Kinh tế Mỹ sẽ “đổi màu” thế nào sau bầu cử?
Cán cân quyền lực trong Hạ viện Mỹ đã rõ ràng, nhưng diễn biến kinh tế thế nào, còn phải chờ thời gian kiểm chứng
Với chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử giữa kỳ, đảng Cộng hòa Mỹ đã giành quyền kiểm soát Hạ viện. Dự kiến, Hạ nghị sĩ đảng này John Boehner sẽ trở thành tân Chủ tịch Hạ viện, thay bà Nancy Pelosi.
Theo hãng tin Bloomberg, việc đảng Cộng hòa giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Hạ viện Mỹ đồng nghĩa với việc nhiều công ty có thể sẽ làm suy yếu hoặc cản trở những chính sách mà họ coi là “cản trở doanh nghiệp” do Tổng thống Obama đề xuất.
Đảng Cộng hòa cũng sẽ sử dụng thế đa số mới trong Hạ viện để triệt hạ từng phần trong dự luật chăm sóc y tế của Obama vốn bị các doanh nghiệp phản đối, cũng như hạn chế các quy định và chi tiêu của chính phủ, Jay Timmons, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất Mỹ (NAM), trả lời trong cuộc phỏng vấn trước bầu cử.
Còn theo ông Thomas Donohue, Chủ tịch Phòng thương mại Mỹ, tổ chức vận động hành lang lớn nhất nước này, "người Mỹ bỏ phiếu ủng hộ việc làm và tăng trưởng kinh tế" và "quyết liệt phản đối" các chính sách của Obama.
Kết quả bầu cử sẽ giúp đảng Cộng hòa tiếp tục kéo dài chương trình cắt giảm thuế dưới thời Tổng thống Bush đối với những người có thu nhập hơn 250.000 USD/năm, đồng thời bãi bỏ đề xuất của Tổng thống Obama trong việc tăng thuế đánh lên công ty Mỹ có thu nhập tại nước ngoài.
Tới lúc này, cán cân quyền lực trong Hạ viện đã rõ ràng, nhưng liệu diễn biến kinh tế có diễn ra đúng như mong đợi của cử tri Mỹ hay không, thì còn phải chờ thời gian kiểm chứng. Dưới đây là một vài “thay đổi” được cho là sẽ xảy ra sau cuộc bầu cử giữa kỳ với chiến thắng của những người Cộng hòa.
Đạo luật cải tổ Phố Wall
Kết quả cuộc bầu cử sẽ giúp đảng Cộng hòa phụ trách Ủy ban dịch vụ tài chính Quốc hội, vốn do nghị sỹ đảng Dân chủ bang Massachusetts Barney Frank nắm quyền từ năm 2007 tới nay. Ông Frank và Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Christopher Dodd đã soạn thảo đạo luật cải tổ thị trường tài chính lớn nhất, còn có tên gọi là đạo luật Dodd-Frank.
Theo đó, đảng Cộng hòa sẽ có tiếng nói quyết định đối với hơn 240 quy định cần phải được thông qua để thực hiện đạo luật cải tổ thị trường tài chính Dodd-Frank. Đạo luật này được cho là sẽ tăng cường giám sát đối với chuẩn mực vốn của các ngân hàng và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh phức tạp.
Các ngân hàng như Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Bank of America sẽ được lợi nhiều nhất, nếu những quy định trong đạo luật Dodd-Frank không được thông qua. Những ngân hàng này cũng từng vận động phản đối đạo luật này.
Không chỉ có vậy, dự kiến đảng Cộng hòa cũng sẽ thay đổi những hỗ trợ cho hai tập đoàn thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac. Hai công ty này đã được Chính phủ Mỹ tiếp quản sau khi thua lỗ nặng.
Nói chung, thế lưỡng lập trong lập pháp sẽ mang lại lợi ích cho các hãng tài chính cũng như nhà đầu tư Mỹ. Theo Alison Williams, chuyên gia phân tích thuộc Bloomberg Research, "các nhà đầu tư chỉ chờ có tình huống này để chính phủ sẽ không còn là mối đe dọa quá lớn nữa".
Hiệp định thương mại tự do
Khi Hạ viện về tay đảng Cộng hòa, những hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa Mỹ với Hàn Quốc, Colombia và Panama sẽ dễ dàng được thông qua. Những hiệp định này vốn đã được cựu Tổng thống Bush phê chuẩn từ năm 2007.
Tổng thống Obama đã né tránh đưa những hiệp định này ra Quốc hội để đàm phán, do lo ngại thất nghiệp tăng cao và sự phản đối của các nghị sỹ Dân chủ cũng như các tổ chức công đoàn.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, việc thông qua các FTA này sẽ mang lại lợi ích cho những tập đoàn như Caterpillar, Boeing, Citigroup, giúp họ tiếp cận dễ hơn các thị trường ngoại quốc. Trong đó, chỉ riêng FTA với Hàn Quốc sẽ giúp Mỹ tăng xuất khẩu thêm 10,9 tỷ mỗi năm.
Thuế tăng hay giảm?
Nhiều công ty như Microsoft, Blackstone Group LP, Occidental Petroleum sẽ cảm nhận được “sự trợ lực” từ kết quả bầu cử này đối với việc phản đối đề xuất tăng thuế thu nhập ngoài nước của Tổng thống Obama.
Việc đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện sẽ khiến ông Obama khó tăng thuế thu nhập của các công ty Mỹ ở nước ngoài. Đồng thời cũng chấm dứt những nỗ lực kéo dài 4 năm qua của đảng Dân chủ trong việc tăng thuế đối với lương thưởng của các giám đốc điều hành.
Thậm chí, một số doanh nghiệp như San Jose và Cisco Systems có thể còn nhận được sự ủng hộ về việc giảm thuế tạm thời đối với thu nhập ngoài nước của họ.
Quyền lực của FED
Kết quả cuộc bầu cử sẽ khiến các động thái của FED gần như đóng vai trò quyết định trong việc giải quyết các vấn đề tăng trưởng kinh tế.
Hôm qua, FED đã công bố quyết định mua thêm 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn trong vòng 8 tháng. Đồng thời, cơ quan này cũng sẽ tái đầu tư thêm 250-300 tỷ USD trái phiếu kho bạc từ lợi nhuận của các khoản đầu tư trước đó.
Như vậy, tổng giá trị của chương trình mua trái phiếu nhằm kích thích nền kinh tế lên tới 900 tỷ USD và sẽ hoàn thành vào quý 3/2011. Thêm vào đó, FED còn giữ nguyên mức lãi suất 0,25% và tái cam kết duy trì mức lãi suất này trong một thời gian nữa.
Với kế hoạch trên, hàng tháng FED sẽ mua khoảng 75 tỷ USD trái phiếu theo chương trình nới lỏng tín dụng và xấp xỉ 35 tỷ USD trái phiếu theo chương trình tái đầu tư. Gần 90% giá trị gói kích thích 600 tỷ USD này sẽ tập trung vào các trái phiếu đáo hạn từ 2,5 - 10 năm.
Theo hãng tin Bloomberg, việc đảng Cộng hòa giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Hạ viện Mỹ đồng nghĩa với việc nhiều công ty có thể sẽ làm suy yếu hoặc cản trở những chính sách mà họ coi là “cản trở doanh nghiệp” do Tổng thống Obama đề xuất.
Đảng Cộng hòa cũng sẽ sử dụng thế đa số mới trong Hạ viện để triệt hạ từng phần trong dự luật chăm sóc y tế của Obama vốn bị các doanh nghiệp phản đối, cũng như hạn chế các quy định và chi tiêu của chính phủ, Jay Timmons, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất Mỹ (NAM), trả lời trong cuộc phỏng vấn trước bầu cử.
Còn theo ông Thomas Donohue, Chủ tịch Phòng thương mại Mỹ, tổ chức vận động hành lang lớn nhất nước này, "người Mỹ bỏ phiếu ủng hộ việc làm và tăng trưởng kinh tế" và "quyết liệt phản đối" các chính sách của Obama.
Kết quả bầu cử sẽ giúp đảng Cộng hòa tiếp tục kéo dài chương trình cắt giảm thuế dưới thời Tổng thống Bush đối với những người có thu nhập hơn 250.000 USD/năm, đồng thời bãi bỏ đề xuất của Tổng thống Obama trong việc tăng thuế đánh lên công ty Mỹ có thu nhập tại nước ngoài.
Tới lúc này, cán cân quyền lực trong Hạ viện đã rõ ràng, nhưng liệu diễn biến kinh tế có diễn ra đúng như mong đợi của cử tri Mỹ hay không, thì còn phải chờ thời gian kiểm chứng. Dưới đây là một vài “thay đổi” được cho là sẽ xảy ra sau cuộc bầu cử giữa kỳ với chiến thắng của những người Cộng hòa.
Đạo luật cải tổ Phố Wall
Kết quả cuộc bầu cử sẽ giúp đảng Cộng hòa phụ trách Ủy ban dịch vụ tài chính Quốc hội, vốn do nghị sỹ đảng Dân chủ bang Massachusetts Barney Frank nắm quyền từ năm 2007 tới nay. Ông Frank và Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Christopher Dodd đã soạn thảo đạo luật cải tổ thị trường tài chính lớn nhất, còn có tên gọi là đạo luật Dodd-Frank.
Theo đó, đảng Cộng hòa sẽ có tiếng nói quyết định đối với hơn 240 quy định cần phải được thông qua để thực hiện đạo luật cải tổ thị trường tài chính Dodd-Frank. Đạo luật này được cho là sẽ tăng cường giám sát đối với chuẩn mực vốn của các ngân hàng và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh phức tạp.
Các ngân hàng như Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Bank of America sẽ được lợi nhiều nhất, nếu những quy định trong đạo luật Dodd-Frank không được thông qua. Những ngân hàng này cũng từng vận động phản đối đạo luật này.
Không chỉ có vậy, dự kiến đảng Cộng hòa cũng sẽ thay đổi những hỗ trợ cho hai tập đoàn thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac. Hai công ty này đã được Chính phủ Mỹ tiếp quản sau khi thua lỗ nặng.
Nói chung, thế lưỡng lập trong lập pháp sẽ mang lại lợi ích cho các hãng tài chính cũng như nhà đầu tư Mỹ. Theo Alison Williams, chuyên gia phân tích thuộc Bloomberg Research, "các nhà đầu tư chỉ chờ có tình huống này để chính phủ sẽ không còn là mối đe dọa quá lớn nữa".
Hiệp định thương mại tự do
Khi Hạ viện về tay đảng Cộng hòa, những hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa Mỹ với Hàn Quốc, Colombia và Panama sẽ dễ dàng được thông qua. Những hiệp định này vốn đã được cựu Tổng thống Bush phê chuẩn từ năm 2007.
Tổng thống Obama đã né tránh đưa những hiệp định này ra Quốc hội để đàm phán, do lo ngại thất nghiệp tăng cao và sự phản đối của các nghị sỹ Dân chủ cũng như các tổ chức công đoàn.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, việc thông qua các FTA này sẽ mang lại lợi ích cho những tập đoàn như Caterpillar, Boeing, Citigroup, giúp họ tiếp cận dễ hơn các thị trường ngoại quốc. Trong đó, chỉ riêng FTA với Hàn Quốc sẽ giúp Mỹ tăng xuất khẩu thêm 10,9 tỷ mỗi năm.
Thuế tăng hay giảm?
Nhiều công ty như Microsoft, Blackstone Group LP, Occidental Petroleum sẽ cảm nhận được “sự trợ lực” từ kết quả bầu cử này đối với việc phản đối đề xuất tăng thuế thu nhập ngoài nước của Tổng thống Obama.
Việc đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện sẽ khiến ông Obama khó tăng thuế thu nhập của các công ty Mỹ ở nước ngoài. Đồng thời cũng chấm dứt những nỗ lực kéo dài 4 năm qua của đảng Dân chủ trong việc tăng thuế đối với lương thưởng của các giám đốc điều hành.
Thậm chí, một số doanh nghiệp như San Jose và Cisco Systems có thể còn nhận được sự ủng hộ về việc giảm thuế tạm thời đối với thu nhập ngoài nước của họ.
Quyền lực của FED
Kết quả cuộc bầu cử sẽ khiến các động thái của FED gần như đóng vai trò quyết định trong việc giải quyết các vấn đề tăng trưởng kinh tế.
Hôm qua, FED đã công bố quyết định mua thêm 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn trong vòng 8 tháng. Đồng thời, cơ quan này cũng sẽ tái đầu tư thêm 250-300 tỷ USD trái phiếu kho bạc từ lợi nhuận của các khoản đầu tư trước đó.
Như vậy, tổng giá trị của chương trình mua trái phiếu nhằm kích thích nền kinh tế lên tới 900 tỷ USD và sẽ hoàn thành vào quý 3/2011. Thêm vào đó, FED còn giữ nguyên mức lãi suất 0,25% và tái cam kết duy trì mức lãi suất này trong một thời gian nữa.
Với kế hoạch trên, hàng tháng FED sẽ mua khoảng 75 tỷ USD trái phiếu theo chương trình nới lỏng tín dụng và xấp xỉ 35 tỷ USD trái phiếu theo chương trình tái đầu tư. Gần 90% giá trị gói kích thích 600 tỷ USD này sẽ tập trung vào các trái phiếu đáo hạn từ 2,5 - 10 năm.