không hi sinh ổn định vĩ mô là điểm nổi bật nhất trong nhiệm kỳ 2016-2020. Quy mô gói hỗ trợ của Việt Nam thuộc loại thấp nhất so về hiệu dụng. Cái tốt nhất chính phủ làm là ổn định vĩ mô. Trong năm 2021 kỳ vọng Chính phủ vẫn duy trì được ổn định vĩ mô.

Thứ hai, phục hồi đầu tư doanh nghiệp tư nhân và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng. Đầu tư tư nhân đã tăng nhanh trong 4 năm qua, trong khi đầu tư công được siết chặt do tác động của nhiều yếu tố. Chúng ta có điều kiện để giảm lãi suất vay trong năm nay. Duy trì mặt bằng lãi suất thấp sẽ là động lực thúc đẩy đầu tư doanh nghiệp tư nhân năm 2021 và những năm sau. Năm 2021 là năm đầu của nhiệm kỳ mới, nên là năm phục hồi, nên chúng ta vẫn phải tăng đầu tư cơ sở hạ tầng trong năm 2021 tiếp tục của năm 2020.

Thứ ba, sự nối lại của dòng vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài năm 2020 có giảm, nhưng số tuyệt đối vốn FDI vào Việt Nam lớn. Điều quan trọng cho thấy Việt Nam vẫn hấp thu được dòng vốn nước ngoài vào mạnh vẫn giữ được ổn định vĩ mô.

Thứ 4, phục hồi sức mua trong nước. Số người mất việc làm đã làm giảm sức mua. Thống kê từ google cho thấy, lượng người di chuyển đến trung tâm mua sắm đã giảm. Chuyển đổi số là động lực rất lớn để doanh nghiệp thích ứng với loại hình mua sắm mới. Cuối cùng, động lực tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021 là xuất khẩu. Chúng ta là nền kinh tế mở, chúng ta có thị trường xuất khẩu đa dạng, xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc đã bù đắp suy giảm các thị trường khác. Tuy nhiên sang năm 2021 sẽ xuất khẩu mạnh sang EU và ASEAN.

Phiên Thảo luận 1: KINH TẾ VIỆT NAM 2021 – SỨC BẬT TỪ NỘI LỰC & NGOẠI LỰC

Ông Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và TS. David Gray, Trung tâm nghiên cứu chính sách và kinh tế, Đại học Lincoln, chia sẻ quan điểm với Diễn đàn.

Chia sẻ với Tạp chí Kinh tế Việt Nam qua video gửi tới diễn đàn, TS. David Gray - Trung tâm nghiên cứu chính sách và kinh tế, Đại học Lincoln - cho rằng, đối với Việt Nam, hàng loạt cơ hội từ các thỏa thuận thương mại trong năm 2021, do Việt Nam đã ký thỏa thuận thương mại với Anh, thỏa thuận thương mại với châu Âu và đã có hiệu lực, Việt Nam cũng đã tham gia vào Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP). Điều này cho thấy Việt Nam đang ngày càng mở cửa, hướng tới tự do thương mại và sẽ thu hút thêm nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài.

[Trực tiếp]: Kịch bản nào cho Kinh tế Việt Nam 2021? - Ảnh 5.

Ban tổ chức thực hiện lấy ý kiến đại biểu qua hình thức Voting: Bên cạnh yếu tố kiểm soát tốt sự lây lan của đại dịch Covid-19, yếu tố nào là quan trọng nhất quyết định thành công của Việt Nam trong việc giữ được tăng trưởng dương trong năm 2020?

1. Đầu tư công (Vote 30%)

2. Gói hỗ trợ của Chính phủ (Vote 7%)

3. Tăng trưởng xuất khẩu (Vote 44%)

4. Nỗ lực bền bỉ của doanh nghiệp (Vote 15%)

5. Kiều hối từ nước ngoài (Vote 4%)

Với kết quả trên, ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế, Kinh tế trưởng BIDV đề nghị các khách mời là diễn giả bình luận.

Ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Thống Kê:

Yếu tố quan trọng nhất giúp năm 2020 của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương đó là nỗ lực bền bỉ của doanh nghiệp thể hiện qua tăng trưởng kinh tế và kể cả tăng trưởng lớn của xuất khẩu cũng có sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp

Qua khảo sát của Tổng cục Thống kê năm 2020 về tác động của Covid-19 cho thấy các doanh nghiệp đã rất nỗ lực chia sẻ khó khăn để hợp tác vươn lên.

Yếu tố hai là đầu tư công của Chính phủ là giải pháp giúp cho tăng trưởng kinh tế. Vào tháng 2/2020, Chính phủ đã đưa ra các giải pháp về tăng trưởng trong Nghị quyết 01 nhưng rất khó hiệu quả vào thời điểm đó. Tổng cục thống kê đã đề nghị Chính phủ tăng cường đầu tư công, vì 01 đồng đầu tư công lan toả tới thu hút đầu tư tư nhân tới 4,2 đồng.

Trước đây, dù giải ngân đầu tư công không cao, năm 2019 chỉ 91% nhưng năm 2020 giải ngân rất tốt. Nếu cứ tăng giải ngân 1%  đầu tư công thì GDP tăng 0,06%. Nếu giải ngân hết 2020 thì GDP tăng 0,42%.

Tôi vẫn đánh giá quan trọng nhất là nỗ lực của doanh nghiệp và đầu tư công.

Về yếu tố xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là những mặt hàng thiết yếu, dù thế nào con người vẫn phải ăn, uống nên xuất khẩu của Việt Nam vẫn tốt.

Ts. Đặng Hoàng Hải Anh, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới tại Mỹ:

Tôi đồng ý ý kiến anh Lực, đầu tư công đóng vai trò quan trọng nhìn vào lịch sử các nước thế giới như Mỹ, cơ sở hạ tầng rất tốt, đi máy bay, di chuyển hàng hóa dễ dàng. Những nước xung quanh chúng ta như Đài Loan chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, giao thông đi lại dễ dàng. Vai trò đầu tư công kích thích nền kinh tế không những ngắn hạn và dài hạn, làm sao di chuyển hàng hóa từ Bắc Nam nhanh và rẻ… chi phí hàng hóa đi Bắc - Nam nhiều bài báo phản ánh mắc hơn đi Mỹ.

Doanh nghiệp chúng ta, tập trung tiến tới doanh nghiệp tư nhân chủ đạo trong nền kinh tế. Như Mỹ, doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng, tạo ra của cải, phát kiến khoa học công nghệ… trong khi nhà nước đóng vai trò điều tiết.

Gần đây khảo sát, gần 70% thua lỗ, phá sản, 30% làm ăn có lãi, chuyển sang thương mại điện tử, online transaction. Cuối cùng, sang năm tới nền kinh tế có những thay đổi bên ngoài… làm sao tận dụng những mặt mạnh.

[Trực tiếp]: Kịch bản nào cho Kinh tế Việt Nam 2021? - Ảnh 6.

Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước

Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước:

Hai chuyên gia trên đã phân tích rất sâu về 5 yếu tố góp nên thành công của Việt Nam trong năm 2020. Tôi cho rằng, yếu tố xuất khẩu là kết quả cuối cùng thôi, xuất khẩu không phải là phần nhân mà là phần quả. Theo tôi ý chí bền bỉ của doanh nghiệp là phần gốc. Qua theo dõi hệ thống ngân hàng, chúng tôi đã từng lo lắng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế trong quý 2, từ tháng 4-7 mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần hạ lãi suất đến tháng 9. Tính đến tháng 7, tăng trưởng tín dụng chỉ mới hơn 4%, nhưng đã bắt đầu tăng trở lại từ tháng 8, tăng nhanh trong tháng 11 và tháng 12, kết thúc năm tăng trưởng 12,13% nhờ doanh nghiệp hấp thu vốn.

PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Viện trưởng, Viện Công nghệ Tài chính, Đại học Kinh tế Tp.HCM

Tôi đồng ý với quan điểm của các chuyên gia. Nhưng tôi thấy các yếu tố đóng góp vào năm 2020, nếu bỏ kiều hối sang một bên vì đóng góp không đáng kể thì chủ yếu đóng góp chính là 2 yếu tố.

Yếu tố đầu tiên là đầu tư của Chính phủ. Chính phủ hỗ trợ trực tiếp cho người tiêu dùng, tạo ra việc làm cho người lao động. Yếu tố sức bền bỉ của doanh nghiệp và yếu tố tăng xuất khẩu là một. Ý chí của doanh nghiệp mới quan trọng. Vì tăng trưởng xuất khẩu là do có độ trễ của các hợp đồng xuất khẩu đã ký trước đó. Khúc chúng ta lo là từ bây giờ trở đi.

[Trực tiếp]: Kịch bản nào cho Kinh tế Việt Nam 2021? - Ảnh 7.

PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Viện trưởng Viện Công nghệ Tài chính, Đại học Kinh tế Tp.HCM

Voting 2: Đâu là yếu tố rủi ro nhất cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021?

1. Chậm trễ phân phối vaccines (21%)

2. Căng thẳng thương mại Việt - Mỹ (3%)

3. Xáo trộn và đứt gãy chuỗi cung ứng (33%)

4. Bất ổn kinh tế vĩ mô (10%)

5. Lãi suất tăng trưởng trở lại (7%)

6. Sức mua thị trường nội địa yếu (27%)

Voting 3: Yếu tố nào quan trọng nhất sau đây sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong 2021?

1. Covid được kiểm soát (45%)

2. Dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam (21%)

3. Thực hiện các FTA thế hệ mới (12%)

4. Các gói kích thích kinh tế ở các nền kinh tế lớn (23%)

Trên cơ sở kết quả này, ông Nguyễn Xuân Thành xin ý kiến bình luận từ các diễn giả.

TS. Đặng Hoàng Hải Anh: Dưới góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng, yếu tố đầu tiên là kiểm soát Covid, đa phần chúng ta đều đồng ý, nếu dịch bệnh không được kiểm soát có thể gây ra nhiều xáo trộn trong nền kinh tế. Chúng ta may mắn đã kiểm soát được dịch bệnh để có thể ngồi ở đây. Điều quan trọng là Chính phủ và toàn dân phòng dịch, không được chủ quan. Chúng ta không làm tốt trên mặt trận y tế dự phòng, chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề.

Yếu tố thứ hai, sức mua nội địa, tôi cho rằng, trước khi dịch Covid xảy ra, thế giới đã nói đến mô hình tăng trưởng dựa vào sức mua của nội địa. Mỹ - Trung đã thương chiến trước khi dịch bệnh xảy ra cũng vì sức mua nội địa. Người ta đã nghĩ tới sức cầu nội địa và thúc đẩy nó trong chọn mô hình tăng trưởng. Các nước châu Á có tỷ lệ tiết kiệm trong dân cao, nên đây là nguồn lực để phát triển kinh tế, khác mô hình phát triển của Tây Âu do người dân tiết kiệm thấp, tiền bỏ vào các quỹ hưu trí.

Điều này cho thấy, Châu Á và Việt Nam, trong dân chúng tồn tại luồng vốn lớn trong dân. Đây là sự dịch chuyển trước khi dịch bệnh xảy ra, nên khi xảy ra dịch bệnh chúng ta càng phải nhấn mạnh phát triển thị trường nội địa. Chúng ta cần tập trung hơn nữa vào phục hồi sức mua nội địa. Tôi cho rằng đây là mấu chốt phát triển.

[Trực tiếp]: Kịch bản nào cho Kinh tế Việt Nam 2021? - Ảnh 8.

TS. Đặng Hoàng Hải Anh, Chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng thế giới tại Mỹ

Ông Nguyễn Xuân Thành: Nền kinh tế Việt Nam những năm qua đã phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng. Đến nay, tăng trưởng GDP, ngoài tín dụng còn phụ thuộc vào yếu tố tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, tiêu dùng cũng phụ thuộc lãi suất. Vậy định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2021 của Ngân hàng Nhà nước thế nào?

Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước:

Kết quả khảo sát của VnEconomy về các yếu tố rủi ro đến nền kinh tế năm 2021 rất quan trọng đối với cơ quan điều hành. Rất mừng trong 5 yếu tố này thì yếu tố nỗi lo về bất ổn vĩ mô và yếu tố lãi suất là hai yếu tố quan trọng nhưng lại không phải yếu tố rủi ro nhất cho tăng trưởng năm nay.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã kiên định trong kiểm soát lạm phát nhưng vẫn cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, doanh nghiệp. Với thanh khoản dồi dào của hệ thống, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cố gắng ổn định mặt bằng lãi suất. Yếu tố ổn định vĩ mô là vấn đề ưu tiên của Chính phủ. Với bối cảnh này, năm 2021, NHNN định hướng ổn định mặt bằng lãi suất, cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế tăng trưởng.

Ông Nguyễn Xuân Thành: GDP điều chỉnh lên, dư địa nợ công còn, Chính phủ có dư địa để vay nợ, ông Lâm có thêm bình luận nào không?

[Trực tiếp]: Kịch bản nào cho Kinh tế Việt Nam 2021? - Ảnh 9.

Ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Thống kê

Ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Thống kê: Câu hỏi thứ 2 rất hay và ý kiến voting của khách ở đây rất đúng và trúng. Covid xảy ra khiến 4 nhóm thay đổi: (i) trật tự xã hội thay đổi, nên cộng đồng doanh nghiệp thế giới và các nước thay đổi; cạnh tranh của các nước lớn gay gắt, mô hình các nước lớn thay đổi. Chúng ta nhìn vào Mỹ, Trung sẽ thấy, chúng ta bước vào thập kỷ cạnh tranh gay gắt không chỉ kinh tế, quân sự và tiêu dùng nội địa; (iii) Những thăng trầm chưa từng thấy trong chính trị sau chiến tranh lạnh. Chúng ta có chuỗi giá trị toàn cầu, thông thương, hiệp ước, Covid khiến tự do kinh tế bị đe dọa; (iv) đang định hình lại lối đi, dẫn đến chủ nghĩa dân tộc và toàn cầu hóa bị đe dọa.

Hệ lụy của nó gồm có 4 thay đổi kinh tế: (i) chuỗi giá trị cung ứng bị thay đổi, từ đó ảnh hưởng tới kinh tế, thương mại và đầu tư; (ii) làm suy giảm tiêu dung của người dân và ngành dịch vụ; (iii) Mặc dù các quốc gia khẩn trương có vaccine nhưng ảnh hưởng tâm tư nhà đầu tư nước ngoài; (iv) ảnh hưởng quan hệ hợp tác giữa các Chính phủ.

Vì vậy, tôi cho rằng, sự xáo trộn và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh hưởng lớn nhất đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021. Covid buộc chúng ta phải tập trung vào thị trường nội địa. Tôi cho rằng, căng thẳng Mỹ - Việt là yếu tố thứ 3 ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021. Kinh tế vĩ mô ổn định là nội lực của nền kinh tế Việt Nam.

Về nội dung điều chỉnh quy mô GDP, Tổng cục thống kê làm theo đúng thông lệ quốc tế, không riêng chỉ Việt Nam, Mỹ, EU, các nước trong khu vực đều điều chỉnh GDP. Điều chỉnh quy mô GDP không phải thay đổi phương pháp đánh giá, tính toán lại, ở đây là thu thập đầy đủ thông tin. So với các nước khác, tỷ lệ tăng quy mô GDP sau điều chỉnh của Việt Nam là không cao (bỏ qua doanh nghiệp quân đội, doanh nghiệp báo cáo lãi không đầy đủ…). Năm 2021 sẽ dùng quy mô mới để tính toán lại các chỉ tiêu. Ở chừng mực nào đó dư địa chính sách sẽ được mở rộng.

Ông Nguyễn Xuân Thành: Trước đây, có lo ngại tín dụng/GDP quá cao. Việc đảm bảo cân đối các yếu tố vĩ mô thời gian tới thế nào?

Ông Cấn Văn Lực: Bộ Chính trị và Chính phủ đã quyết định điều hành nền kinh tế theo GDP đánh giá lại ở mức theo quy mô 343 tỷ USD. Thứ nhất, chúng ta cần truyền thông cho tốt về đánh giá lại GDP. Trước đó, khi chúng tôi báo cáo với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về phát triển kinh tế xã hội trong 05 năm tới, chúng tôi mới biết năm tới sử dụng GDP đánh giá lại dù trên các báo cáo khác không hề có. Vậy, phải truyền thông tốt hơn để xã hội được biết và công khai minh bạch.

Cá nhân tôi hơi lo, vì nhiều yếu tố vĩ mô liên quan đến quy mô GDP. Thí dụ, thâm hụt ngân sách tăng lên 5-6%, với tiêu chí mới thì mức thâm hụt giảm còn 4%. Chúng tôi kiến nghị đưa nợ công về 45-50%, khớp với mức các nước đang phát triển và tăng trưởng để bền vững và lành mạnh hơn.

Vấn đề anh Nguyễn Xuân Thành băn khoăn là chính xác, chúng ta tiêu pha thoải mái là không được, thâm hụt ngân sách là 4,2% GDP năm 2020 là hợp lý do bị dịch bệnh Covid-19, nhưng lâu dài phải giảm xuống. WB và IMF kiến nghị về rủi ro tài khoá của Việt Nam khá lớn.

[Trực tiếp]: Kịch bản nào cho Kinh tế Việt Nam 2021? - Ảnh 10.

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, Kinh tế trưởng BIDV

Ông Nguyễn Xuân Thành: Nhìn vào điều hành chính sách, hiện còn phải hỗ trợ phục hồi từ khủng hoảng covid, khả năng cung vốn cho các doanh nghiệp, nếu mở rộng chính sách tiền tệ liệu có bất ổn kinh tế vĩ mô?

TS. Quách Mạnh Hào, Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế Việt nam – Anh quốc, Đại học Lincoln – Vương quốc Anh, đã gửi video tới Diễn đàn chia sẻ góc nhìn về triển vọng tăng trưởng 2021 và những động lực tăng trưởng chính hỗ trợ cho sự phát triển.

TS. Quách Mạnh Hào, Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế Việt nam – Anh quốc, Đại học Lincoln – Vương quốc Anh

Ông Cấn Văn Lực: Anh Quách Mạnh Hào có kiến nghị với chúng ta trong bối cảnh lãi suất giảm, dòng tiền đang đổ nhanh vào chứng khoán, chúng ta phải thận trọng với xu hướng đó. Chúng tôi rất đồng tình với ý kiến này. Mức lãi suất điều hành như thế nào cho phù hợp, thấp quá chưa chắc tốt, nó phải đảm bảo hài hòa cho các bên, nếu không chúng ta có hệ lụy bong bóng tài sản. Nhưng lãi suất không phải là điểm nghẽn. Mức tín dụng 12-13% là mức tăng trưởng cao. Dòng tiền tư nhân dịch chuyển qua chứng khoán rất lớn, có gần 40.000 tài khoản F0 được lập ra. Chúng ta cần cân đối, tính toán hài hòa hơn.

Chúng ta sang vấn đề cuối cùng, liên quan đến nội lực và ngoại lực để nền kinh tế chúng ta có thể đạt được mục tiêu 6,5%. Anh Xuân Thành đã có phân tích về các trụ cột tăng trưởng kinh tế năm 2020 như lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng (đóng góp 16%), dịch vụ bán buôn bán lẻ, dịch vụ gắn với kinh tế số - tài chính ngân hàng, thương mại điện tử. Trên nền tảng 2020 đà tăng trưởng đó còn tiếp tục kéo dài trong năm 2021 không?

Ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo: Tôi tin tưởng 2021 lạc quan đối với kinh tế Việt Nam, kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh, lấy lại đà phục hồi. Nếu cứu nền kinh tế bằng những liều thuốc bất thường thì rất dễ tạo ra những hệ lụy khó lường.

Trong nền kinh tế số, có 60% doanh nghiệp thành công nhờ áp dụng nền tảng chuyển đổi số, không giao dịch trực tiếp nữa, sự linh hoạt của doanh nghiệp Việt Nam rất lớn khi chứng kiến việc các chuỗi bán lẻ giao nhận tại nhà, từ đó hình thành thế hệ doanh nhân mới, những doanh nghiệp không thích nghi được sẽ bị đào thải.

Nền kinh tế Việt Nam nhanh, dễ thích nghi việc kinh doanh mới. Covid 19 sẽ là xúc tác nhanh để chuyển đổi số.  Cuối cùng, thành công của Đại hội 13 sẽ tạo ra đội ngũ lãnh đạo mới.

Ông Nguyễn Bích Lâm: Động lực tăng trưởng 2021 gồm (i) Cải cách thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng; (ii) Nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư ICOR giảm 0,2 lần sẽ tác động đến GDP, ICOR của chúng ta so với khu vực là không cao nhưng so với chúng ta là cao bao gồm vốn đầu tư công, vốn khu vực tư nhân và FDI; (iii) Tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là chuyển đổi vì khu vực nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao. Nếu giảm 5% GDP của khu vực 1, làm khu vực 2 và 3 tăng lần lượt 2,5%, GDP sẽ tăng trưởng cao hơn; (iv) Nâng cao năng suất lao động. Năng suất lao động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi năng lực quản trị, năng lực của cao động,…. (v) Khai thác thế mạnh của các hiệp định thương mại. Chúng ta có 13 FTAs rồi; (vi) Đầu tư công; (vii) Áp dụng công nghệ số, quan trọng ngang ngữa các động lực khác. Ngoài ra, đô thị hóa cũng thúc đẩy tăng trưởng.

Về nội lực, chúng ta có: (i) Ổn định vĩ mô. Trong giai đoạn vừa qua, điều hành chính sách đã giữ được ổn định vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát. Chúng ta phải tự hào về điều này. Bộ ngành cần phát huy; (ii) Sự tương thân tương ái, hợp tác hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng doanh nghiệp; (iii) Chính phủ lắng nghe; (iv) Nội lực vốn công nghệ, tri thức kinh doanh, năng lực nội tại; ngoại lực dựa vào công nghệ nước ngoài như FDI, phần lớn doanh nghiệp FDI chưa chuyển giao công nghệ cho chúng ta (v) Tính đồng lòng, chung sức của cộng đồng người dân Việt Nam trong bối cảnh đất nước khó khăn. Đây là những nội dung cần được tuyên tuyền để phát triển trong thời gian tới.

[Trực tiếp]: Kịch bản nào cho Kinh tế Việt Nam 2021? - Ảnh 11.

Các diễn giả tại phiên thảo luận.

Ông Nguyễn Xuân Thành: Kết thúc phiên 1, ý kiến của các diễn giả rất hay. Chính phủ mới trong năm nay sẽ được các doanh nghiệp có kỳ vọng gì?

Voting 4: Doanh nghiệp sẽ kỳ vọng gì ở Chính phủ mới?

1. Đột phá trong cải cách thể chế để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng? (51%)

2. Thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng? (10%)

3. Cải cách thuế theo đúng hướng giảm gánh nặng thuế, phí cho doanh nghiệp? 7%)

4. Duy trì lãi suất thấp và đảm bảo khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp? (15%)

5. Tăng tốc cổ phần hoá và phát triển thị trường vốn? (1%)

6. Đổi mới khung quản lý Nhà nước để thúc đẩy kinh tế số? (10%)

7. Đặt ưu tiên phát triển bền vững và bảo vệ môi trường? (6%)

Phiên thảo luận 2: ĐỊNH HÌNH CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ-KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH MỚI 

Điều phối:

-  Bà Bùi Kim Thuỳ, Thành viên Hội đồng cố vấn Harvard Khu vực Châu Á – TBD

-  Ông Vũ Tú Thành (Phó giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh US-ASEAN) 

Diễn giả:

-  Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

-  Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến & Phát triển thị trường Nông sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

-  Bà Hà Thu Thanh – Chủ tịch Deloitte Viet Nam

-  Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành kiêm Trưởng Bộ phận đầu tư - VinaCapital

Ông Vũ Tú Thành: Xin hỏi các chuyên gia, trong 2020, nỗ lực cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ được doanh nghiệp đánh giá như thế nào, đón nhận ra sao? 

Bà Hà Thu Thanh – Chủ tịch Deloitte Viet Nam: Tôi xin trả lời theo hướng khác, cái gì đã qua là qua. Trong phần đánh giá lúc trước, 51% là kỳ vọng đột phá trong cải cách thể chế để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng. Kỳ vọng này không chỉ trong giai đoạn Covid, trong ngắn hạn, mà là trong mọi thời kỳ, sao cho mọi chính sách Chính phủ nhanh, phù hợp, hiệu quả.

Chính sách thường đi sau hơi thở thị trường và doanh nghiệp, thì rõ ràng, cải cách trong thể chế, mà ở đây trong góc độ nhà tư vấn như chúng tôi thì rõ ràng thấy được hiệu quả của hệ chính sách được thực thi thế nào. Trong diễn đàn CEO của hội doanh nghiệp tổ chức với hơn 1.000 CEO, rất nhiều doanh nghiệp khi phát biểu đã nói: có vẻ chúng tôi chưa cần gói cứu trợ thứ 2 trước khi chúng tôi được tháo gỡ về cơ chế.

Vậy đột phá, cụ thể là gì? Đó là triển khai luật và quy định trong luật. Trong 2021, có 5 luật đồng thời có hiệu lực, trong đó gồm 3 luật Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán rất đặc biệt liên quan với chúng tôi và Vinacapital. Trong đó Luật Doanh nghiệp sửa đổi đều hướng đến quản trị công ty, Luật Chứng khoán và Luật đầu tư cũng vậy. Vậy làm sao để quản trị công ty có lực đỡ, có sự bình đẳng đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hàng trăm ngàn doanh nghiệp đã dừng, tạm dừng toàn phần, một phần là do Covid, nhưng một phần là do bản thân sức khoẻ doanh nghiệp không vượt qua ngưỡng chống đỡ thì phải sập thôi. Vậy một trong những thước đo của chúng tôi là hệ Quản trị công ty.

Vẫn có những doanh nghiệp vượt qua Covid, do ngành nghề vẫn phát triển, biết áp dụng và chuyển đổi nhanh kinh tế số… Sau cùng vẫn là nội lực của doanh nghiệp.

[Trực tiếp]: Kịch bản nào cho Kinh tế Việt Nam 2021? - Ảnh 13.

Bà Hà Thu Thanh – Chủ tịch Deloitte Viet Nam

Ông Andy Ho: Tôi nhấn mạnh, nhà đầu tư nước ngoài hay nói Việt Nam đi chậm, chúng tôi giải thích Việt Nam đi từ từ, nhanh quá thì nếu có sai lầm rất khó sửa chữa. Đặc biệt là vấn đề room ngoại, họ cũng thắc mắc sao chưa tăng, chúng tôi cũng giải thích là Luật cho phép, nhưng quyền quyết định cũng được trao cho doanh nghiệp.

Quản trị kinh doanh rất quan trọng, trong đó đảm bảo quyền bình đẳng cổ đông nội ngoại, và trong nền kinh tế số, vấn làm sao bảo vệ Sở hữu trí tuệ.

Đây là 2 nội dung mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và muốn có cơ chế rõ ràng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ở Việt Nam, cũng như bảo vệ được các sở hữu trí tuệ.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến & Phát triển thị trường Nông sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

Kết quả 51% quan tâm hoàn thiện thể chế. Chúng ta muốn có ngôi nhà tốt, thượng tôn pháp luật. Trong ngành Nông nghiệp, kết quả chúng ta hướng tới 41 tỷ USD. Trong 4 năm qua, ngành nông nghiệp hoàn thiện thể chế bằng 6 luật, gần 50 nghị định Chúng tôi có khoảng 13.600 doanh nghiệp trong ngành do đó, đòi hỏi luôn cải tiến để phục vụ tốt doanh nghiệp, đặc biệt là cắt giảm các thủ tục hành chính chuyên ngành.

Chúng tôi nhận thấy chúng ta chưa thật sự quan tâm doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản. Số doanh nghiệp này hoàn toàn đến từ doanh nghiệp tư nhân, cho thấy tiềm năng, có lợi ích họ mới đầu tư. Kết quả cho thấy, không chỉ doanh nghiệp nỗ lực mà cơ quan nhà nước chuyển từ trạng thái xin cho thì nay đã đồng hành hơn. Đây là nhận thức rất quan trọng.

[Trực tiếp]: Kịch bản nào cho Kinh tế Việt Nam 2021? - Ảnh 14.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến & Phát triển thị trường Nông sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bùi Kim Thuỳ, Thành viên Hội đồng cố vấn Harvard Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Tác động nào của đại dịch covid ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2020? 

Kết quả Voting:

1. Đóng cửa ngừng hoạt động (21%)

2. Mất thị trường xuất khẩu (5%)

3. Sức mua yếu của thị trường nội địa (24%)

4. Xáo trộn chuỗi cung ứng (34%)

5. Cạn kiệt dòng tiền (16%)

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương: Năm 2020 hết sức đặc biệt khi đã đem lại cho chúng ta dù ở khu vực nào những trải nghiệm, cảm xúc trước đây chưa từng có. Ban đầu là sững sờ, hoang mang, phong toả. Sau đó là vui mừng khi chúng ta đã khống chế được dịch bệnh.

Cách đây 1 năm, đúng ngày 29 Tết bắt đầu kỳ nghỉ Tết, tôi có chuyến khảo sát ở Lạng Sơn và nghe tin Vũ Hán bắt đầu phong toả. Ngay khi đó, mặt hàng nông sản ảnh hưởng đầu tiên khi đóng cửa biên giới, hàng Việt Nam không sang được.

Tuy nhiên, nguy cơ, không chỉ hàng nông sản, mà trong quá trình hội nhập thì Trung Quốc là nguồn cung ứng nguyên liệu chính cho chúng ta. Hiện trạng tháng 2-3/2020 chúng ta bị gián đoạn nguyên liệu các mặt hàng công nghiệp, đặc biệt da giày, dệt may. Do đó, lựa chọn gián đoạn chuỗi cung ứng là ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.

Trong những thời điểm gay cấn, thị trường nội địa trở thành trụ đỡ quan trọng. Tôi cũng đồng ý với lựa chọn này. Đến nửa cuối 2020, khống chế dịch bệnh tốt, ta cũng phản ứng hợp lý hơn với các diễn biến về dịch bệnh. Chúng ta duy trì sản xuất và xuất khẩu, nên tới cuối 2020 thì mối lo về việc gián đoạn, mất thị trường sẽ giảm bớt. Khó khăn và mất mát là có, nhưng ta có niềm tin với môi trường đất nước.

Ông Vũ Tú Thành: Đợt dịch Covid-19 đầu tiên diễn ra vào tháng 3 và 4/2020, Chính phủ đã tập trung chống dịch với mục tiêu không phải trả bằng mọi giá. Chúng tôi đã có hỏi các doanh nghiệp trong cộng đồng Hoa Kỳ, họ cho biết cần phải duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, chính phủ cũng đồng ý với những điều kiện đó. Điều này đã phản ánh trong bài trình bày của ông Xuân Thành về việc xuất khẩu năm 2020 vẫn tăng trưởng 6,5%. Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chiếm 70%. Hai thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc. 

Từ góc độ người trong cuộc, theo ông vai trò của Chính phủ trong việc bắt mạch tình hình quốc tế như thế nào? Đánh giá của ông năm 2021, Chính phủ cần làm gì để tận dụng các FTA mà Việt Nam đã ký kết?

Ông Trần Thanh Hải: Chúng ta đang ở thời điểm chuyển giao. Chúng ta cùng với việc tiến hành đại hội Đảng và có Chính phủ nhiệm kỳ mới. Còn tại Mỹ, 10 ngày nữa chính quyền ông Biden sẽ nhậm chức. Đến nay chưa có tiết lộ nào về chính sách kinh tế mới của ông Biden, nhưng tôi dự đoán một trong những nhiệm vụ là khắc phục những di sản "nặng nề" mà Chính quyền ông Trump để lại: Rút ra khỏi CPTPP (Thời điểm đó Việt Nam cũng rất kỳ vọng); Đe doạ rút khỏi WTO và ngăn cản hoạt động tổ chức này. Đây là một trong 3 định chế Mỹ góp sức thành lập, nhưng bây giờ Mỹ lại chối bỏ; Áp thuế các đồng minh EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc không kiêng nể gì hết; Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Ông Trump lên cầm quyền rút khỏi CPTPP, đe doạ rút khỏi WTP – tổ chức chính Mỹ cổ vũ và thành lập. Điều này co thấy, vai trò của Mỹ trong nền thương mại thế giới suy giảm. Tiếp nữa là với các đồng minh thận cận thì áp thuế EU, Nhật, Úc, Mỹ La Tinh không kiêng nể, khiến các nước đồng minh không thoải mái. Và tiếp nữa là cuộc chiến thương mại với Trung Quốc được khơi mào và đưa lên đỉnh điểm.

Chính quyền mới của Biden sẽ tiếp thu, khắc phục và hàn gắn với đối tác, lấy lại hình ảnh của Hoa Kỳ, đặc biệt là vai trò của Hoa Kỳ trong chính sách thương mại đa phương.

[Trực tiếp]: Kịch bản nào cho Kinh tế Việt Nam 2021? - Ảnh 15.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

Bùi Kim Thuỳ gửi câu hỏi đến ông Nguyễn Trọng Phi, Chủ tịch Giovanni Group (dệt may): Trong bối cảnh dịch covid hiện hữu, làm sao doanh nghiệp vượt qua covid và đánh giá dệt may da giày 2021?

Ông Nguyễn Trọng Phi: Các doanh nghiệp dệt may da giày, túi xách cũng như doanh nghiệp khác đều phải vượt qua giai đoạn vô cùng khó khăn, khó khăn. Nhờ nỗ lực của doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đặc biệt là chuyển đổi số, chăm sóc khách hàng từ xa, và các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ.

Năm 2021, tận dụng lợi thế cạnh tranh các hiệp định FTA, thì doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành nói riêng, cần xác định rõ mục tiêu trong bối cảnh mới. Trong bối cảnh mới, ngoài tiếp tục xuất khẩu như hiện nay về gia công thì ta cần có thêm định hình, chuyển đổi mô hình từ sản xuất gia công sang xây dựng thương hiệu trong thời trang dệt may da giày để xuất khẩu được thông qua các hiệp định đã ký. Hưởng lợi từ nguyên phụ liệu từ việc giảm thuế từ các hiệp định. Đây là điều kiện để ta mạnh dạn chuyển đổi. Sang 2021, các hiệp định mang lại lợi thế cho ngành, các thương hiệu cao cấp sẽ hưởng lợi nhiều.

Doanh nghiệp cần có sự chuyển đổi, có mô hình quản trị kinh doanh linh hoạt, dễ thích ứng với các thanh đổi, hội nhập. Sự thích ứng của doanh nghiệp VIệt Nam rất quan trọng trong giai đoạn Covid vừa qua và cần duy trì trong thời gian tới

Ông Vũ Tú Thành: Có nhiều ngành khác cũng hấp dẫn, như bất động sản, nhưng trong ngành có vẻ doanh nghiệp nội dẫn dắt. Vậy năm 2021, các doanh nghiệp đánh giá ra sao về tiềm năng thị trường bất động sản công nghiệp và cư trú?

Bà Trịnh Quỳnh Giao, Giám đốc đầu tư Coteccons: Dưới góc độ nhà thầu xây dựng, chúng tôi có nhìn nhận nhất định về thị trường bất động sản.

Về lĩnh vực bất động sản dân dụng, trong 2020 là năm khó khăn cho thị trường bất động sản đến từ covid, tình hình kinh tế khó khăn khiến chủ đầu tư trì hoãn dự án, việc bán hàng đi xuống… ảnh hưởng đến dòng tiền của chủ đầu tư.

Ngoài ra, yếu tố khó khăn khác là ách tắc về pháp lý. Ở Tp.HCM và Hà Nội, số lượng dự án cấp giấy phép xây dựng, đầu tư mới rất ít - ảnh hưởng đến thị trường.

Năm 2021, Chính phủ có một số Luật thay đổi, trong bất động sản có thay đổi một chút Luật xây dựng sửa đổi chủ yếu là rút ngắn thủ tục hành chính cho doanh nghiệp – đây là điểm rất tốt, kỳ vọng hỗ trợ sau nửa cuối năm 2021 sẽ hồi phục trở lại.

Với bất động sản khu công nghiệp, nhiều thông tin tích cực khi có làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, và phòng chống dịch bệnh đã thu hút dòng vốn FDI. Nhưng góc độ nhà thầu ở một số dự án khu công nghiệp, dù đây là điểm sáng nhưng tốc độ chưa nhanh như mọi người nghĩ do ảnh hưởng dịch Covid bị hạn chế đi lại nên việc thực sự đầu tư và triển khai chưa nhanh như mong đợi. Tôi cho rằng, sang năm, lĩnh vực này sẽ tăng trưởng mạnh.

[Trực tiếp]: Kịch bản nào cho Kinh tế Việt Nam 2021? - Ảnh 16.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM: Năm 2020, có 5.988 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong Tp.HCM, thành lập mới 41.933 doanh nghiệp, trong đó chỉ có 2.482 doanh nghiệp bất động sản, chỉ chiếm 5,22% tổng số doanh nghiệp mới thành lập, nhưng chiếm 63,4% tổng số vốn đăng ký thành lập. Trên toàn quốc, 2020 có 1.325 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tương ứng với tổng vốn thì rõ ràng là tổn thất của lĩnh vực bất động sản.

Tỷ lệ giải thể của doanh nghiệp bất động sản tăng 1,36 lần so với 2019 – cao nhất trong số lĩnh vực ngành nghề. Bất động sản là lĩnh vực bị tác động lớn từ Covid-19, còn là hệ quả từ điểm nghẽn đầu tiên là từ thể chế pháp luật.

Điểm lạ là trong con số thống kê của Chính phủ không có chi tiết lĩnh vực bất động sản trong đó, trong khi bất động sản liên quan không dưới 35 lĩnh vực ngành nghề, là con số cho thấy chưa đánh giá đúng vai trò của lĩnh vực bất động sản.

Năm 2020, sự sụt giảm nói chung nguồn cung dự án Tp.HCM là từ 30-34%, chỉ có 47 dự án được chấp thuận đầu tư, công nhận chủ đầu tư, tổng sản phẩm nhà ở đủ điều kiện huy động vốn ở Tp.HCM chỉ 16.895 căn nhà các loại. Tỷ lệ nhà ở phân khúc cao cấp rất lớn, chiếm 2/3 tổng số nhà ở ra thị trưởng – tỷ lệ ko tích cực. Nhà ở bình dân chỉ có 163 căn, chỉ chiếm 1%.

Thị trường không chỉ lệch pha cung cầu, còn lệch pha sản phẩm. Đáng lẽ ra tỷ trọng lớn phải là nhà ở bình dân, vừa túi tiền lại rất thiếu.

Tháng 6/2020 chúng tôi đánh giá có sự thay đổi lớn trong công tác làm luật. Lần đầu tiên trong Luật Đầu tư ghi chữ Chủ đầu tư, trong Luật nhà ở có "đất ở hợp pháp 100%" thì nay là "đất ở hợp pháp và các loại đất khác". Chỉ thay đổi có một chữ mà thay đổi rất nhiều, được giải quyết các vướng mắc rất nhanh. Mới đây là Nghị định 148 có nội dung xứ lý đất xen cài, đất công… hay hướng dẫn thi hành Luật đầu tư cũng đang được nỗ lực làm sao thi hành phù hợp nhất.

Điều này cho thấy các cơ quan trung ương, đến địa phương có sự cầu thị, lắng nghe trong công tác làm luật. Năm tới có nhiều quy định, nghị định để hỗ trợ việc xây dựng nhà ở phân khúc bình dân, chung cư cũ… Các Luật mới có hiệu lực với hướng hỗ trợ hơn cho doanh nghiệp, chúng tôi nhận định thị trường 2021 sẽ phục hồi và đã hồi phục từ tháng 8/2020.

Voting: Ngành nào nhóm nào có sức bật mạnh nhất trong 2021?

1. Bán lẻ tiêu dùng (22%)

2. Bất động sản (10%)

3. Chứng khoán (14%)

4. Xuất khẩu (11%)

5. Nông nghiệp (7%)

6. Kinh tế số (37%)

Ông Vũ Tú Thành: Theo kết quả thăm dò lần này, kinh tế số đang dẫn đầu – cũng là hợp lý, tôi hơi ngạc nhiên nông nghiệp thấp nhất, có chăng tính đại diện của khách mời trong khán phòng này chưa nhiều. Tôi hỏi anh Lê Anh Huy, Phó Tổng giám đốc Sendo có bình luận gì về kết quả này, đánh giá cá nhân anh về triển vọng tăng trưởng kinh tế số và thương mại điện tử Việt Nam trong 2021?

Ông Lê Anh Huy, Phó Tổng giám đốc Sendo: Mọi người chọn số 1 và 2 thì nhìn vào Covid ảnh hưởng khiến mình không thể gặp nhau, phải chuyển qua kinh tế số, Sendo vừa làm kinh tế số, vừa làm thị trường bán lẻ. Trong 2021 trở đi, dư địa phát triển thương mại điện tử còn nhiều tiềm năng.

Theo số liệu Sendo và thị trường, báo cáo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, ở Tp.HCM - Hà Nội chiếm 18% dân số mang về hơn 70% lượng giao dịch thương mại điện tử.

Có nghĩa là, dư địa phát triển ở khu vực địa lý rộng lớn với dân số lớn (nông thôn) với tốc độ tăng thu nhập lớn – nằm ở khu vực ngoài Tp.HCM và Hà Nội. Trong Covid, Sendo thấy sức mua hàng hoá tiêu dùng của người Việt tăng rất nhanh, nhóm hàng hoá giá trị cao như điện thoại di động, trang sức, đồng hồ… cho thấy tác động thu nhập giảm tới các nhóm hàng.

Từ góc độ các tổ chức nước ngoài, trong thời kỳ vừa qua, kỳ vọng tăng trưởng ở thương mại điện tử không thay đổi nhiều.

Về Chính phủ có Quyết định 749 đặt ra mục tiêu tham vọng đảm bảo kinh tế số đạt 20% GDP trong 2025 – thể hiện niềm tin của Chính phủ với ngành kinh tế số.

Góc nhìn ở nhà bán hàng, nhà sản xuất ra sao? Trước covid, gặp họ, thì chủ yếu doanh nghiệp đa quốc gia, doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm với thương mại điện tử thì hưởng ứng, còn doanh nghiệp truyền thống thì cảm thấy e ngại tham gia thương mại điện tử vì muốn giữ kênh truyền thống – đang ảnh hưởng đến doanh số lớn nhất.

Nhưng trong covid, kênh truyền thống bị ảnh hưởng, doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi cách tiếp cận với khách hàng qua kênh thương mại điện tử. Họ chủ động và chào đón chúng tôi hơn.

Covid chính là yếu tố đẩy mạnh chuyển đổi số ở Việt Nam. Về hệ sinh thái và chính sách phát triển: logistics là điểm quan trọng nhất của kinh tế số và là trở ngại cho thương mại điện tử. Nếu giải quyết được vấn đề này thì thương mại điện tử sẽ rất phát triển.

Bùi Kim Thuỳ: Đầu tư gì, đầu tư vào đâu, là yếu tố rất được quan tâm? Anh Andy Ho có thể chia sẻ về vấn đề này.

Ông Andy Ho: Kinh tế số ảnh hưởng đa dạng các ngành. Còn chứng khoán không phải là ngành, vì có rất nhiều doanh nghiệp trong đủ ngành nghề cùng niêm yết. Tôi muốn nhấn mạnh yếu tố lãi suất sẽ ảnh hưởng nhiều tới suy nghĩ đầu tư. Khi lãi suất đi xuống, chúng tôi thấy họ rút tiền từ bất động sản, tiết kiệm vào chứng khoán – nhưng đầu tư lâu hay ngắn cũng phải phụ thuộc vào lãi suất.

Nhìn doanh nghiệp có cơ bản tốt, điều hành tốt, minh bạch và có dòng tiền là lựa chọn. Chúng tôi tư vấn cho doanh nghiệp rằng dòng tiền rất quan trọng, nếu ngân hàng cho mình một hạn mức tín dụng thì sử dụng hết đi vì tương lai rất quan trọng nhưng cân nhắc 12-36 tháng trả tiền, còn phải tích lũy lợi nhuận, hạn chế trả cổ tức, dùng để tái đầu tư.

Có nhiều kênh đầu tư, chúng ta nên đa dạng hoá các kênh. Và yếu tố quan trọng nhắc lại là lãi suất và thanh khoản thị trường.

Ông Vũ Tú Thành: Năm 2021 có gì để bớt ảm đạm, yếu tố tích cực trong sức khoẻ doanh nghiệp là gì?

Hà Thu Thanh: Góc nhìn chúng tôi rộng hơn. Trong quản trị của doanh nghiệp trong Covid, có 1 số từ khoá mà các doanh nghiệp được gọi tên mới, gọi tên lại. Chẳng hạn từ khoá tính hoạt động liên tục, yếu tố dòng tiền, với doanh nghiệp sản xuất thì còn dựa trên cân nhắc 1 cách hợp lý về vốn lưu động, vì câu chuyện dòng tiền, hàng tồn kho để đảm bảo tính linh hoạt dòng tiền thì doanh nghiệp hơn bao giờ hết phải rút kinh nghiệm trong 2020, vốn lưu động thực sự để ứng phó là rất quan trọng. Bên cạnh dòng tiền, thì tỷ trọng hàng tồn kho (nguyên liệu, sản phẩm) phải đáp ứng tốt nhất.

Thứ 2, gọi Covid là khủng hoảng phi truyền thống, trong quản trị doanh nghiệp nhiều năm qua, doanh nghiệp đã đưa ra quản trị rủi ro để đảm bảo thích ứng được, để mức chịu đựng được khi rủi ro xảy ra thì chi phí có thể chịu được thấp hơn lợi ích doanh nghiệp có thể nhận lại.

Và ngoài ra, quản trị khủng hoảng là thứ bắt buộc doanh nghiệp và nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đưa vào quản trị rủi ro bên cạnh quản trị minh bạch, quản trị hoạt động. Trong đó, khủng hoảng lớn nhất là tinh thần lãnh đạo phải mạnh, phải rõ ràng. Trong phát triển quản trị thì tư tưởng nhà lãnh đạo rất quan trọng. Sự kiên tâm kiên trì của nhà lãnh đạo là yếu tố hàng đầu. Trong thời khủng hoảng, kẻ tồn tại không phải kẻ mạnh nhất mà là kẻ thông minh nhất.

Trong quản trị doanh nghiệp có hẳn 1 bộ chỉ số về chỉ số thích nghi, 2021 bên cạnh ứng phó phục hồi thì mình cần thích ứng để phát triển. Có doanh nghiệp sinh ra, mất đi hay tiếp tục tồn tại, thì tư duy quản trị mới đang có rất nhiều điểm sáng.


Diễn đàn "Kịch bản Kinh tế Việt Nam thường niên 2021" được tường thuật trực tiếp trên Fanpage VnEconomy: https://www.facebook.com/vneconomy.vn/videos/3195780773856446