Tài sản công: Bao giờ mới hết lãng phí?
“Việc mua sắm, sử dụng tài sản Nhà nước vẫn còn tình trạng không kịp thời, chưa phù hợp và vượt tiêu chuẩn quy định…”
“Việc mua sắm, sử dụng tài sản Nhà nước vẫn còn tình trạng không kịp thời, chưa phù hợp và vượt tiêu chuẩn quy định…”.
Kết luận trên được đoàn giám sát của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội đưa ra trong báo cáo kết quả giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước trong 2 năm 2007 và 2008.
Sai, vượt vẫn nhiều
Báo cáo của đoàn giám sát chỉ rõ, nhìn chung trong năm 2007 và 2008, các bộ, ngành và địa phương đã chấp hành tốt hơn các quy định về mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước. Công tác mua sắm từng bước đi vào nề nếp theo quy định của pháp luật, hạn chế được việc nâng giá, gửi giá để hưởng chênh lệch…
Tuy nhiên, kết quả giám sát cũng cho thấy, việc mua sắm tài sản Nhà nước vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, trong đó nổi lên là việc mua sắm sai thời điểm, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu sử dụng và làm giảm hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước.
Đáng chú ý, việc quản lý hoa hồng từ mua sắm tài sản Nhà nước thực tế là có phát sinh nhưng hầu hết chưa được các địa phương theo dõi và báo cáo.
Bên cạnh đó, công tác thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư, mua sắm tài sản còn thực hiện chưa tốt, mua sắm tài sản không đồng bộ, không đảm bảo chất lượng, gây thất thoát, lãng phí cho ngân sách.
Đơn cử như Ban quản lý dự án nông thôn thuộc Bộ Y tế thực hiện gói thầu mua mua 22 máy nội soi dạ dày và gói thầu mua 24 xe ôtô cứu thương thuộc kế hoạch của năm 2004 -2005 nhưng phải đến năm 2007 mới thực hiện nên ôtô mua cho dự án chỉ sử dụng được trong 2 năm, còn 22 máy soi lại bị chậm đưa vào sử dụng 2 năm. Thế nhưng, khi thời hạn bảo hành của các thiết bị vừa hết thì rất nhiều thiết bị cũng đã hỏng không sử dụng được.
Thậm chí, phần mềm quản lý dự án trị giá hơn 600 triệu đồng lại được đưa vào sử dụng khi dự án gần…kết thúc.
Tương tự, dự án SREM của Bộ Giáo dục và Đào tạo có gói thầu trang bị 1.993 máy vi tính, 1.473 máy in, 111 máy chủ, 111 bộ lưu điện, 213 máy tính xách tay trong kế hoạch năm 2007 nhưng đến tận tháng 8/2008 số hàng trên vẫn chưa được bàn giao.
Không những thế, đoàn công tác đã phát hiện Dự án mua sắm thiết bị dạy học của Bộ này gây lãng phí số tiền 4,089 tỷ đồng. Còn một dự án khác của Bộ cũng mua sắm thiết bị vượt quy định tới hơn 7,1 tỷ đồng. Con số này lên đến 20 tỷ đồng đối với một dự án của Bộ Y tế.
Thừa nhận tồn tại trên, Cục trưởng Cục quản lý công sản (Bộ Tài chính) Phạm Đình Cường cho rằng, hiện tượng mua sắm, sử dụng sai quy định là vẫn diễn ra ở một số cơ quan, địa phương. Tuy nhiên, do phát hiện được nên hầu hết các khoản chi đó đã bị Kho bạc Nhà nước từ chối thanh toán trong các năm 2007 và 2008.
Nhà, đất vẫn lãng phí
Báo cáo của đoàn giám sát cũng cho thấy, khối lượng nhà, đất có vị trí đắc địa thuộc các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiêp, lực lượng vũ trang…quản lý là rất lớn.
Cụ thể, tính đến 31/12/2008 toàn quốc có hơn 461 triệu m2 đất, với giá trị khoảng gần 3.000 nghìn tỷ đồng đang được giao cho các tổ chức trên. Về nhà công, các tổ chức trên cũng đang sử hữu gần 113 triệu m2 nhà với nguyên giá là 328.978 tỷ đồng, giá trị còn lại là 109.706 tỷ đồng.
Tuy nhiên, qua giám sát, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương, cơ quan đang nắm giữ một khối lượng lớn đất đai, trụ sở nhưng sử dụng chưa hiệu quả, chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời lại chậm trễ trong việc sắp xếp lại để sử dụng hiệu quả hơn.
Đáng chú ý, tình trạng đất đai, trụ sở làm việc của nhiều cơ quan Nhà nước, tổ chức vẫn còn bị sử dụng lãng phí, sai mục đích. Tình trạng để hoang hóa, cho mượn, cho thuê sử dụng để kinh doanh dịch vụ trái quy định vẫn xảy ra.
Chẳng hạn như Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thuê trụ sở tại 36 Điện Biên Phủ (Hà Nội) từ năm 1997 đến năm 2007 nhưng chỉ thu về được hơn 3 tỷ đồng; Cục Hải quan Tp. HCM cho thuê mặt bằng không đúng quy định; Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế chưa sử dụng toàn bộ tầng 7,8,9 của cơ sở chính với diện tích lên tới 1.500m2. Còn Trung tâm truyền dẫn phát sóng của Đài truyền hình Việt Nam cũng để không 1.750m2 trụ sở.
Tuy nhiên, theo Cục trưởng Phạm Đình Cường, tình trạng sai phạm về nhà đất xảy ra ở hầu hết các dự án. Tuy nhiên, lỗi phần lớn lại không phải là do chủ đầu tư mà do chính các quy định của các cơ quan quản lý.
Ông cho biết, hiện chúng ta quy định các dự án phải được triển khai trong vòng 12 tháng sau khi được cấp giấy phép. Tuy nhiên, trên thực tế không thể có dự án nào có thể triển khai trong ngần đấy thời gian vì thủ tục giải phóng mặt bằng, đền bù là vô cùng phức tạp, có khi phải giải quyết trong 3 – 4 năm.
Tuy nhiên, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách, Trưởng đoàn giám sát Đinh Trịnh Hải, một trong những nguyên nhân chính của các sai phạm trên là do ý thức chấp hành của nhiều cá nhân, tổ chức trong việc mua sắm tài sản công chưa cao.
Trong khi đó, nhiều nơi vẫn còn thiếu kiên quyết trong việc xử lý sai phạm dẫn đến kết quả là chưa đủ sức đẩy lùi các tiêu cực, lãng phí trong quản lý tài sản công, đặt biệt là nhà, đất.
Kết luận trên được đoàn giám sát của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội đưa ra trong báo cáo kết quả giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước trong 2 năm 2007 và 2008.
Sai, vượt vẫn nhiều
Báo cáo của đoàn giám sát chỉ rõ, nhìn chung trong năm 2007 và 2008, các bộ, ngành và địa phương đã chấp hành tốt hơn các quy định về mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước. Công tác mua sắm từng bước đi vào nề nếp theo quy định của pháp luật, hạn chế được việc nâng giá, gửi giá để hưởng chênh lệch…
Tuy nhiên, kết quả giám sát cũng cho thấy, việc mua sắm tài sản Nhà nước vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, trong đó nổi lên là việc mua sắm sai thời điểm, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu sử dụng và làm giảm hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước.
Đáng chú ý, việc quản lý hoa hồng từ mua sắm tài sản Nhà nước thực tế là có phát sinh nhưng hầu hết chưa được các địa phương theo dõi và báo cáo.
Bên cạnh đó, công tác thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư, mua sắm tài sản còn thực hiện chưa tốt, mua sắm tài sản không đồng bộ, không đảm bảo chất lượng, gây thất thoát, lãng phí cho ngân sách.
Đơn cử như Ban quản lý dự án nông thôn thuộc Bộ Y tế thực hiện gói thầu mua mua 22 máy nội soi dạ dày và gói thầu mua 24 xe ôtô cứu thương thuộc kế hoạch của năm 2004 -2005 nhưng phải đến năm 2007 mới thực hiện nên ôtô mua cho dự án chỉ sử dụng được trong 2 năm, còn 22 máy soi lại bị chậm đưa vào sử dụng 2 năm. Thế nhưng, khi thời hạn bảo hành của các thiết bị vừa hết thì rất nhiều thiết bị cũng đã hỏng không sử dụng được.
Thậm chí, phần mềm quản lý dự án trị giá hơn 600 triệu đồng lại được đưa vào sử dụng khi dự án gần…kết thúc.
Tương tự, dự án SREM của Bộ Giáo dục và Đào tạo có gói thầu trang bị 1.993 máy vi tính, 1.473 máy in, 111 máy chủ, 111 bộ lưu điện, 213 máy tính xách tay trong kế hoạch năm 2007 nhưng đến tận tháng 8/2008 số hàng trên vẫn chưa được bàn giao.
Không những thế, đoàn công tác đã phát hiện Dự án mua sắm thiết bị dạy học của Bộ này gây lãng phí số tiền 4,089 tỷ đồng. Còn một dự án khác của Bộ cũng mua sắm thiết bị vượt quy định tới hơn 7,1 tỷ đồng. Con số này lên đến 20 tỷ đồng đối với một dự án của Bộ Y tế.
Thừa nhận tồn tại trên, Cục trưởng Cục quản lý công sản (Bộ Tài chính) Phạm Đình Cường cho rằng, hiện tượng mua sắm, sử dụng sai quy định là vẫn diễn ra ở một số cơ quan, địa phương. Tuy nhiên, do phát hiện được nên hầu hết các khoản chi đó đã bị Kho bạc Nhà nước từ chối thanh toán trong các năm 2007 và 2008.
Nhà, đất vẫn lãng phí
Báo cáo của đoàn giám sát cũng cho thấy, khối lượng nhà, đất có vị trí đắc địa thuộc các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiêp, lực lượng vũ trang…quản lý là rất lớn.
Cụ thể, tính đến 31/12/2008 toàn quốc có hơn 461 triệu m2 đất, với giá trị khoảng gần 3.000 nghìn tỷ đồng đang được giao cho các tổ chức trên. Về nhà công, các tổ chức trên cũng đang sử hữu gần 113 triệu m2 nhà với nguyên giá là 328.978 tỷ đồng, giá trị còn lại là 109.706 tỷ đồng.
Tuy nhiên, qua giám sát, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương, cơ quan đang nắm giữ một khối lượng lớn đất đai, trụ sở nhưng sử dụng chưa hiệu quả, chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời lại chậm trễ trong việc sắp xếp lại để sử dụng hiệu quả hơn.
Đáng chú ý, tình trạng đất đai, trụ sở làm việc của nhiều cơ quan Nhà nước, tổ chức vẫn còn bị sử dụng lãng phí, sai mục đích. Tình trạng để hoang hóa, cho mượn, cho thuê sử dụng để kinh doanh dịch vụ trái quy định vẫn xảy ra.
Chẳng hạn như Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thuê trụ sở tại 36 Điện Biên Phủ (Hà Nội) từ năm 1997 đến năm 2007 nhưng chỉ thu về được hơn 3 tỷ đồng; Cục Hải quan Tp. HCM cho thuê mặt bằng không đúng quy định; Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế chưa sử dụng toàn bộ tầng 7,8,9 của cơ sở chính với diện tích lên tới 1.500m2. Còn Trung tâm truyền dẫn phát sóng của Đài truyền hình Việt Nam cũng để không 1.750m2 trụ sở.
Tuy nhiên, theo Cục trưởng Phạm Đình Cường, tình trạng sai phạm về nhà đất xảy ra ở hầu hết các dự án. Tuy nhiên, lỗi phần lớn lại không phải là do chủ đầu tư mà do chính các quy định của các cơ quan quản lý.
Ông cho biết, hiện chúng ta quy định các dự án phải được triển khai trong vòng 12 tháng sau khi được cấp giấy phép. Tuy nhiên, trên thực tế không thể có dự án nào có thể triển khai trong ngần đấy thời gian vì thủ tục giải phóng mặt bằng, đền bù là vô cùng phức tạp, có khi phải giải quyết trong 3 – 4 năm.
Tuy nhiên, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách, Trưởng đoàn giám sát Đinh Trịnh Hải, một trong những nguyên nhân chính của các sai phạm trên là do ý thức chấp hành của nhiều cá nhân, tổ chức trong việc mua sắm tài sản công chưa cao.
Trong khi đó, nhiều nơi vẫn còn thiếu kiên quyết trong việc xử lý sai phạm dẫn đến kết quả là chưa đủ sức đẩy lùi các tiêu cực, lãng phí trong quản lý tài sản công, đặt biệt là nhà, đất.