Kinh tế Mỹ thiệt vì người lao động bị giảm thưởng
Một khi tiền thưởng giảm, nhiều hộ gia đình Mỹ đành phải thắt lưng buộc bụng
Tiền thưởng bị siết lại trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, không chỉ trong ngành tài chính mà còn trong nhiều lĩnh vực khác ở Mỹ, đang khiến nền kinh tế nước này gánh chịu thiệt hại tương đối.
Tiền thưởng là nguồn tài chính quan trọng giúp nhiều gia đình Mỹ mua xe mới, đi du lịch, nâng cấp nhà cửa, trả tiền học phí cho con cái… Một khi tiền thưởng giảm, nhiều hộ gia đình Mỹ đành phải thắt lưng buộc bụng, trong khi tiêu dùng lại là lĩnh vực quan trọng số một đối với tăng trưởng của kinh tế nước này.
Anh Anthony Abraham, một nhà tư vấn quản lý 33 tuổi ở Chicago, cho hay, có lẽ anh sẽ phải từ bỏ ý định mua một chiếc xe mới, hủy một chuyến đi tới Pháp, và giảm bớt số tiền trả sắp tới cho khoản vay học tập của anh. Năm ngoái, Abraham lĩnh thưởng 50.000 USD, nhưng năm nay, số tiền thưởng này có thể ngót đi một nửa. Anh cũng không loại trừ khả năng chỉ nhận được vài nghìn USD.
Abraham làm việc với mức lương cơ bản là 135.000 USD/năm. Anh cho biết chỉ dùng tiền thưởng để mua những thứ cần thiết cho cuộc sống, chứ không bao giờ tiêu hoang.
Chuyện tiền thưởng ở Phố Wall là đề tài hứng chịu nhiều búa rìu dư luận trong thời gian qua ở Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama thậm chí còn gọi khoản tiền thưởng nhiều tỷ USD dành cho ngành tài chính Mỹ năm 2008 bất chấp tình trạng thua lỗ nghiêm trọng của ngành này là “đáng hổ thẹn”.
Tại Merrill Lynch, gần 700 lãnh đạo và nhân viên chia nhau phần lớn trong tổng số 3,6 tỷ USD tiền thưởng, bình quân mỗi người nhận trên dưới 5 triệu USD. Trong khi đó, khoản lỗ mà Merrill Lynch hứng chịu năm ngoái là 27 tỷ USD.
Vì thế, gói kích thích kinh tế 787 tỷ USD mà ông Obama vừa phê chuẩn thành luật bao gồm điều khoản cấm thưởng tiền mặt cho 5 lãnh đạo cao cấp nhất và 20 nhân viên được trả cao nhất tại những ngân hàng lớn nhận tiền cứu trợ từ Bộ Tài chính. Ngoài ra, các đối tượng khác sẽ chỉ nhận được khoản thưởng không vượt quá 1/3 thu nhập hàng năm của họ.
Tền thưởng cho người lao động trong các lĩnh vực khác ở Mỹ cũng đang co lại. Theo Cơ quan Thống kê Lao động Mỹ, có khoảng 10% người lao động trên toàn quốc ở nước này được thưởng hàng năm, với số tiền thưởng rất khác nhau, tùy vào quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động…
Các công ty Mỹ ở đủ mọi quy mô, thậm chí cả những tổ chức phi lợi nhuận, cũng áp dụng hệ thống tiền thưởng vì nhiều lý do, như để khích lệ tinh thần làm việc, để hạn chế tăng lương cơ bản, để giúp doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc cắt giảm chi phí…
Khi kinh tế Mỹ ở thời hoàng kim, người lao động ở các ngành nghề không phải tài chính thường nhận mức thưởng khiêm tốn hơn rất nhiều tiền thưởng dành cho những ai làm việc ở Phố Wall.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế đi xuống như hiện nay, hệ thống tiền thưởng này cũng đồng nghĩa với những biến động lớn trong thu nhập của người lao động. Từ đó, ảnh hưởng có thể lan sang hàng loạt lĩnh vực như kinh doanh nhà hàng, môi giới nhà đất, hay những ngành nghề dựa vào hoạt động mua sắm của người tiêu dùng.
“Người ta sẽ phải sống theo cách như thể tiền thưởng không còn là tiền thưởng nữa, mà chỉ là một phần trong thu nhập hàng năm họ dự kiến nhận được. Khi không được thưởng, hoặc tiền thưởng bị cắt giảm mạnh, người ta cần phải điều chỉnh lối sống của mình cho phù hợp”, GS. Jay Lorsch thuộc Trường Kinh doanh Harvard nói.
Tiền thưởng cho người lao động sụt giảm thực sự là một đòn đánh nữa giáng vào kinh tế Mỹ lúc này, mặc dù đây không phải là một con số thống kê được theo dõi rộng rãi về tình hình kinh tế như tỷ lệ thất nghiệp gia tăng…
Năm 2007, anh Jan Klincewicz, 50 tuổi, làm ở bộ phận bán hàng máy tính doanh nghiệp cao cấp cho hãng HP. Năm đó, lương cơ bản của anh là 87.000 USD, còn tiền thưởng là 143.000 USD. Anh đã dùng số tiền thưởng này cùng với tiền tiết kiệm mua một căn hộ 5 phòng ngủ ở Philadelphia, một chiếc TV cao cấp 65 inch và một cây kèn saxonphone.
Năm 2008, anh chuyển sang làm việc cho công ty Citrix Systems, với hy vọng đạt được mức lương thưởng cao hơn. Năm ngoái, lương cơ bản của anh là 108.000 USD, nhưng tiền thưởng chỉ là 24.000 USD. Anh không chắc năm nay tiền thưởng có thể được giữ ở mức này hay không, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.
“Bây giờ tôi chỉ tìm mua những thứ có giá rẻ”, anh nói.
Doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau ở Mỹ có cách thưởng khác nhau cho người lao động. Một số doanh nghiệp thưởng dựa trên mức độ hoàn thành công việc của người lao động, một số khác thưởng dựa trên việc kết hợp giữa tiêu chí này với tình hình lỗ lãi của doanh nghiệp trong năm. Một số khu vực và ngành nghề thậm chí có văn hóa thưởng riêng của họ.
Ở Thung lũng Silicon, tiền thưởng cho mức độ hoàn thành công việc có thể tồn tại dưới dạng hoa hồng bán hàng, như trường hợp của anh Klincewicz ở trên. Tuy nhiên, phổ biến hơn, người lao động ở đây được thưởng quyền chọn cổ phiếu. Loại thưởng này không được lĩnh ngay ở thời điểm cuối năm mà có thể được biến thành tiền mặt sau một thời gian nhất định, chẳng hạn khi giá cổ phiếu của công ty trên thị trường đã tăng tới mức đủ để các quyền chọn này có giá trị.
Nhiều người làm ở Thung lũng Silicon cho hay, với tình hình thị trường chứng khoán thảm hại như hiện nay, những khoản thưởng quyền chọn cho họ cũng “bèo bọt” như những khoản thưởng tiền mặt ở các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác.
Ông Matthew Griffin, giám đốc bán hàng tại Silicon Valley Auto Group - một công ty phân phối xe hơi chuyên bán các loại xe siêu sang hiệu Rolls Royce, Bentley và Lamborghini, mà chiếc rẻ nhất cũng có giá 60.000 USD - cho biết, ông không dám kỳ vọng vào việc đợt thưởng cuối năm vừa rồi sẽ giúp doanh số của công ty tăng lên.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc khách hàng của ông Griffin không có đủ tiền để mua xe. “Liệu có phải là một điều đúng đắn không khi giữa lúc công ty gặp khó khăn và đồng nghiệp bị sa thải, một ai đó lại vung tiền mua một chiếc xe hơi sang trọng?”, ông nói.
(Theo New York Times)
Tiền thưởng là nguồn tài chính quan trọng giúp nhiều gia đình Mỹ mua xe mới, đi du lịch, nâng cấp nhà cửa, trả tiền học phí cho con cái… Một khi tiền thưởng giảm, nhiều hộ gia đình Mỹ đành phải thắt lưng buộc bụng, trong khi tiêu dùng lại là lĩnh vực quan trọng số một đối với tăng trưởng của kinh tế nước này.
Anh Anthony Abraham, một nhà tư vấn quản lý 33 tuổi ở Chicago, cho hay, có lẽ anh sẽ phải từ bỏ ý định mua một chiếc xe mới, hủy một chuyến đi tới Pháp, và giảm bớt số tiền trả sắp tới cho khoản vay học tập của anh. Năm ngoái, Abraham lĩnh thưởng 50.000 USD, nhưng năm nay, số tiền thưởng này có thể ngót đi một nửa. Anh cũng không loại trừ khả năng chỉ nhận được vài nghìn USD.
Abraham làm việc với mức lương cơ bản là 135.000 USD/năm. Anh cho biết chỉ dùng tiền thưởng để mua những thứ cần thiết cho cuộc sống, chứ không bao giờ tiêu hoang.
Chuyện tiền thưởng ở Phố Wall là đề tài hứng chịu nhiều búa rìu dư luận trong thời gian qua ở Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama thậm chí còn gọi khoản tiền thưởng nhiều tỷ USD dành cho ngành tài chính Mỹ năm 2008 bất chấp tình trạng thua lỗ nghiêm trọng của ngành này là “đáng hổ thẹn”.
Tại Merrill Lynch, gần 700 lãnh đạo và nhân viên chia nhau phần lớn trong tổng số 3,6 tỷ USD tiền thưởng, bình quân mỗi người nhận trên dưới 5 triệu USD. Trong khi đó, khoản lỗ mà Merrill Lynch hứng chịu năm ngoái là 27 tỷ USD.
Vì thế, gói kích thích kinh tế 787 tỷ USD mà ông Obama vừa phê chuẩn thành luật bao gồm điều khoản cấm thưởng tiền mặt cho 5 lãnh đạo cao cấp nhất và 20 nhân viên được trả cao nhất tại những ngân hàng lớn nhận tiền cứu trợ từ Bộ Tài chính. Ngoài ra, các đối tượng khác sẽ chỉ nhận được khoản thưởng không vượt quá 1/3 thu nhập hàng năm của họ.
Tền thưởng cho người lao động trong các lĩnh vực khác ở Mỹ cũng đang co lại. Theo Cơ quan Thống kê Lao động Mỹ, có khoảng 10% người lao động trên toàn quốc ở nước này được thưởng hàng năm, với số tiền thưởng rất khác nhau, tùy vào quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động…
Các công ty Mỹ ở đủ mọi quy mô, thậm chí cả những tổ chức phi lợi nhuận, cũng áp dụng hệ thống tiền thưởng vì nhiều lý do, như để khích lệ tinh thần làm việc, để hạn chế tăng lương cơ bản, để giúp doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc cắt giảm chi phí…
Khi kinh tế Mỹ ở thời hoàng kim, người lao động ở các ngành nghề không phải tài chính thường nhận mức thưởng khiêm tốn hơn rất nhiều tiền thưởng dành cho những ai làm việc ở Phố Wall.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế đi xuống như hiện nay, hệ thống tiền thưởng này cũng đồng nghĩa với những biến động lớn trong thu nhập của người lao động. Từ đó, ảnh hưởng có thể lan sang hàng loạt lĩnh vực như kinh doanh nhà hàng, môi giới nhà đất, hay những ngành nghề dựa vào hoạt động mua sắm của người tiêu dùng.
“Người ta sẽ phải sống theo cách như thể tiền thưởng không còn là tiền thưởng nữa, mà chỉ là một phần trong thu nhập hàng năm họ dự kiến nhận được. Khi không được thưởng, hoặc tiền thưởng bị cắt giảm mạnh, người ta cần phải điều chỉnh lối sống của mình cho phù hợp”, GS. Jay Lorsch thuộc Trường Kinh doanh Harvard nói.
Tiền thưởng cho người lao động sụt giảm thực sự là một đòn đánh nữa giáng vào kinh tế Mỹ lúc này, mặc dù đây không phải là một con số thống kê được theo dõi rộng rãi về tình hình kinh tế như tỷ lệ thất nghiệp gia tăng…
Năm 2007, anh Jan Klincewicz, 50 tuổi, làm ở bộ phận bán hàng máy tính doanh nghiệp cao cấp cho hãng HP. Năm đó, lương cơ bản của anh là 87.000 USD, còn tiền thưởng là 143.000 USD. Anh đã dùng số tiền thưởng này cùng với tiền tiết kiệm mua một căn hộ 5 phòng ngủ ở Philadelphia, một chiếc TV cao cấp 65 inch và một cây kèn saxonphone.
Năm 2008, anh chuyển sang làm việc cho công ty Citrix Systems, với hy vọng đạt được mức lương thưởng cao hơn. Năm ngoái, lương cơ bản của anh là 108.000 USD, nhưng tiền thưởng chỉ là 24.000 USD. Anh không chắc năm nay tiền thưởng có thể được giữ ở mức này hay không, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.
“Bây giờ tôi chỉ tìm mua những thứ có giá rẻ”, anh nói.
Doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau ở Mỹ có cách thưởng khác nhau cho người lao động. Một số doanh nghiệp thưởng dựa trên mức độ hoàn thành công việc của người lao động, một số khác thưởng dựa trên việc kết hợp giữa tiêu chí này với tình hình lỗ lãi của doanh nghiệp trong năm. Một số khu vực và ngành nghề thậm chí có văn hóa thưởng riêng của họ.
Ở Thung lũng Silicon, tiền thưởng cho mức độ hoàn thành công việc có thể tồn tại dưới dạng hoa hồng bán hàng, như trường hợp của anh Klincewicz ở trên. Tuy nhiên, phổ biến hơn, người lao động ở đây được thưởng quyền chọn cổ phiếu. Loại thưởng này không được lĩnh ngay ở thời điểm cuối năm mà có thể được biến thành tiền mặt sau một thời gian nhất định, chẳng hạn khi giá cổ phiếu của công ty trên thị trường đã tăng tới mức đủ để các quyền chọn này có giá trị.
Nhiều người làm ở Thung lũng Silicon cho hay, với tình hình thị trường chứng khoán thảm hại như hiện nay, những khoản thưởng quyền chọn cho họ cũng “bèo bọt” như những khoản thưởng tiền mặt ở các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác.
Ông Matthew Griffin, giám đốc bán hàng tại Silicon Valley Auto Group - một công ty phân phối xe hơi chuyên bán các loại xe siêu sang hiệu Rolls Royce, Bentley và Lamborghini, mà chiếc rẻ nhất cũng có giá 60.000 USD - cho biết, ông không dám kỳ vọng vào việc đợt thưởng cuối năm vừa rồi sẽ giúp doanh số của công ty tăng lên.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc khách hàng của ông Griffin không có đủ tiền để mua xe. “Liệu có phải là một điều đúng đắn không khi giữa lúc công ty gặp khó khăn và đồng nghiệp bị sa thải, một ai đó lại vung tiền mua một chiếc xe hơi sang trọng?”, ông nói.
(Theo New York Times)