“Kích hoạt” điều 5 Hiến chương NATO để đáp trả IS?
Trong lịch sử hơn 6 thập niên của NATO, điều 5 mới được sử dụng một lần duy nhất
Vụ thảm sát cướp đi mạng sống của 129 người ngay giữa trung tâm thủ đô Paris của Pháp đã dẫn tới những lời kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở một chiến dịch tấn công Nhà nước Hồi giáo (IS) - nhóm khủng bố đã đứng ra nhận trách nhiệm về vụ này.
“Việc này nằm ở quyết định của Pháp. Chúng tôi đã nói rõ với họ là chúng tôi sẽ sát vai với họ trong cuộc đáp trả này”, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes phát biểu trên kênh NBC.
Theo trang Atlantic, vấn đề nằm ở điều 5 Hiến chương NATO. Nội dung của điều này quy định khi một thành viên của liên minh bị tấn công, thì điều đó có nghĩa là tất cả các thành viên còn lại cũng bị tấn công. Từ đó, việc đáp trả lại cuộc tấn công sẽ dựa trên nguyên tắc phòng thủ tập thể.
Trong lịch sử hơn 6 thập niên của NATO, điều 5 mới được sử dụng một lần duy nhất, sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trang NPR, đô đốc James Stavridis, cựu chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh NATO, nói rằng vụ tấn công khủng bố nhằm vào Paris cũng tương tự như vụ 11/9.
“Tôi cho rằng Pháp sẽ làm việc này [sử dụng điều 5 Hiến chương NATO]. Họ có cơ sở để làm vậy, nhất là khi xét tới con số thương vong so với tỷ lệ dân số. Dân số Pháp chỉ bằng khoảng 1/6 so với Mỹ. Nếu so sánh như vậy, vụ khủng bố ở Paris tương tự như vụ 11/9 về mức độ nghiêm trọng”, ông Stavridis phát biểu.
Theo ông Stavridis, trong trường hợp NATO vào cuộc, phản ứng sẽ bao gồm các bước như: tăng cường chia sẻ thông tin tình báo và hoạt động đặc biệt của các nước NATO nhằm hỗ trợ chiến dịch chống IS hiện có; NATO tiến hành chiến dịch không kích; NATO thực hiện công tác đào tạo lực lượng người Kurd và quân chính phủ Iraq chống IS...
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin BBC, ông Stavridis dự báo NATO sẽ tăng cường hiện diện trên mặt đất trong cuộc chiến chống IS, trong đó liên minh này có thể triển khai 10.000-15.000 bộ binh.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã có cuộc trao đổi với người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian về chiến dịch chống IS.
“Họ đã nhất trí các bước mà quân đội Mỹ và Pháp cần thực hiện để tăng cường hơn nữa sự hợp tác chặt chẽ để tiến hành chiến dịch lâu dài chống IS”, phát ngôn viên Peter Cook của Lầu Năm Góc nói.
Ông Cook không nói cụ thể các bước này là gì, nhưng theo tờ Wall Street Journal, trước mắt Mỹ sẽ mở rộng chia sẻ thông tin tình báo với Pháp để phục vụ cho việc Pháp không kích IS ở Syria và Iraq.
“Việc này nằm ở quyết định của Pháp. Chúng tôi đã nói rõ với họ là chúng tôi sẽ sát vai với họ trong cuộc đáp trả này”, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes phát biểu trên kênh NBC.
Theo trang Atlantic, vấn đề nằm ở điều 5 Hiến chương NATO. Nội dung của điều này quy định khi một thành viên của liên minh bị tấn công, thì điều đó có nghĩa là tất cả các thành viên còn lại cũng bị tấn công. Từ đó, việc đáp trả lại cuộc tấn công sẽ dựa trên nguyên tắc phòng thủ tập thể.
Trong lịch sử hơn 6 thập niên của NATO, điều 5 mới được sử dụng một lần duy nhất, sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trang NPR, đô đốc James Stavridis, cựu chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh NATO, nói rằng vụ tấn công khủng bố nhằm vào Paris cũng tương tự như vụ 11/9.
“Tôi cho rằng Pháp sẽ làm việc này [sử dụng điều 5 Hiến chương NATO]. Họ có cơ sở để làm vậy, nhất là khi xét tới con số thương vong so với tỷ lệ dân số. Dân số Pháp chỉ bằng khoảng 1/6 so với Mỹ. Nếu so sánh như vậy, vụ khủng bố ở Paris tương tự như vụ 11/9 về mức độ nghiêm trọng”, ông Stavridis phát biểu.
Theo ông Stavridis, trong trường hợp NATO vào cuộc, phản ứng sẽ bao gồm các bước như: tăng cường chia sẻ thông tin tình báo và hoạt động đặc biệt của các nước NATO nhằm hỗ trợ chiến dịch chống IS hiện có; NATO tiến hành chiến dịch không kích; NATO thực hiện công tác đào tạo lực lượng người Kurd và quân chính phủ Iraq chống IS...
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin BBC, ông Stavridis dự báo NATO sẽ tăng cường hiện diện trên mặt đất trong cuộc chiến chống IS, trong đó liên minh này có thể triển khai 10.000-15.000 bộ binh.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã có cuộc trao đổi với người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian về chiến dịch chống IS.
“Họ đã nhất trí các bước mà quân đội Mỹ và Pháp cần thực hiện để tăng cường hơn nữa sự hợp tác chặt chẽ để tiến hành chiến dịch lâu dài chống IS”, phát ngôn viên Peter Cook của Lầu Năm Góc nói.
Ông Cook không nói cụ thể các bước này là gì, nhưng theo tờ Wall Street Journal, trước mắt Mỹ sẽ mở rộng chia sẻ thông tin tình báo với Pháp để phục vụ cho việc Pháp không kích IS ở Syria và Iraq.