Kinh tế vĩ mô 2012 và “gánh nặng” thuế, phí
Mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỉ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực
Trở lại tỉ lệ thu thuế/GDP ở Việt Nam, vấn đề gần đây được tranh luận với ý kiến nhiều chiều, một bản báo cáo về kinh tế vĩ mô 2012 vừa được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội công bố lại đưa ra các con số cao ngất ngưởng về thuế và phí.
Với lưu ý thu từ dầu thô đang có tỉ trọng ngày càng giảm dần trong tổng thu ngân sách nhà nước, từ khoảng 6,9% GDP trong năm 2007 xuống còn chưa đầy 3,1% GDP trong năm 2011, bản báo cáo chỉ ra rằng tỉ trọng các khoản thu khác đang ngày càng gia tăng.
Nhấn mạnh tỉ trọng 26,3% GDP (trừ dầu thô còn khoảng 21,6% GDP) trong giai đoạn 2007 - 2011, báo cáo nhận định, mức thu từ thuế và phí - không kể thu từ dầu thô - của Việt Nam rất cao so với các nước khác trong khu vực.
Khi trung bình trong 5 năm gần đây, tỉ lệ thu từ thuế và phí/GDP của Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia là xấp xỉ 15,5%, Philippines là 13,0%, Indonesia là 12,1% và của Ấn Độ chỉ là 7,8%.
Cũng với những so sánh này được nêu ra tại diễn đàn của Ủy ban Kinh tế Quốc hội gần một năm trước, nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính đều cho rằng, nhất thiết phải giảm tỷ lệ động viên vào ngân sách xuống dưới 20%.
Ủy ban Kinh tế đã đề nghị Chính phủ hạ tỷ lệ huy động vào ngân sách từ 25% GDP xuống không quá 24% GDP/năm, theo dự kiến tại kế hoạch 5 năm (2011 – 2015).
Tuy nhiên, với ước tính sơ bộ của năm 2011 tỷ lệ này vẫn ở mức 24,4%, tác giả Phạm Thế Anh, tại báo cáo nhấn mạnh rằng, ngoài việc chịu “thuế lạm phát” hàng năm ở mức hai con số, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỉ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực.
Cũng theo như phân tích của tác giả thì bên cạnh thuế thu nhập, Việt Nam còn áp nhiều khoản thuế cao khác đánh vào tiêu dùng như thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu.
Lo thu ngân sách quá trớn, ‘than” mệt về thuế cũng là tâm trạng của không ít các vị đại biểu Quốc hội trên các diễn đàn gần đây. “Thuế thu nhập doanh nghiệp rất cao, thu nhập cá nhân cũng rất cao nữa, cái gì cũng cao, mệt mỏi lắm”, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) Phạm Huy Hùng phát biểu tại phiên thảo luận ở kỳ họp Quốc hội thứ ba.
“Dân đã nghèo mà nhiều thuế quá”, đại biểu Trịnh Ngọc Thạch than thở sau khi nói rằng loại phí lưu hành phương tiện mà Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thực chất là “tiền phạt”, cùng ở diễn đàn này.
Ngoài thuế, đáng chú ý là bản báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 còn đề cập đến các chi phí không chính thức rất cao mà các doanh nghiệp Việt Nam phải trả. Theo kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011, mặc dù đã giảm nhưng vẫn có tới hơn 52% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ phải chi trả dưới dạng tiền lót tay cho các cán bộ hành chính địa phương, 7% số doanh nghiệp phải chi trả tới hơn 10% tổng thu nhập của họ cho các khoản chi phí không chính thức.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng mặc dù tham nhũng nhỏ có biểu hiện giảm đi nhưng tham những lớn lại có xu hướng tăng thông qua các hành vi như “lại quả” khi ký kết hợp đồng, mua sắm công, hoặc thỏa thuận đất đai béo bở. Liên quan đến khía cạnh này, có tới 56% doanh nghiệp tham gia đấu thầu các dự án của nhà nước cho biết việc chi trả hoa hồng là phổ biến. Điều này đã góp phần làm gia tăng sự bất công giữa các nhóm lợi ích và đại đa số dân chúng, đồng thời làm suy giảm niềm tin vào bộ máy công quyền, báo cáo viết.
Hệ lụy của tổng mức thu thuế/GDP cao, trong đó có việc để mức thuế suất cao hơn so với các nước trong khu vực, theo phân tích tại báo cáo còn là một trong những động cơ hấp dẫn các doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận ra nước ngoài nhằm hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn.
Khi số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy, chiếm khoảng 20% GDP trong toàn nền kinh tế nhưng các doanh nghiệp FDI lại chỉ đóng góp trên dưới 10% tổng thu ngân sách nhà nước. Nhiều doanh nghiệp trong khu vực này liên tục báo lỗ nhưng lại xin mở rộng đầu tư.
Để giảm các bất cập như đã phân tích ở trên, báo cáo cho rằng hệ thống thuế cần được cải cách đảm bảo các tiêu chí tạo nguồn thu bền vững, hiệu quả, công bằng và minh bạch. Gánh nặng thuế cần phải được điều chỉnh giảm một cách hợp lý. Tuy nhiên, mức độ hợp lý này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình cắt giảm chi tiêu công. Gánh nặng thuế quá cao sẽ khiến cho hệ thống thuế kém hiệu quả do nó khuyến khích việc trốn thuế và bóp méo sự phân bổ nguồn lực. Hệ thống sắc thuế và phí cần được rà soát tránh sự chồng lấn lên nhau. Các sắc thuế cần được điều chỉnh nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp, khuyến khích tiết kiệm, và hạn chế tiêu dùng, đặc biệt là hàng tiêu dùng xa xỉ nhập khẩu.
Với lưu ý thu từ dầu thô đang có tỉ trọng ngày càng giảm dần trong tổng thu ngân sách nhà nước, từ khoảng 6,9% GDP trong năm 2007 xuống còn chưa đầy 3,1% GDP trong năm 2011, bản báo cáo chỉ ra rằng tỉ trọng các khoản thu khác đang ngày càng gia tăng.
Nhấn mạnh tỉ trọng 26,3% GDP (trừ dầu thô còn khoảng 21,6% GDP) trong giai đoạn 2007 - 2011, báo cáo nhận định, mức thu từ thuế và phí - không kể thu từ dầu thô - của Việt Nam rất cao so với các nước khác trong khu vực.
Khi trung bình trong 5 năm gần đây, tỉ lệ thu từ thuế và phí/GDP của Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia là xấp xỉ 15,5%, Philippines là 13,0%, Indonesia là 12,1% và của Ấn Độ chỉ là 7,8%.
Cũng với những so sánh này được nêu ra tại diễn đàn của Ủy ban Kinh tế Quốc hội gần một năm trước, nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính đều cho rằng, nhất thiết phải giảm tỷ lệ động viên vào ngân sách xuống dưới 20%.
Ủy ban Kinh tế đã đề nghị Chính phủ hạ tỷ lệ huy động vào ngân sách từ 25% GDP xuống không quá 24% GDP/năm, theo dự kiến tại kế hoạch 5 năm (2011 – 2015).
Tuy nhiên, với ước tính sơ bộ của năm 2011 tỷ lệ này vẫn ở mức 24,4%, tác giả Phạm Thế Anh, tại báo cáo nhấn mạnh rằng, ngoài việc chịu “thuế lạm phát” hàng năm ở mức hai con số, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỉ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực.
Cũng theo như phân tích của tác giả thì bên cạnh thuế thu nhập, Việt Nam còn áp nhiều khoản thuế cao khác đánh vào tiêu dùng như thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu.
Lo thu ngân sách quá trớn, ‘than” mệt về thuế cũng là tâm trạng của không ít các vị đại biểu Quốc hội trên các diễn đàn gần đây. “Thuế thu nhập doanh nghiệp rất cao, thu nhập cá nhân cũng rất cao nữa, cái gì cũng cao, mệt mỏi lắm”, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) Phạm Huy Hùng phát biểu tại phiên thảo luận ở kỳ họp Quốc hội thứ ba.
“Dân đã nghèo mà nhiều thuế quá”, đại biểu Trịnh Ngọc Thạch than thở sau khi nói rằng loại phí lưu hành phương tiện mà Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thực chất là “tiền phạt”, cùng ở diễn đàn này.
Ngoài thuế, đáng chú ý là bản báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 còn đề cập đến các chi phí không chính thức rất cao mà các doanh nghiệp Việt Nam phải trả. Theo kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011, mặc dù đã giảm nhưng vẫn có tới hơn 52% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ phải chi trả dưới dạng tiền lót tay cho các cán bộ hành chính địa phương, 7% số doanh nghiệp phải chi trả tới hơn 10% tổng thu nhập của họ cho các khoản chi phí không chính thức.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng mặc dù tham nhũng nhỏ có biểu hiện giảm đi nhưng tham những lớn lại có xu hướng tăng thông qua các hành vi như “lại quả” khi ký kết hợp đồng, mua sắm công, hoặc thỏa thuận đất đai béo bở. Liên quan đến khía cạnh này, có tới 56% doanh nghiệp tham gia đấu thầu các dự án của nhà nước cho biết việc chi trả hoa hồng là phổ biến. Điều này đã góp phần làm gia tăng sự bất công giữa các nhóm lợi ích và đại đa số dân chúng, đồng thời làm suy giảm niềm tin vào bộ máy công quyền, báo cáo viết.
Hệ lụy của tổng mức thu thuế/GDP cao, trong đó có việc để mức thuế suất cao hơn so với các nước trong khu vực, theo phân tích tại báo cáo còn là một trong những động cơ hấp dẫn các doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận ra nước ngoài nhằm hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn.
Khi số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy, chiếm khoảng 20% GDP trong toàn nền kinh tế nhưng các doanh nghiệp FDI lại chỉ đóng góp trên dưới 10% tổng thu ngân sách nhà nước. Nhiều doanh nghiệp trong khu vực này liên tục báo lỗ nhưng lại xin mở rộng đầu tư.
Để giảm các bất cập như đã phân tích ở trên, báo cáo cho rằng hệ thống thuế cần được cải cách đảm bảo các tiêu chí tạo nguồn thu bền vững, hiệu quả, công bằng và minh bạch. Gánh nặng thuế cần phải được điều chỉnh giảm một cách hợp lý. Tuy nhiên, mức độ hợp lý này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình cắt giảm chi tiêu công. Gánh nặng thuế quá cao sẽ khiến cho hệ thống thuế kém hiệu quả do nó khuyến khích việc trốn thuế và bóp méo sự phân bổ nguồn lực. Hệ thống sắc thuế và phí cần được rà soát tránh sự chồng lấn lên nhau. Các sắc thuế cần được điều chỉnh nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp, khuyến khích tiết kiệm, và hạn chế tiêu dùng, đặc biệt là hàng tiêu dùng xa xỉ nhập khẩu.