“Kỷ lục” sai phạm tại doanh nghiệp dệt may Việt
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia TPP thì các doanh nghiệp sẽ bị ràng buộc nhiều hơn
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa công bố kết quả thanh tra tại 152 doanh nghiệp dệt may trên toàn quốc, phát hiện hơn 1.700 sai phạm tại các doanh nghiệp này.
Đây là chiến dịch thanh tra về lao động được Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thí điểm với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và sự phối hợp của hai đối tác là Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Dệt may hiện đang là một trong những lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua với khoảng 6.000 doanh nghiệp và trên 2,5 triệu lao động.
Trong đợt thanh tra này, các cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra 152 doanh nghiệp tại 12 tỉnh, thành phố trên cả nước trong thời gian 4 tháng, từ tháng 5-9/2015.
Cụ thể, các đoàn thanh tra đã phát hiện 1.786 vi phạm (trung bình 12 vi phạm/doanh nghiệp). Đáng chú ý, có tới 60 doanh nghiệp vi phạm lỗi huy động người lao động làm thêm quá số giờ quy định; 22 doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ làm việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm có thai từ 7 tháng tuổi trở lên…
Ông Nguyễn Tiến Tùng, Phó chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, riêng về tiền lương, tiền công, có 47 doanh nghiệp chưa làm định mức lao động, hệ thống thang lương, bảng lương.
36 doanh nghiệp “quên” trả lương ngày chưa nghỉ hàng năm của lao động hoặc chưa nghỉ hết số ngày, không thực hiện trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ, 11 doanh nghiệp trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng Nhà nước quy định…
Nhiều doanh nghiệp đã vi phạm về an toàn lao động như không có biển cảnh báo an toàn, biển cấm, biển chỉ dẫn cho người và phương tiện qua lại; không phổ biến cho người lao động các quy định về thoát hiểm và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành; không có sơ đồ chỉ dẫn lối thoát hiểm.
Đặc biệt một số doanh nghiệp còn chưa trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho tất cả người lao động; không tham gia huấn luyện an toàn lao động không sử dụng trang bị bảo vệ cá nhân đúng mục đích công việc; bố trí cán bộ làm công tác an toàn lao động mà chưa được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động…
Theo ông Nguyễn Tiến Tùng, các sai phạm trong ngành dệt may đang diễn ra khá phức tạp. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì các doanh nghiệp sẽ bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam. Doanh nghiệp muốn có nhiều bạn hàng, đơn hàng, xuất được sản phẩm thì phải thực hiện đúng quy định pháp luật, nhất là công ước chống lao động cưỡng bức.
Vì thế, việc "mở chiến dịch thanh tra trong ngành này là giúp doanh nghiệp khởi động thật tốt việc tuân thủ pháp luật lao động khi Việt Nam gia nhập TPP", ông Tùng nói.
Do đây là lần đầu tiên Thanh tra Bộ phối hợp với các đối tác thí điểm tổ chức thanh tra nên không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc, hạn chế.
Đáng chú ý là người sử dụng lao động còn né tránh việc tiếp và làm việc với đoàn thanh tra, chỉ ủy quyền cho các phó giám đốc hoặc trưởng phòng nhân sự làm việc. Do vậy, đoàn không thể nắm hết được tình hình khó khăn của doanh nghiệp để có biện pháp hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
“Có một số đại diện doanh nghiệp tỏ thái độ không chấp hành quyết định thanh tra hoặc không hợp tác với đoàn thanh tra, gây khó khăn trong quá trình thực hiện thanh tra”, ông Tùng cho biết thêm.
Năm 2016, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ đề xuất thanh tra lao động trong lĩnh vực xây dựng trên toàn quốc, vì năm 2015 lĩnh vực này thường xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động.
Đây là chiến dịch thanh tra về lao động được Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thí điểm với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và sự phối hợp của hai đối tác là Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Dệt may hiện đang là một trong những lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua với khoảng 6.000 doanh nghiệp và trên 2,5 triệu lao động.
Trong đợt thanh tra này, các cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra 152 doanh nghiệp tại 12 tỉnh, thành phố trên cả nước trong thời gian 4 tháng, từ tháng 5-9/2015.
Cụ thể, các đoàn thanh tra đã phát hiện 1.786 vi phạm (trung bình 12 vi phạm/doanh nghiệp). Đáng chú ý, có tới 60 doanh nghiệp vi phạm lỗi huy động người lao động làm thêm quá số giờ quy định; 22 doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ làm việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm có thai từ 7 tháng tuổi trở lên…
Ông Nguyễn Tiến Tùng, Phó chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, riêng về tiền lương, tiền công, có 47 doanh nghiệp chưa làm định mức lao động, hệ thống thang lương, bảng lương.
36 doanh nghiệp “quên” trả lương ngày chưa nghỉ hàng năm của lao động hoặc chưa nghỉ hết số ngày, không thực hiện trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ, 11 doanh nghiệp trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng Nhà nước quy định…
Nhiều doanh nghiệp đã vi phạm về an toàn lao động như không có biển cảnh báo an toàn, biển cấm, biển chỉ dẫn cho người và phương tiện qua lại; không phổ biến cho người lao động các quy định về thoát hiểm và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành; không có sơ đồ chỉ dẫn lối thoát hiểm.
Đặc biệt một số doanh nghiệp còn chưa trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho tất cả người lao động; không tham gia huấn luyện an toàn lao động không sử dụng trang bị bảo vệ cá nhân đúng mục đích công việc; bố trí cán bộ làm công tác an toàn lao động mà chưa được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động…
Theo ông Nguyễn Tiến Tùng, các sai phạm trong ngành dệt may đang diễn ra khá phức tạp. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì các doanh nghiệp sẽ bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam. Doanh nghiệp muốn có nhiều bạn hàng, đơn hàng, xuất được sản phẩm thì phải thực hiện đúng quy định pháp luật, nhất là công ước chống lao động cưỡng bức.
Vì thế, việc "mở chiến dịch thanh tra trong ngành này là giúp doanh nghiệp khởi động thật tốt việc tuân thủ pháp luật lao động khi Việt Nam gia nhập TPP", ông Tùng nói.
Do đây là lần đầu tiên Thanh tra Bộ phối hợp với các đối tác thí điểm tổ chức thanh tra nên không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc, hạn chế.
Đáng chú ý là người sử dụng lao động còn né tránh việc tiếp và làm việc với đoàn thanh tra, chỉ ủy quyền cho các phó giám đốc hoặc trưởng phòng nhân sự làm việc. Do vậy, đoàn không thể nắm hết được tình hình khó khăn của doanh nghiệp để có biện pháp hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
“Có một số đại diện doanh nghiệp tỏ thái độ không chấp hành quyết định thanh tra hoặc không hợp tác với đoàn thanh tra, gây khó khăn trong quá trình thực hiện thanh tra”, ông Tùng cho biết thêm.
Năm 2016, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ đề xuất thanh tra lao động trong lĩnh vực xây dựng trên toàn quốc, vì năm 2015 lĩnh vực này thường xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động.