Kim Jong Un trực tiếp giám sát vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên
Hai vụ phóng tên lửa chỉ trong 1 tuần của Triều Tiên đã làm khó cho kế hoạch của tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in
Triều Tiên ngày 22/5 tuyên bố đã phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo tầm trung vào ngày Chủ nhật để khẳng định khả năng dẫn đường tên lửa giai đoạn cuối - một bước tiến mới trong khả năng tấn công vào các mục tiêu Mỹ.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn thông tấn Triều Tiên KCNA nói nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã giám sát vụ phóng thử nói trên. Vụ phóng thử này cũng kiểm tra chức năng của động cơ xăng đặc mà tên lửa Pukguksong-2 sử dụng. KCNA cho biết ông Kim Jong Un đã ra lệnh đưa loại tên lửa này vào sử dụng.
Đến nay, Triều Tiên vẫn phớt lờ những lời kêu gọi kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa, thậm chí từ Trung Quốc - đồng minh lớn duy nhất của Bình Nhưỡng. Nước này tuyên bố vũ khí hạt nhân là cần thiết để tự vệ chính đáng.
Trước vụ phóng thử tên lửa vào cuối tuần vừa rồi, Triều Tiên đã có một vụ phóng thử vào cuối tuần trước đó.
“Phát biểu với niềm tự hào rằng tốc độ đạt mục tiêu của tên lửa Pukguksong-2 là rất chính xác và tên lửa này là một vũ khí chiến lược thành công, lãnh tụ Kim Jong Un đã phê chuẩn triển khai hệ thống vũ khí này”, KCNA cho biết.
Cũng theo KCNA, vụ phóng đã kiểm chứng độ tin cậy và chính xác trong hoạt động của động cơ xăng đặc, cũng như khả năng dẫn đường đầu đạn hạt nhân ở giai đoạn cuối.
“Khi xem những hình ảnh về mặt đất được truyền theo thời gian thực từ camera gắn trên quả tên lửa đạn đạo, lãnh tụ tối cao Kim Jong Un nói thật tuyệt khi nhìn Trái Đất từ tên lửa được phóng và toàn thế giới trông thật đẹp”, KCNA nói.
Trước đó, vào ngày Chủ nhật, quân đội Hàn Quốc nói quả tên lửa mà Triều Tiên phóng đã bay khoảng 500 km, đạt độ cao khoảng 560 km, và rơi xuống bờ biển phía Đông của Triều Tiên.
Bình Nhưỡng đang nỗ lực phát triển tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân có khả năng tấn công vào đại lục Mỹ. Hôm thứ Bảy, Triều Tiên tuyên bố đã đạt được khả năng như vậy, nhưng các chuyên gia phương Tây nói tuyên bố này là một sự cường điệu.
KCNA nói vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên và một vụ phóng thành công khác vào tuần trước đó đã đặt Hawaii và Alaska vào tầm tấn công.
Các chuyên gia nói động cơ xăng đặc và bệ phóng di động khiến việc phát hiện những dấu hiệu của việc chuẩn bị phóng tên lửa trở nên khó khăn hơn.
“Đối với mục đích quân sự, tên lửa dùng động cơ xăng đặc có lợi thế là có nhiên liệu sẵn bên trong và có thể được phóng rất nhanh chóng sau khi được di chuyển tới khu vực phóng”, ông David Wright, đồng Giám đốc Chương trình An ninh Toàn cầu thuộc tổ chức Union of Concerned Scientists ở Mỹ, cho biết.
“Chế tạo tên lửa lớn dùng nhiên liệu đặc là việc khó”, ông Wright nói và cho biết thêm các cường quốc như Pháp và Trung Quốc phải mất hàng thập kỷ mới có thể đi từ một tên lửa tầm trung đến tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
“Bởi vậy, điều này sẽ không sớm xảy ra, nhưng với thời gian, Triều Tiên sẽ làm được”, ông Wright nói.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói nước này sẽ tiếp tục gia tăng áp lực kinh tế và ngoại giao nhằm buộc Triều Tiên phải dừng chương trình hạt nhân và tên lửa.
Hai vụ phóng tên lửa chỉ trong 1 tuần của Triều Tiên đã làm khó cho kế hoạch của tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhằm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Ông Moon, người nhậm chức hôm 10/5, chủ trương theo đuổi chính sách ôn hòa với Bình Nhưỡng.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn thông tấn Triều Tiên KCNA nói nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã giám sát vụ phóng thử nói trên. Vụ phóng thử này cũng kiểm tra chức năng của động cơ xăng đặc mà tên lửa Pukguksong-2 sử dụng. KCNA cho biết ông Kim Jong Un đã ra lệnh đưa loại tên lửa này vào sử dụng.
Đến nay, Triều Tiên vẫn phớt lờ những lời kêu gọi kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa, thậm chí từ Trung Quốc - đồng minh lớn duy nhất của Bình Nhưỡng. Nước này tuyên bố vũ khí hạt nhân là cần thiết để tự vệ chính đáng.
Trước vụ phóng thử tên lửa vào cuối tuần vừa rồi, Triều Tiên đã có một vụ phóng thử vào cuối tuần trước đó.
“Phát biểu với niềm tự hào rằng tốc độ đạt mục tiêu của tên lửa Pukguksong-2 là rất chính xác và tên lửa này là một vũ khí chiến lược thành công, lãnh tụ Kim Jong Un đã phê chuẩn triển khai hệ thống vũ khí này”, KCNA cho biết.
Cũng theo KCNA, vụ phóng đã kiểm chứng độ tin cậy và chính xác trong hoạt động của động cơ xăng đặc, cũng như khả năng dẫn đường đầu đạn hạt nhân ở giai đoạn cuối.
“Khi xem những hình ảnh về mặt đất được truyền theo thời gian thực từ camera gắn trên quả tên lửa đạn đạo, lãnh tụ tối cao Kim Jong Un nói thật tuyệt khi nhìn Trái Đất từ tên lửa được phóng và toàn thế giới trông thật đẹp”, KCNA nói.
Trước đó, vào ngày Chủ nhật, quân đội Hàn Quốc nói quả tên lửa mà Triều Tiên phóng đã bay khoảng 500 km, đạt độ cao khoảng 560 km, và rơi xuống bờ biển phía Đông của Triều Tiên.
Bình Nhưỡng đang nỗ lực phát triển tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân có khả năng tấn công vào đại lục Mỹ. Hôm thứ Bảy, Triều Tiên tuyên bố đã đạt được khả năng như vậy, nhưng các chuyên gia phương Tây nói tuyên bố này là một sự cường điệu.
KCNA nói vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên và một vụ phóng thành công khác vào tuần trước đó đã đặt Hawaii và Alaska vào tầm tấn công.
Các chuyên gia nói động cơ xăng đặc và bệ phóng di động khiến việc phát hiện những dấu hiệu của việc chuẩn bị phóng tên lửa trở nên khó khăn hơn.
“Đối với mục đích quân sự, tên lửa dùng động cơ xăng đặc có lợi thế là có nhiên liệu sẵn bên trong và có thể được phóng rất nhanh chóng sau khi được di chuyển tới khu vực phóng”, ông David Wright, đồng Giám đốc Chương trình An ninh Toàn cầu thuộc tổ chức Union of Concerned Scientists ở Mỹ, cho biết.
“Chế tạo tên lửa lớn dùng nhiên liệu đặc là việc khó”, ông Wright nói và cho biết thêm các cường quốc như Pháp và Trung Quốc phải mất hàng thập kỷ mới có thể đi từ một tên lửa tầm trung đến tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
“Bởi vậy, điều này sẽ không sớm xảy ra, nhưng với thời gian, Triều Tiên sẽ làm được”, ông Wright nói.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói nước này sẽ tiếp tục gia tăng áp lực kinh tế và ngoại giao nhằm buộc Triều Tiên phải dừng chương trình hạt nhân và tên lửa.
Hai vụ phóng tên lửa chỉ trong 1 tuần của Triều Tiên đã làm khó cho kế hoạch của tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhằm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Ông Moon, người nhậm chức hôm 10/5, chủ trương theo đuổi chính sách ôn hòa với Bình Nhưỡng.