Kinh tế Trung Quốc tiếp tục đón tin tốt
“Đây là lần đầu tiên trong những năm gần đây Trung Quốc khởi đầu một năm với dữ liệu GDP khả quan”
Nền kinh tế Trung Quốc vừa đánh dấu quý thứ hai tăng trưởng liên tiếp, nhờ sự khởi sắc đồng loạt của các lĩnh vực đầu tư, bán lẻ và sản xuất.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố sáng 17/4 cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tăng 6,9% trong quý 1/2017 so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo tăng 6,8% mà giới phân tích đưa ra trước đó.
Trong khi đó, quý 4/2016, kinh tế Trung Quốc cũng tăng trưởng 6,8%.
Các số liệu khác vừa được công bố cho thấy kinh tế Trung Quốc tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Đầu tư tài sản cố định trừ khu vực nông thôn tăng 9,2% trong quý 1 so với mức tăng 8,1% đạt được cùng kỳ năm 2016; doanh thu bán lẻ tháng 3 tăng 10,9%, so với mức dự báo tăng 9,7%; và sản lượng công nghiệp tháng 3 tăng 7,6%, so với mức dự báo tăng 6,3%.
“Đây là lần đầu tiên trong những năm gần đây Trung Quốc khởi đầu một năm với dữ liệu GDP khả quan”, ông Raymond Yeung, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc thuộc ngân hàng ANZ ở Hồng Kông nhận xét. “Nhờ sức mạnh của hoạt động đầu tư và thị trường bất động sản, nền kinh tế Trung Quốc đang đi theo chiều hướng tích cực”.
Tốc độ tăng trưởng quý đầu năm của kinh tế Trung Quốc củng cố xu hướng phục hồi của nền kinh tế nước này, trong bối cảnh chỉ số giá nhà sản xuất của nước này tăng, sản lượng công nghiệp đi lên, và đầu tư gia tăng nhờ lượng vốn tín dụng tăng mạnh. Sự khởi sắc diễn ra bất chấp Trung Quốc chuyển sang một lập trường chính sách tiền tệ trung lập hơn nhằm giảm bớt rủi ro tài chính và tình trạng dư thừa công suất trong lĩnh vực công nghiệp.
Bên cạnh đó, bất chấp các biện pháp thắt chặt thị trường bất động sản gần đây của Trung Quốc, xung lực đầu tư ở nước này có thể duy trì ở mức cao trong những tháng tới nhờ hoạt động đầu tư mạnh vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Hôm 1/4, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập đặc khu kinh tế mới mang tên Xiongan. Siêu dự án này được nhận định là sẽ kéo theo khoản đầu tư khổng lồ vào lĩnh vực xây dựng và là một tín hiệu cho thấy Bắc Kinh vẫn tiếp tục muốn dựa vào đầu tư để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Trong quý 1 năm nay, đầu tư vào bất động sản ở Trung Quốc tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức 8,9% trong 2 tháng đầu năm và 6,9% trong năm 2016. Tuy nhiên, các công ty phát triển địa ốc ở Trung Quốc vẫn xem năm 2017 là một năm nhiều thách thức, bởi hàng chục thành phố lớn nhỏ ở nước này đã áp các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc mua nhà nhằm ngăn tình trạng đầu cơ.
Hãng tin Reuters cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP quý 1 vừa qua của Trung Quốc là mức tăng mạnh nhất kể từ quý 3/2015.
Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm nay, từ chỗ đặt mục tiêu tăng trưởng trong khoảng 6,5-7% vào năm ngoái. Năm 2016, kinh tế Trung Quốc tăng 6,7%, mức tăng thấp nhất trong 26 năm.
Từ đầu năm đến nay, kinh tế Trung Quốc phát đi nhiều tín hiệu tốt. Tuy vậy, một số nhà phân tích vẫn cho rằng nền kinh tế lớn nhất châu Á có thể hụt hơi trong nửa sau của năm nay do tác dụng của các biện pháp kích cầu đuối dần và các địa phương nước này tăng cường các biện pháp hạ “sốt” bất động sản.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố sáng 17/4 cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tăng 6,9% trong quý 1/2017 so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo tăng 6,8% mà giới phân tích đưa ra trước đó.
Trong khi đó, quý 4/2016, kinh tế Trung Quốc cũng tăng trưởng 6,8%.
Các số liệu khác vừa được công bố cho thấy kinh tế Trung Quốc tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Đầu tư tài sản cố định trừ khu vực nông thôn tăng 9,2% trong quý 1 so với mức tăng 8,1% đạt được cùng kỳ năm 2016; doanh thu bán lẻ tháng 3 tăng 10,9%, so với mức dự báo tăng 9,7%; và sản lượng công nghiệp tháng 3 tăng 7,6%, so với mức dự báo tăng 6,3%.
“Đây là lần đầu tiên trong những năm gần đây Trung Quốc khởi đầu một năm với dữ liệu GDP khả quan”, ông Raymond Yeung, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc thuộc ngân hàng ANZ ở Hồng Kông nhận xét. “Nhờ sức mạnh của hoạt động đầu tư và thị trường bất động sản, nền kinh tế Trung Quốc đang đi theo chiều hướng tích cực”.
Tốc độ tăng trưởng quý đầu năm của kinh tế Trung Quốc củng cố xu hướng phục hồi của nền kinh tế nước này, trong bối cảnh chỉ số giá nhà sản xuất của nước này tăng, sản lượng công nghiệp đi lên, và đầu tư gia tăng nhờ lượng vốn tín dụng tăng mạnh. Sự khởi sắc diễn ra bất chấp Trung Quốc chuyển sang một lập trường chính sách tiền tệ trung lập hơn nhằm giảm bớt rủi ro tài chính và tình trạng dư thừa công suất trong lĩnh vực công nghiệp.
Bên cạnh đó, bất chấp các biện pháp thắt chặt thị trường bất động sản gần đây của Trung Quốc, xung lực đầu tư ở nước này có thể duy trì ở mức cao trong những tháng tới nhờ hoạt động đầu tư mạnh vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Hôm 1/4, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập đặc khu kinh tế mới mang tên Xiongan. Siêu dự án này được nhận định là sẽ kéo theo khoản đầu tư khổng lồ vào lĩnh vực xây dựng và là một tín hiệu cho thấy Bắc Kinh vẫn tiếp tục muốn dựa vào đầu tư để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Trong quý 1 năm nay, đầu tư vào bất động sản ở Trung Quốc tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức 8,9% trong 2 tháng đầu năm và 6,9% trong năm 2016. Tuy nhiên, các công ty phát triển địa ốc ở Trung Quốc vẫn xem năm 2017 là một năm nhiều thách thức, bởi hàng chục thành phố lớn nhỏ ở nước này đã áp các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc mua nhà nhằm ngăn tình trạng đầu cơ.
Hãng tin Reuters cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP quý 1 vừa qua của Trung Quốc là mức tăng mạnh nhất kể từ quý 3/2015.
Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm nay, từ chỗ đặt mục tiêu tăng trưởng trong khoảng 6,5-7% vào năm ngoái. Năm 2016, kinh tế Trung Quốc tăng 6,7%, mức tăng thấp nhất trong 26 năm.
Từ đầu năm đến nay, kinh tế Trung Quốc phát đi nhiều tín hiệu tốt. Tuy vậy, một số nhà phân tích vẫn cho rằng nền kinh tế lớn nhất châu Á có thể hụt hơi trong nửa sau của năm nay do tác dụng của các biện pháp kích cầu đuối dần và các địa phương nước này tăng cường các biện pháp hạ “sốt” bất động sản.