Kinh tế 24h qua: “Luật chơi” của Trung Quốc
Nhiều nước đang can thiệp thị trường tiền tệ, theo "luật chơi" của Trung Quốc
Theo tờ New York Times, trong khi cuộc chiến tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang trở nên nóng bỏng hơn, thì ngày càng có nhiều quốc gia bắt đầu chơi theo luật của Trung Quốc. Việc Nhật Bản và Brazil gần đây sử dụng các biện pháp can thiệp hạ giá đồng nội tệ là những minh chứng rõ ràng cho điều này.
Tuần trước, Hạ viện Mỹ đã nhất trí thông qua dự luật đầu tiên cho phép Mỹ áp một mức thuế khổng lồ với hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh không định giá đúng đồng Nhân dân tệ. Đây là một cơ chế khác để làm hàng hóa Trung Quốc đắt hơn ở Mỹ và hàng xuất khẩu Mỹ có tính cạnh tranh hơn ở Trung Quốc.
Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối quyết định này của Mỹ và cũng đã có không ít lời xì xào rằng, động thái này sẽ làm bùng phát dữ dội cuộc chiến tiền tệ song phương vốn đã âm ỉ lâu nay.
Theo báo trên, kết quả của việc này ra sao hiện còn chưa rõ, nhưng có một thực tế rằng phần còn lại của thế giới đang bắt đầu bắt chước các phương pháp của Trung Quốc. Đó là thao túng đồng nội tệ để có lợi cho mình trong khi phản kháng sức ép chính trị của các đối tác thương mại.
Lần đầu tiên trong vòng 6 năm, Nhật đã can thiệp vào thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia Nhật lo ngại, đây chỉ là một động thái ngắn hạn. Brazil tuần trước đã cam kết sẽ có những hành động cần thiết để ngăn đồng tiền của nước này bị định giá quá cao.
Tờ Business Week cho biết, Hàn Quốc cũng có khả năng can thiệp vào thị trường nội tệ. Trong 3 tháng qua, đồng Won của Hàn Quốc đã tăng 9,4% so với USD và là đồng tiền tăng trưởng mạnh nhất tại châu Á.
Trong khi đó, theo hãng tin Bloomberg, với mục tiêu đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ, đồng thời ngăn Nhân dân tệ tằng giá so với đồng Yên Nhật và đồng Won Hàn Quốc, Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần nắm giữ trái phiếu Chính phủ Hàn Quốc.
Tính đến cuối tháng 9/2010, tổng giá trị trái phiếu Chính phủ Hàn Quốc do Trung Quốc năm giữ lên tới 5.150 tỷ Won, tương đương 4,6 tỷ USD, cao hơn 175% so với thời điểm đầu năm 2010. 7 tháng đầu năm 2010, tổng giá trị trái phiếu kho bạc Mỹ mà Trung Quốc sở hữu giảm 5,4% xuống 846,7 tỷ USD.
Những lo lắng, nghi kỵ về việc Trung Quốc thu vét tài nguyên tự nhiên trên phạm vi toàn cầu tiếp tục bùng lên sau khi Bắc Kinh đổ hàng tỷ USD vào ngành công nghiệp dầu khí Brazil.
Theo Tân Hoa Xã, cuối tuần trước, Sinopec, tập đoàn dầu khí lớn thứ hai Trung Quốc, tuyên bố sẽ đầu tư 7,1 tỷ USD để mua lại 40% cổ phần của chi nhánh hãng dầu khí Tây Ban Nha Repsol ở Brazil. Như vậy, Sinopec sẽ có cơ hội tiếp cận lượng dự trữ 1,2 tỷ thùng dầu khí của Hãng Repsol ở Brazil.
Đây là khoản đầu tư vào ngành dầu khí nước ngoài lớn thứ hai của Trung Quốc, sau thỏa thuận mua Addax Petroleum Corp trị giá 8 tỷ USD hồi năm ngoái để khai thác dầu khí tại Iraq và Tây Phi. Theo hãng tin Bloomberg, năm 2009, các công ty Trung Quốc đầu tư 32 tỷ USD để mua lại các tài sản năng lượng và tài nguyên khắp thế giới.
Việc Trung Quốc thu gom tài nguyên thế giới để đáp ứng nhu cầu năng lượng đã khiến nhiều quốc gia tỏ ra lo ngại. “Việc Trung Quốc mua tài nguyên đang trở thành vấn đề nóng trên vũ đài chính trị thế giới. Nhiều người lo ngại an ninh quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc mua sạch tài nguyên thiên nhiên”, báo The Independent dẫn lời chuyên gia Robin Geffen cho hay.
Trong khi đó, trên thị trường nông sản, các nhà đầu tư tại Trung Quốc đua nhau tích trữ trà do giá tăng chóng mặt trong thời gian qua. Thưởng thức trà là một nét văn hóa đặc trưng của người Trung Quốc. Giờ đây, ngoài chứng khoán, vàng và bất động sản, giới đầu tư Trung Quốc đang đổ tiền vào các nông sản – trong đó có trà – bởi giá của chúng tăng rất nhanh.
Giá trà Đại Hồng Bào – được sản xuất từ những vườn trà trên núi Vũ Di thuộc tỷnh Phúc Kiến, Trung Quốc – đã tăng 10 lần kể từ giữa năm ngoái. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin mỗi kg trà Đại Hồng Bào hiện được bán với giá lên tới 1.400 USD trên mạng.
CCTV nhận định nguy cơ bong bóng trà đã hiện rõ trong vài tháng qua. Tại thị trấn Vũ Di – nơi sản xuất trà Đại Hồng Bào – số lượng cửa hàng bán loại trà này tăng từ 200 lên 1.500. Cùng với rượu hảo hạng, nhiều kẻ đã bắt đầu sản xuất trà Đại Hồng Bào giả để tuồn ra thị trường. Nhiều thương nhân cho rằng sự xuất hiện của trà giả cho thấy bong bóng trà sắp vỡ tung.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và châu Phi trong năm nay sẽ tăng mạnh và vượt ngưỡng 100 tỷ USD. Kể từ năm 2000, Trung Quốc và châu Phi đã thống nhất thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược.
Hiện nay, có hơn 1.600 doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào "lục địa đen," trên các lĩnh vực nông nghiệp, khai thác khoáng sản, sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ tháng 7/2010, Trung Quốc đã thực hiện giảm 60% thuế cho các loại hàng hóa nhập khẩu, từ 26 nước kém phát triển nhất của châu Phi.
Thông qua Quỹ phát triển Trung Quốc-châu Phi trị giá 2 tỷ USD từ đóng góp của các doanh nghiệp Trung Quốc, đến cuối năm 2008 đã có 20 dự án đầu tư trị giá 400 triệu USD được triển khai tại châu Phi. Dự kiến, sau 3 năm nữa quỹ này sẽ đạt 5 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và châu Phi trong 6 tháng đầu năm nay đã đạt 61,2 tỷ USD, tăng 65%. Hiện châu Phi là đối tác thương mại thứ ba của Trung Quốc, với lượng đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi tăng từ 50 triệu USD năm 2001 lên gần 1 tỷ USD vào cuối năm 2008.
Trong khi đó, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác song phương nói chung và trao đổi thương mại nói riêng không chỉ với El Salvador mà với cả khu vực Trung Mỹ, Trung Quốc đã công bố kế hoạch sớm mở văn phòng thương mại tại nước này.
Cùng với hai văn phòng đặt tại Panama và Cộng hòa Dominica, Trung Quốc hy vọng tăng gấp đôi kim ngạch thương mại hai chiều với các quốc gia Trung Mỹ trong vài năm tới. Hiện kim ngạch trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Trung Mỹ (ngoại trừ Costa Rica) vẫn còn khiêm tốn.
Tuy nhiên với đà tăng trưởng hiện nay, vào năm 2015, Trung Quốc sẽ vượt Liên minh châu Âu (EU) trở thành bạn hàng quan trọng thứ hai của Mỹ Latin và vượt Mỹ vào năm 2020 để trở thành đối tác thương mại hàng đầu của khu vực này.
Trong một diễn biến khác, Trung Quốc tuyên bố sẽ hỗ trợ Hy Lạp khắc phục khủng hoảng. Theo tuyên bố chung nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Hy Lạp của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, nhằm hỗ trợ Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng tài chính, Trung Quốc cam kết tiếp tục mua trái phiếu dài hạn của nước này.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định Trung Quốc chủ trương mở rộng hợp tác với Hy Lạp trong mọi lĩnh vực, kể cả việc thành lập một quỹ phát triển ngành đóng tàu, trong đó Trung Quốc dự kiến đầu tư 5 tỷ USD trong giai đoạn đầu nhằm giúp nước này mua tàu biển của Trung Quốc để hiện đại hóa ngành kinh tế mũi nhọn này của mình.
Tuần trước, Hạ viện Mỹ đã nhất trí thông qua dự luật đầu tiên cho phép Mỹ áp một mức thuế khổng lồ với hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh không định giá đúng đồng Nhân dân tệ. Đây là một cơ chế khác để làm hàng hóa Trung Quốc đắt hơn ở Mỹ và hàng xuất khẩu Mỹ có tính cạnh tranh hơn ở Trung Quốc.
Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối quyết định này của Mỹ và cũng đã có không ít lời xì xào rằng, động thái này sẽ làm bùng phát dữ dội cuộc chiến tiền tệ song phương vốn đã âm ỉ lâu nay.
Theo báo trên, kết quả của việc này ra sao hiện còn chưa rõ, nhưng có một thực tế rằng phần còn lại của thế giới đang bắt đầu bắt chước các phương pháp của Trung Quốc. Đó là thao túng đồng nội tệ để có lợi cho mình trong khi phản kháng sức ép chính trị của các đối tác thương mại.
Lần đầu tiên trong vòng 6 năm, Nhật đã can thiệp vào thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia Nhật lo ngại, đây chỉ là một động thái ngắn hạn. Brazil tuần trước đã cam kết sẽ có những hành động cần thiết để ngăn đồng tiền của nước này bị định giá quá cao.
Tờ Business Week cho biết, Hàn Quốc cũng có khả năng can thiệp vào thị trường nội tệ. Trong 3 tháng qua, đồng Won của Hàn Quốc đã tăng 9,4% so với USD và là đồng tiền tăng trưởng mạnh nhất tại châu Á.
Trong khi đó, theo hãng tin Bloomberg, với mục tiêu đa dạng hóa ngoại tệ dự trữ, đồng thời ngăn Nhân dân tệ tằng giá so với đồng Yên Nhật và đồng Won Hàn Quốc, Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần nắm giữ trái phiếu Chính phủ Hàn Quốc.
Tính đến cuối tháng 9/2010, tổng giá trị trái phiếu Chính phủ Hàn Quốc do Trung Quốc năm giữ lên tới 5.150 tỷ Won, tương đương 4,6 tỷ USD, cao hơn 175% so với thời điểm đầu năm 2010. 7 tháng đầu năm 2010, tổng giá trị trái phiếu kho bạc Mỹ mà Trung Quốc sở hữu giảm 5,4% xuống 846,7 tỷ USD.
Những lo lắng, nghi kỵ về việc Trung Quốc thu vét tài nguyên tự nhiên trên phạm vi toàn cầu tiếp tục bùng lên sau khi Bắc Kinh đổ hàng tỷ USD vào ngành công nghiệp dầu khí Brazil.
Theo Tân Hoa Xã, cuối tuần trước, Sinopec, tập đoàn dầu khí lớn thứ hai Trung Quốc, tuyên bố sẽ đầu tư 7,1 tỷ USD để mua lại 40% cổ phần của chi nhánh hãng dầu khí Tây Ban Nha Repsol ở Brazil. Như vậy, Sinopec sẽ có cơ hội tiếp cận lượng dự trữ 1,2 tỷ thùng dầu khí của Hãng Repsol ở Brazil.
Đây là khoản đầu tư vào ngành dầu khí nước ngoài lớn thứ hai của Trung Quốc, sau thỏa thuận mua Addax Petroleum Corp trị giá 8 tỷ USD hồi năm ngoái để khai thác dầu khí tại Iraq và Tây Phi. Theo hãng tin Bloomberg, năm 2009, các công ty Trung Quốc đầu tư 32 tỷ USD để mua lại các tài sản năng lượng và tài nguyên khắp thế giới.
Việc Trung Quốc thu gom tài nguyên thế giới để đáp ứng nhu cầu năng lượng đã khiến nhiều quốc gia tỏ ra lo ngại. “Việc Trung Quốc mua tài nguyên đang trở thành vấn đề nóng trên vũ đài chính trị thế giới. Nhiều người lo ngại an ninh quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc mua sạch tài nguyên thiên nhiên”, báo The Independent dẫn lời chuyên gia Robin Geffen cho hay.
Trong khi đó, trên thị trường nông sản, các nhà đầu tư tại Trung Quốc đua nhau tích trữ trà do giá tăng chóng mặt trong thời gian qua. Thưởng thức trà là một nét văn hóa đặc trưng của người Trung Quốc. Giờ đây, ngoài chứng khoán, vàng và bất động sản, giới đầu tư Trung Quốc đang đổ tiền vào các nông sản – trong đó có trà – bởi giá của chúng tăng rất nhanh.
Giá trà Đại Hồng Bào – được sản xuất từ những vườn trà trên núi Vũ Di thuộc tỷnh Phúc Kiến, Trung Quốc – đã tăng 10 lần kể từ giữa năm ngoái. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin mỗi kg trà Đại Hồng Bào hiện được bán với giá lên tới 1.400 USD trên mạng.
CCTV nhận định nguy cơ bong bóng trà đã hiện rõ trong vài tháng qua. Tại thị trấn Vũ Di – nơi sản xuất trà Đại Hồng Bào – số lượng cửa hàng bán loại trà này tăng từ 200 lên 1.500. Cùng với rượu hảo hạng, nhiều kẻ đã bắt đầu sản xuất trà Đại Hồng Bào giả để tuồn ra thị trường. Nhiều thương nhân cho rằng sự xuất hiện của trà giả cho thấy bong bóng trà sắp vỡ tung.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và châu Phi trong năm nay sẽ tăng mạnh và vượt ngưỡng 100 tỷ USD. Kể từ năm 2000, Trung Quốc và châu Phi đã thống nhất thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược.
Hiện nay, có hơn 1.600 doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào "lục địa đen," trên các lĩnh vực nông nghiệp, khai thác khoáng sản, sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ tháng 7/2010, Trung Quốc đã thực hiện giảm 60% thuế cho các loại hàng hóa nhập khẩu, từ 26 nước kém phát triển nhất của châu Phi.
Thông qua Quỹ phát triển Trung Quốc-châu Phi trị giá 2 tỷ USD từ đóng góp của các doanh nghiệp Trung Quốc, đến cuối năm 2008 đã có 20 dự án đầu tư trị giá 400 triệu USD được triển khai tại châu Phi. Dự kiến, sau 3 năm nữa quỹ này sẽ đạt 5 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và châu Phi trong 6 tháng đầu năm nay đã đạt 61,2 tỷ USD, tăng 65%. Hiện châu Phi là đối tác thương mại thứ ba của Trung Quốc, với lượng đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi tăng từ 50 triệu USD năm 2001 lên gần 1 tỷ USD vào cuối năm 2008.
Trong khi đó, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác song phương nói chung và trao đổi thương mại nói riêng không chỉ với El Salvador mà với cả khu vực Trung Mỹ, Trung Quốc đã công bố kế hoạch sớm mở văn phòng thương mại tại nước này.
Cùng với hai văn phòng đặt tại Panama và Cộng hòa Dominica, Trung Quốc hy vọng tăng gấp đôi kim ngạch thương mại hai chiều với các quốc gia Trung Mỹ trong vài năm tới. Hiện kim ngạch trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Trung Mỹ (ngoại trừ Costa Rica) vẫn còn khiêm tốn.
Tuy nhiên với đà tăng trưởng hiện nay, vào năm 2015, Trung Quốc sẽ vượt Liên minh châu Âu (EU) trở thành bạn hàng quan trọng thứ hai của Mỹ Latin và vượt Mỹ vào năm 2020 để trở thành đối tác thương mại hàng đầu của khu vực này.
Trong một diễn biến khác, Trung Quốc tuyên bố sẽ hỗ trợ Hy Lạp khắc phục khủng hoảng. Theo tuyên bố chung nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Hy Lạp của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, nhằm hỗ trợ Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng tài chính, Trung Quốc cam kết tiếp tục mua trái phiếu dài hạn của nước này.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định Trung Quốc chủ trương mở rộng hợp tác với Hy Lạp trong mọi lĩnh vực, kể cả việc thành lập một quỹ phát triển ngành đóng tàu, trong đó Trung Quốc dự kiến đầu tư 5 tỷ USD trong giai đoạn đầu nhằm giúp nước này mua tàu biển của Trung Quốc để hiện đại hóa ngành kinh tế mũi nhọn này của mình.