Kiểm soát giá cả sẽ chặt chẽ, nhịp nhàng hơn
Từ 18/9, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý thị trường và quản lý giá sẽ chặt chẽ hơn
Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT- BCT- BTC, hướng dẫn tổ chức phối hợp kiểm tra giữa cơ quan quản lý thị trường và cơ quan quản lý giá vừa được Bộ Tài chính và Công Thương ban hành sẽ tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng hơn trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả.
Thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 18/9.
Theo đó, khi phát hiện các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại và lĩnh vực giá, nếu xét thấy cần thiết trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm cần có nghiệp vụ chuyên môn của mỗi bên thì cơ quan quản lý thị trường có quyền yêu cầu cơ quan quản lý giá và ngược lại cơ quan quản lý giá có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thị trường (cả Trung ương và địa phương) phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm. Cơ quan được yêu cầu phải có trách nhiệm phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn pháp luật quy định.
Để thực hiện việc phối hợp kiểm tra cơ quan quản lý giá có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thị trường về lĩnh vực quản lý giá như: chính sách giá; quyết định giá; các báo cáo định kỳ về tình hình giá thị trường và các vấn đề khác có liên quan đến lĩnh vực quản lý giá; các biện pháp bình ổn giá của Trung ương và địa phương.
Cơ quan quản lý thị trường có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý giá về tình hình thị trường, giá cả hàng hoá, dịch vụ; các báo cáo định kỳ về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động kiểm tra giá.
Về chế độ giao ban, báo cáo, Thông tư cũng quy định rõ Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) phối hợp với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) thường xuyên trao đổi thông tin, sáu tháng một lần tổ chức họp đánh giá kết quả phối hợp giữa hai đơn vị. Hàng năm tổng kết đánh giá kết quả phối hợp trong năm, phương hướng hoạt động của năm sau và báo cáo lãnh đạo hai Bộ.
Đối với chi cục quản lý thị trường và sở tài chính 3 tháng một lần tổ chức họp đánh giá kết quả phối hợp giữa hai đơn vị. Hàng năm tổng kết đánh giá kết quả phối hợp trong năm, phương hướng hoạt động của năm sau và báo cáo UBND cấp tỉnh, Cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý giá.
Thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 18/9.
Theo đó, khi phát hiện các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại và lĩnh vực giá, nếu xét thấy cần thiết trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm cần có nghiệp vụ chuyên môn của mỗi bên thì cơ quan quản lý thị trường có quyền yêu cầu cơ quan quản lý giá và ngược lại cơ quan quản lý giá có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thị trường (cả Trung ương và địa phương) phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm. Cơ quan được yêu cầu phải có trách nhiệm phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn pháp luật quy định.
Để thực hiện việc phối hợp kiểm tra cơ quan quản lý giá có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thị trường về lĩnh vực quản lý giá như: chính sách giá; quyết định giá; các báo cáo định kỳ về tình hình giá thị trường và các vấn đề khác có liên quan đến lĩnh vực quản lý giá; các biện pháp bình ổn giá của Trung ương và địa phương.
Cơ quan quản lý thị trường có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý giá về tình hình thị trường, giá cả hàng hoá, dịch vụ; các báo cáo định kỳ về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động kiểm tra giá.
Về chế độ giao ban, báo cáo, Thông tư cũng quy định rõ Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) phối hợp với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) thường xuyên trao đổi thông tin, sáu tháng một lần tổ chức họp đánh giá kết quả phối hợp giữa hai đơn vị. Hàng năm tổng kết đánh giá kết quả phối hợp trong năm, phương hướng hoạt động của năm sau và báo cáo lãnh đạo hai Bộ.
Đối với chi cục quản lý thị trường và sở tài chính 3 tháng một lần tổ chức họp đánh giá kết quả phối hợp giữa hai đơn vị. Hàng năm tổng kết đánh giá kết quả phối hợp trong năm, phương hướng hoạt động của năm sau và báo cáo UBND cấp tỉnh, Cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý giá.