Kinh tế 24h qua: Thách thức hậu khủng hoảng
Châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt với thách thức về phương thức rút khỏi các gói kích thích kinh tế cũng như dòng vốn "nóng"
Tuy đang dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, nhưng các nước châu Á-Thái Bình Dương vẫn đứng trước hai thách thức lớn, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phụ trách châu Á-Thái Bình Dương - Anoop Singh cho hay.
Theo ông Singh, thách thức lớn đầu tiên đối với các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương là phương thức rút khỏi các gói kích thích kinh tế được sử dụng để thúc đẩy phục hồi sau khủng hoảng.
Đối với nhiều nền kinh tế trong khu vực, mặc dù khoảng cách giữa GDP trước và sau khủng hoảng đã được thu hẹp, nhưng đã xuất hiện các sức ép lạm phát.
Châu Á - Thái Bình Dương ngày nay vẫn đang trong giai đoạn cần thúc đẩy tiến trình bình thường hóa chính sách kinh tế vĩ mô. Vì vậy, cần phải đẩy nhanh nhịp độ điều chỉnh phù hợp các chính sách tài chính và tiền tệ.
Thách thức lớn thứ 2 mà các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương phải đối mặt là quản lý các dòng vốn. Theo ông Singh, các dòng vốn đổ vào khu vực này đang tăng lên do tốc độ phục hồi kinh tế không đồng đều giữa các khu vực và các nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, bài học ở Hàn Quốc, Indonesia, Singapore... đã cho thấy, sự tăng vọt của dòng vốn đầu tư có thể dẫn đến nguy cơ bất ổn định tài chính, đặc biệt nếu dòng vốn này được gắn với các điều kiện tài chính quá dễ dàng trong nước.
Đồng USD vẫn yếu trong phiên giao dịch 12/10 tại thị trường châu Á trong bối cảnh có những đồn đoán về khả năng Mỹ sẽ có thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ có định lượng và còn nhiều lo ngại về nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Chiều 12/10 tại Tokyo, đồng USD dừng ở 81,93 Yên/USD, giảm nhẹ so với mức 82,05 Yên/USD đêm trước tại thị trường Mỹ, sau khi đồng bạc xanh rơi xuống mức thấp nhất trong 15 năm qua so với Yên trong phiên 11/10 tại châu Á.
Trong khi đó, đồng Euro giảm giá nhẹ so với đồng USD, từ 1,3876 USD/Euro xuống 1,3863 USD/Euro.
Giới quan sát thị trường tin rằng, đồng USD sẽ giảm thêm với triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ đưa thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ trong tháng tới. Tình hình còn trở nên phức tạp thêm khi giới chức trách Nhật Bản cho biết sẽ dùng mọi nỗ lực để làm đồng nội tệ giảm giá.
Sự lạc quan của giới lãnh đạo các tập đoàn tài chính lớn nhất nước Anh đã giảm mạnh trong quý 3/2010 và đứng ở mức thấp nhất trong 18 tháng qua, trong đó 34% số người được hỏi cho rằng nền kinh tế Anh sẽ suy thoái trở lại.
Theo báo Guardian, các giám đốc tài chính (CFO) có tâm trạng bi quan, giống như lúc tình hình suy thoái kinh tế đang ở thời điểm cao trào vào mùa Xuân năm ngoái, trong khi đó số người tỏ ra lạc quan trong năm nay giảm mạnh, xuống còn 16% so với mức 23% được khảo sát trước đó.
Trên cơ sở kết quả một cuộc khảo sát, Công ty tư vấn doanh nghiệp và kế toán (BDO) đã đưa ra cảnh báo nền kinh tế Anh sẽ ngừng tăng trưởng vào đầu năm tới và sẽ giảm trong quý 2/2011.
Chỉ số lạc quan của BDO cũng đã giảm từ 93,1% trong tháng Tám xuống còn 91,6% trong tháng Chín năm nay, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009.
Suy thoái kép có thể sẽ làm ảnh hưởng đến các kế hoạch cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế của chính phủ Anh, do các kế hoạch tài chính của nước này được xây dựng trên cơ sở tăng trưởng GDP ở mức 1,1% trong nửa đầu năm nay.
Trong khi đó, theo tờ Telegraph, Chính phủ Anh đang bí mật lập kế hoạch đối phó với khoản thâm hụt ngân sách trị giá 149 tỷ bảng thông qua việc chia nhỏ và tư nhân hóa bất động sản trị giá hàng chục tỷ bảng thuộc sở hữu của nhà nước.
Tờ này cho biết, Thủ tướng Anh David Cameron đã yêu cầu tất cả các bộ trưởng kiểm kê và báo cáo toàn bộ tài sản nhà đất của đơn vị mình, kể cả thời gian các hợp đồng đang cho thuê cũng như những đơn vị đang thuê đất.
Cơ quan Thống kê quốc gia Anh (ONS) ước tính, tài sản nhà đất thuộc sở hữu của chính phủ nước này hiện trị giá khoảng 370 tỷ bảng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một con số thống kê chính xác nào được đưa ra và các chuyên gia cho rằng tổng giá trị tài sản của chính phủ có thể lên tới 500 tỷ bảng.
Theo kết quả khảo sát mới nhất của Hiệp hội Kinh tế doanh nghiệp quốc gia (NABE) của Mỹ, nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm hơn dự kiến trong năm nay và năm 2011, trong khi nợ công vẫn là mối quan ngại lớn nhất của người dân.
Hầu hết trong số 46 nhà kinh tế hàng đầu được hỏi đều cho rằng, mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế đầu tàu thế giới trong năm nay và năm sau sẽ giảm 0,6% so với dự báo 3,2% đưa ra hồi tháng Năm.
Các nhà kinh tế khẳng định, mặc dù nền kinh tế Mỹ có thể sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới vào cuối năm 2011, song vẫn chưa đủ mạnh để giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức 9,2%.
Theo NABE, giá nhà đất sẽ không tăng nhiều và thâm hụt ngân sách liên bang đang ở mức kỷ lục sẽ không giảm. Do đó, mối quan ngại lớn nhất của người dân nói chung và giới chuyên gia kinh tế nói riêng vẫn là tình trạng thâm hụt ngân sách.
Giới chuyên gia dự báo thâm hụt ngân sách liên bang trong tài khóa 2011 (kết thúc vào ngày 30/9/2011) sẽ chỉ giảm khoảng 1 tỷ USD và vẫn ở mức "ngất ngưởng" là 1.200 tỷ USD. Chi tiêu tiêu dùng nhiều khả năng vẫn yếu trong năm 2011.
Tháng 9 vừa qua, vấn nạn thất nghiệp vẫn là mối đe dọa lớn đối với kinh tế Mỹ. Bộ Lao động Mỹ cho biết Chính phủ Mỹ đã cắt giảm 95.000 việc làm trong tháng 9 trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức cao, 9,6%.
Theo ông Singh, thách thức lớn đầu tiên đối với các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương là phương thức rút khỏi các gói kích thích kinh tế được sử dụng để thúc đẩy phục hồi sau khủng hoảng.
Đối với nhiều nền kinh tế trong khu vực, mặc dù khoảng cách giữa GDP trước và sau khủng hoảng đã được thu hẹp, nhưng đã xuất hiện các sức ép lạm phát.
Châu Á - Thái Bình Dương ngày nay vẫn đang trong giai đoạn cần thúc đẩy tiến trình bình thường hóa chính sách kinh tế vĩ mô. Vì vậy, cần phải đẩy nhanh nhịp độ điều chỉnh phù hợp các chính sách tài chính và tiền tệ.
Thách thức lớn thứ 2 mà các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương phải đối mặt là quản lý các dòng vốn. Theo ông Singh, các dòng vốn đổ vào khu vực này đang tăng lên do tốc độ phục hồi kinh tế không đồng đều giữa các khu vực và các nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, bài học ở Hàn Quốc, Indonesia, Singapore... đã cho thấy, sự tăng vọt của dòng vốn đầu tư có thể dẫn đến nguy cơ bất ổn định tài chính, đặc biệt nếu dòng vốn này được gắn với các điều kiện tài chính quá dễ dàng trong nước.
Đồng USD vẫn yếu trong phiên giao dịch 12/10 tại thị trường châu Á trong bối cảnh có những đồn đoán về khả năng Mỹ sẽ có thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ có định lượng và còn nhiều lo ngại về nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Chiều 12/10 tại Tokyo, đồng USD dừng ở 81,93 Yên/USD, giảm nhẹ so với mức 82,05 Yên/USD đêm trước tại thị trường Mỹ, sau khi đồng bạc xanh rơi xuống mức thấp nhất trong 15 năm qua so với Yên trong phiên 11/10 tại châu Á.
Trong khi đó, đồng Euro giảm giá nhẹ so với đồng USD, từ 1,3876 USD/Euro xuống 1,3863 USD/Euro.
Giới quan sát thị trường tin rằng, đồng USD sẽ giảm thêm với triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ đưa thêm các biện pháp nới lỏng tiền tệ trong tháng tới. Tình hình còn trở nên phức tạp thêm khi giới chức trách Nhật Bản cho biết sẽ dùng mọi nỗ lực để làm đồng nội tệ giảm giá.
Sự lạc quan của giới lãnh đạo các tập đoàn tài chính lớn nhất nước Anh đã giảm mạnh trong quý 3/2010 và đứng ở mức thấp nhất trong 18 tháng qua, trong đó 34% số người được hỏi cho rằng nền kinh tế Anh sẽ suy thoái trở lại.
Theo báo Guardian, các giám đốc tài chính (CFO) có tâm trạng bi quan, giống như lúc tình hình suy thoái kinh tế đang ở thời điểm cao trào vào mùa Xuân năm ngoái, trong khi đó số người tỏ ra lạc quan trong năm nay giảm mạnh, xuống còn 16% so với mức 23% được khảo sát trước đó.
Trên cơ sở kết quả một cuộc khảo sát, Công ty tư vấn doanh nghiệp và kế toán (BDO) đã đưa ra cảnh báo nền kinh tế Anh sẽ ngừng tăng trưởng vào đầu năm tới và sẽ giảm trong quý 2/2011.
Chỉ số lạc quan của BDO cũng đã giảm từ 93,1% trong tháng Tám xuống còn 91,6% trong tháng Chín năm nay, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009.
Suy thoái kép có thể sẽ làm ảnh hưởng đến các kế hoạch cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế của chính phủ Anh, do các kế hoạch tài chính của nước này được xây dựng trên cơ sở tăng trưởng GDP ở mức 1,1% trong nửa đầu năm nay.
Trong khi đó, theo tờ Telegraph, Chính phủ Anh đang bí mật lập kế hoạch đối phó với khoản thâm hụt ngân sách trị giá 149 tỷ bảng thông qua việc chia nhỏ và tư nhân hóa bất động sản trị giá hàng chục tỷ bảng thuộc sở hữu của nhà nước.
Tờ này cho biết, Thủ tướng Anh David Cameron đã yêu cầu tất cả các bộ trưởng kiểm kê và báo cáo toàn bộ tài sản nhà đất của đơn vị mình, kể cả thời gian các hợp đồng đang cho thuê cũng như những đơn vị đang thuê đất.
Cơ quan Thống kê quốc gia Anh (ONS) ước tính, tài sản nhà đất thuộc sở hữu của chính phủ nước này hiện trị giá khoảng 370 tỷ bảng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một con số thống kê chính xác nào được đưa ra và các chuyên gia cho rằng tổng giá trị tài sản của chính phủ có thể lên tới 500 tỷ bảng.
Theo kết quả khảo sát mới nhất của Hiệp hội Kinh tế doanh nghiệp quốc gia (NABE) của Mỹ, nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm hơn dự kiến trong năm nay và năm 2011, trong khi nợ công vẫn là mối quan ngại lớn nhất của người dân.
Hầu hết trong số 46 nhà kinh tế hàng đầu được hỏi đều cho rằng, mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế đầu tàu thế giới trong năm nay và năm sau sẽ giảm 0,6% so với dự báo 3,2% đưa ra hồi tháng Năm.
Các nhà kinh tế khẳng định, mặc dù nền kinh tế Mỹ có thể sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới vào cuối năm 2011, song vẫn chưa đủ mạnh để giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức 9,2%.
Theo NABE, giá nhà đất sẽ không tăng nhiều và thâm hụt ngân sách liên bang đang ở mức kỷ lục sẽ không giảm. Do đó, mối quan ngại lớn nhất của người dân nói chung và giới chuyên gia kinh tế nói riêng vẫn là tình trạng thâm hụt ngân sách.
Giới chuyên gia dự báo thâm hụt ngân sách liên bang trong tài khóa 2011 (kết thúc vào ngày 30/9/2011) sẽ chỉ giảm khoảng 1 tỷ USD và vẫn ở mức "ngất ngưởng" là 1.200 tỷ USD. Chi tiêu tiêu dùng nhiều khả năng vẫn yếu trong năm 2011.
Tháng 9 vừa qua, vấn nạn thất nghiệp vẫn là mối đe dọa lớn đối với kinh tế Mỹ. Bộ Lao động Mỹ cho biết Chính phủ Mỹ đã cắt giảm 95.000 việc làm trong tháng 9 trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức cao, 9,6%.