Kinh nghiệm từ một phiên đấu giá cổ vật
76.000 cổ vật được Việt Nam mang đi bán đấu giá tại Nhà đấu giá Sotheby’s ở Hà Lan cuối tháng 1/2007 vừa qua
Từ thực tiễn tư vấn cho phía Việt Nam trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng ủy thác đấu giá hơn 76.000 cổ vật tại Nhà đấu giá Sotheby’s hồi cuối tháng 1/2007, luật sư Hồ Hoàng Đức và luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, Văn phòng Luật Mê Kông, đã rút ra vài kinh nghiệm...
Đem cổ vật đi đấu giá
76.000 món hàng hóa gồm: bình, ấm, chén, đĩa, thìa, tượng... có chất liệu gốm, sứ được Việt Nam mang đi bán đấu giá tại Nhà đấu giá Sotheby’s ở Amsterdam, Hà Lan vào cuối tháng 1/2007 vừa qua vốn được khai quật vào các năm 1998, 1999 từ một chiếc tàu cổ bị chìm tại vùng biển Cà Mau.
Theo thẩm định của các chuyên gia, số cổ vật này được sản xuất vào triều đại nhà Thanh, Trung Quốc, khoảng từ năm 1662 - 1722. Nhà đấu giá Sotheby’s đã sử dụng cụm từ “tàu cổ Cà Mau” để chỉ chiếc tàu chở cổ vật được khai quật tại vùng biển Cà Mau trong quá trình làm việc với phía Việt Nam cũng như trong hợp đồng ủy thác đấu giá, các tài liệu, ấn phẩm giới thiệu về hàng hóa, quảng cáo, thông tin về buổi đấu giá.
Sau khi số hàng hóa trên được chuyên chở đến Amsterdam, từ hơn một năm trước, Nhà đấu giá Sotheby’s đã triển khai các bước chuẩn bị cho buổi đấu giá: làm catalogue, trưng bày triển lãm hàng hóa, tuyên truyền quảng cáo tiếp thị theo thông lệ quốc tế. Họ nhắm đến đối tượng khách hàng là Trung Quốc, Đài Loan và các quốc gia ở châu Mỹ, châu Âu, nơi tập trung cộng đồng người Hoa.
Do giá trị cao của các món cổ vật được chế tác bởi những lò gốm sứ nổi tiếng thời nhà Thanh như lò của Cảnh Đức Trấn nên mặc dù buổi đấu giá được tổ chức vào thời điểm chưa phải là thuận lợi nhất nhưng đã thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhiều nhà kinh doanh, sưu tập đồ cổ đến từ các nước Anh, Đức, Pháp, Bỉ, Nga, Monaco, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Úc, Trung Quốc, Nam Phi...
Ngay trong cuộc đấu giá này, một nhà doanh nghiệp đến từ Việt Nam là ông Đoàn Sung, Giám đốc Công ty Đoàn Ánh Dương, cũng đã trực tiếp đấu giá và trúng được một số lô nhỏ.
Cũng như các buổi đấu giá được tổ chức tại các trung tâm đấu giá lớn khác trên thế giới, theo quy định và thông lệ đấu giá quốc tế người mua có thể trực tiếp đấu giá tại buổi đấu giá hoặc đấu giá qua điện thoại sau khi đã thực hiện những thủ tục đăng ký, xác nhận theo yêu cầu của Nhà đấu giá.
Nhà đấu giá đã phân chia 76.000 món hàng hóa thành 1.176 lô với số lượng hàng của từng lô khác nhau, đồng thời sử dụng kỹ thuật bán đấu giá xen kẽ các lô lớn, nhỏ, lô có loại hàng “độc đáo” để làm tăng tính hấp dẫn của buổi đấu giá.
Qua năm phiên đấu giá, từ tối 29 đến chiều 31/1/2007 (giờ địa phương) tại nhà đấu giá của Sotheby’s ở Amsterdam đã bán hết toàn bộ hàng hóa (mỗi phiên bán hơn 200 lô) và thu được trên 3 triệu euro. Số tiền này chưa tính trừ thuế, chi phí liên quan và hoa hồng phải trả cho nhà đấu giá.
Trong số các lô hàng được đấu giá thành công, đáng chú ý nhất là lô số 366, gồm có 66 đĩa và chén uống trà có họa tiết “cậu bé cưỡi trâu”, được bán với giá 49.200 euro, cao gấp 12 lần giá ước tính. Lô số 1071, bộ chén trà có họa tiết “chiếc lều của người Trung Quốc” được bán với giá 31.200 euro, cao gấp 10 lần giá ước tính. Lô số 329, gồm 500 chiếc đĩa và chén màu trắng xanh có họa tiết “con hươu”, được bán với giá 26.500 euro cho một nhà sưu tập người Nam Phi.
Phiên đấu giá diễn ra suôn sẻ nhưng qua đó cũng rút ra được một số kinh nghiệm cho các chủ sở hữu tài sản có ý định bán đấu giá tại các nhà đấu giá quốc tế.
Những vấn đề lưu ý
Từ thực tiễn cuộc đấu giá hàng hóa tại Nhà đấu giá Sotheby’s có một số vấn đề đáng lưu ý đối với các tổ chức, cá nhân giữ vai trò là chủ sở hữu tài sản:
Một là, vấn đề lựa chọn nhà đấu giá. Hiện nay ngoài các nhà đấu giá nổi tiếng như Christie’s, Sotheby’s còn có nhiều nhà đấu giá và các trung tâm đấu giá khác tập trung ở các trung tâm thương mại, tài chính trên thế giới và có thể dễ dàng liên hệ với họ qua Internet, điện thoại, fax.
Chủ tài sản, thay vì trông chờ vào các tổ chức trung gian, môi giới đứng ra thu xếp hợp đồng ủy thác đấu giá hoặc chỉ đàm phán hợp đồng với một nhà đấu giá, nên chủ động liên hệ và trực tiếp làm việc với một vài nhà đấu giá trước khi đi đến quyết định chọn một nhà đấu giá để ký kết hợp đồng ủy thác đấu giá.
Thực hiện được điều này sẽ giúp chủ tài sản giảm bớt các khoản chi phí trung gian, đồng thời lựa chọn được nhà đấu giá có năng lực phù hợp với yêu cầu của mình.
Hai là, trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng ủy thác đấu giá, chủ tài sản cần lưu ý các điều khoản chủ yếu: tỷ lệ hoa hồng cho nhà đấu giá; phân chia trách nhiệm, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bảo hiểm; phương thức xác định giá hàng hóa, doanh thu thuần; phương thức chuyển trả doanh thu thuần cho chủ tài sản; cách thức xử lý các trường hợp đặc biệt bao gồm ngưng bán đấu giá theo yêu cầu của bên chủ tài sản hoặc của nhà đấu giá, bán không được hoặc bán không hết hàng, người mua có khiếu nại về chất lượng hàng...; lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng và cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Ba là, cần chú ý đến các bước chuẩn bị trước đấu giá của nhà đấu giá. Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác đấu giá và kế hoạch chuẩn bị của nhà đấu giá đính kèm hợp đồng, chủ tài sản có quyền yêu cầu nhà đấu giá phải thường xuyên cung cấp thông tin cho mình. Trường hợp phát hiện và có chứng cứ cho thấy nhà đấu giá không thực hiện đúng theo thỏa thuận thì chủ tài sản có quyền yêu cầu bằng văn bản ngưng bán đấu giá tài sản.
Đem cổ vật đi đấu giá
76.000 món hàng hóa gồm: bình, ấm, chén, đĩa, thìa, tượng... có chất liệu gốm, sứ được Việt Nam mang đi bán đấu giá tại Nhà đấu giá Sotheby’s ở Amsterdam, Hà Lan vào cuối tháng 1/2007 vừa qua vốn được khai quật vào các năm 1998, 1999 từ một chiếc tàu cổ bị chìm tại vùng biển Cà Mau.
Theo thẩm định của các chuyên gia, số cổ vật này được sản xuất vào triều đại nhà Thanh, Trung Quốc, khoảng từ năm 1662 - 1722. Nhà đấu giá Sotheby’s đã sử dụng cụm từ “tàu cổ Cà Mau” để chỉ chiếc tàu chở cổ vật được khai quật tại vùng biển Cà Mau trong quá trình làm việc với phía Việt Nam cũng như trong hợp đồng ủy thác đấu giá, các tài liệu, ấn phẩm giới thiệu về hàng hóa, quảng cáo, thông tin về buổi đấu giá.
Sau khi số hàng hóa trên được chuyên chở đến Amsterdam, từ hơn một năm trước, Nhà đấu giá Sotheby’s đã triển khai các bước chuẩn bị cho buổi đấu giá: làm catalogue, trưng bày triển lãm hàng hóa, tuyên truyền quảng cáo tiếp thị theo thông lệ quốc tế. Họ nhắm đến đối tượng khách hàng là Trung Quốc, Đài Loan và các quốc gia ở châu Mỹ, châu Âu, nơi tập trung cộng đồng người Hoa.
Do giá trị cao của các món cổ vật được chế tác bởi những lò gốm sứ nổi tiếng thời nhà Thanh như lò của Cảnh Đức Trấn nên mặc dù buổi đấu giá được tổ chức vào thời điểm chưa phải là thuận lợi nhất nhưng đã thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhiều nhà kinh doanh, sưu tập đồ cổ đến từ các nước Anh, Đức, Pháp, Bỉ, Nga, Monaco, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Úc, Trung Quốc, Nam Phi...
Ngay trong cuộc đấu giá này, một nhà doanh nghiệp đến từ Việt Nam là ông Đoàn Sung, Giám đốc Công ty Đoàn Ánh Dương, cũng đã trực tiếp đấu giá và trúng được một số lô nhỏ.
Cũng như các buổi đấu giá được tổ chức tại các trung tâm đấu giá lớn khác trên thế giới, theo quy định và thông lệ đấu giá quốc tế người mua có thể trực tiếp đấu giá tại buổi đấu giá hoặc đấu giá qua điện thoại sau khi đã thực hiện những thủ tục đăng ký, xác nhận theo yêu cầu của Nhà đấu giá.
Nhà đấu giá đã phân chia 76.000 món hàng hóa thành 1.176 lô với số lượng hàng của từng lô khác nhau, đồng thời sử dụng kỹ thuật bán đấu giá xen kẽ các lô lớn, nhỏ, lô có loại hàng “độc đáo” để làm tăng tính hấp dẫn của buổi đấu giá.
Qua năm phiên đấu giá, từ tối 29 đến chiều 31/1/2007 (giờ địa phương) tại nhà đấu giá của Sotheby’s ở Amsterdam đã bán hết toàn bộ hàng hóa (mỗi phiên bán hơn 200 lô) và thu được trên 3 triệu euro. Số tiền này chưa tính trừ thuế, chi phí liên quan và hoa hồng phải trả cho nhà đấu giá.
Trong số các lô hàng được đấu giá thành công, đáng chú ý nhất là lô số 366, gồm có 66 đĩa và chén uống trà có họa tiết “cậu bé cưỡi trâu”, được bán với giá 49.200 euro, cao gấp 12 lần giá ước tính. Lô số 1071, bộ chén trà có họa tiết “chiếc lều của người Trung Quốc” được bán với giá 31.200 euro, cao gấp 10 lần giá ước tính. Lô số 329, gồm 500 chiếc đĩa và chén màu trắng xanh có họa tiết “con hươu”, được bán với giá 26.500 euro cho một nhà sưu tập người Nam Phi.
Phiên đấu giá diễn ra suôn sẻ nhưng qua đó cũng rút ra được một số kinh nghiệm cho các chủ sở hữu tài sản có ý định bán đấu giá tại các nhà đấu giá quốc tế.
Những vấn đề lưu ý
Từ thực tiễn cuộc đấu giá hàng hóa tại Nhà đấu giá Sotheby’s có một số vấn đề đáng lưu ý đối với các tổ chức, cá nhân giữ vai trò là chủ sở hữu tài sản:
Một là, vấn đề lựa chọn nhà đấu giá. Hiện nay ngoài các nhà đấu giá nổi tiếng như Christie’s, Sotheby’s còn có nhiều nhà đấu giá và các trung tâm đấu giá khác tập trung ở các trung tâm thương mại, tài chính trên thế giới và có thể dễ dàng liên hệ với họ qua Internet, điện thoại, fax.
Chủ tài sản, thay vì trông chờ vào các tổ chức trung gian, môi giới đứng ra thu xếp hợp đồng ủy thác đấu giá hoặc chỉ đàm phán hợp đồng với một nhà đấu giá, nên chủ động liên hệ và trực tiếp làm việc với một vài nhà đấu giá trước khi đi đến quyết định chọn một nhà đấu giá để ký kết hợp đồng ủy thác đấu giá.
Thực hiện được điều này sẽ giúp chủ tài sản giảm bớt các khoản chi phí trung gian, đồng thời lựa chọn được nhà đấu giá có năng lực phù hợp với yêu cầu của mình.
Hai là, trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng ủy thác đấu giá, chủ tài sản cần lưu ý các điều khoản chủ yếu: tỷ lệ hoa hồng cho nhà đấu giá; phân chia trách nhiệm, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bảo hiểm; phương thức xác định giá hàng hóa, doanh thu thuần; phương thức chuyển trả doanh thu thuần cho chủ tài sản; cách thức xử lý các trường hợp đặc biệt bao gồm ngưng bán đấu giá theo yêu cầu của bên chủ tài sản hoặc của nhà đấu giá, bán không được hoặc bán không hết hàng, người mua có khiếu nại về chất lượng hàng...; lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng và cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Ba là, cần chú ý đến các bước chuẩn bị trước đấu giá của nhà đấu giá. Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác đấu giá và kế hoạch chuẩn bị của nhà đấu giá đính kèm hợp đồng, chủ tài sản có quyền yêu cầu nhà đấu giá phải thường xuyên cung cấp thông tin cho mình. Trường hợp phát hiện và có chứng cứ cho thấy nhà đấu giá không thực hiện đúng theo thỏa thuận thì chủ tài sản có quyền yêu cầu bằng văn bản ngưng bán đấu giá tài sản.