Lãi suất đồng Euro xuống mức thấp kỷ lục mới
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 7/5 đã hạ lãi suất đồng tiền chung châu Âu (Euro) xuống mức thấp chưa từng có 1%
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 7/5 đã hạ lãi suất đồng tiền chung châu Âu (Euro) xuống mức thấp chưa từng có 1% để chống suy thoái. Đồng thời, ECB còn tuyên bố sẽ mua vào một số loại tài sản trên để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Động thái hạ lãi suất của Euro của ECB hoàn toàn nằm trong dự báo trước đó của giới quan sát, nhưng động thái can thiệp vào thị trường trái phiếu của ECB được đưa ra sớm hơn so với dự báo của các nhà phân tích.
Theo quyết định đưa ra trong cuộc họp của trụ sở ECB tại Frankfurt, Đức, các quan chức ngân hàng này tuyên bố cắt giảm thêm 0,25% lãi suất đồng Euro, đưa lãi suất đồng tiền này về mức 1% từ mức 1,25% trước đó.
Ngoài ra, ECB cũng tuyên bố mua vào lượng trái phiếu đảm bảo trị giá 60 tỷ Euro, tương đương khoảng 1% GDP danh nghĩa của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong năm 2009, trong đó có trái phiếu phát hành dựa trên nợ cho vay cầm cố nhà.
Động thái này được đánh giá là một bước đi mạnh dạn của ECB, vì trước đó, ECB đã “cố thủ”, không chịu áp dụng các biện pháp mua vào tài sản do lo ngại lạm phát, trong khi Mỹ và Anh đã đẩy mạnh các biện pháp này.
Như để chứng tỏ ECB sẽ còn linh hoạt hơn nữa, Chủ tịch ngân hàng này Jean-Claude Trichet cho biết, lãi suất đồng Euro còn có thể được giảm thêm. Trước đó, nhiều thành viên của ECB đã công khai phản đối việc hạ lãi suất Euro xuống dưới 1%, và chính ông Trichet cũng cảnh báo mối nguy hiểm của việc hạ lãi suất về sát 0%.
Các nhà hoạch định chính sách ECB còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ra quyết định mở rộng điều khoản cung cấp thanh khoản trong trường hợp khẩn cấp cho các ngân hàng, theo đó cho phép các ngân hàng có thể mượn vay khối lượng không hạn chế từ ECB trong thời gian 12 tháng, thay vì thời hạn tối đa 6 tháng như quy định hiện nay.
Những tuyên bố trên của ECB phản ánh triển vọng kinh tế ảm đạm của khu vực 16 nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Nhiều nhà kinh tế cho rằng, kinh tế Eurozone năm nay sẽ chịu tác động nặng nền hơn từ sự giảm tốc tăng trưởng toàn cầu so với các nền kinh tế Mỹ và Anh.
Chủ tịch Trichet cảnh báo, quý 1 vừa qua là một quý “rất tồi tệ” ở Eurozone, mặc dù đã xuất hiện một số dấu hiệu về sự bình ổn. Ông cho biết, dự báo tăng trưởng kinh tế do ECB đưa ra cho khu vực sẽ được điều chỉnh giảm vào tháng tới.
Tuy nhiên, ông Trichet khẳng định, ECB sẽ không dựa vào biện pháp nới lỏng khối lượng - tức in thêm tiền để mua tài sản như cách làm của Mỹ, Anh và một số nước khác - trong chương trình mua vào trái phiếu có đảm bảo. ECB dự kiến, lượng thanh khoản bơm vào hệ thống tài chính qua việc mua lại các tài sản này sẽ giảm bớt nhu cầu của các ngân hàng trong khu vực đối với các hoạt động tái cấp vốn của ECB, qua đó tránh nguy cơ lạm phát bị đẩy lên.
Mặc dù vậy, ông Trichet cũng thận trọng khi không loại trừ khả năng áp dụng bất kỳ một lựa chọn chính sách nào. Các nhà phân tích cho rằng, động thái mua vào trái phiếu của ECB cho thấy, ngân hàng này đã giảm bớt thái độ phản đối trước những lời kêu gọi đi theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) - những ngân hàng trung ương đang theo đuổi các chính sách “bất thường”. Theo một nhà kinh tế, ECB đang chứng minh rằng, họ “sẵn sàng thực hiện bất kỳ hành động nào cần thiết”.
Cũng trong ngày 7/5, BoE tuyên bố sẽ bơm thêm 50 tỷ Bảng vào nền kinh tế Anh thông qua chương trình “nới lỏng khối lượng”. Trước đó, BoE đã khởi động một kế hoạch mua vào 75 tỷ Bảng trái phiếu Chính phủ trên thị trường tính tới cuối tháng này(tương đương 5% GDP của nước này) và hiện đã mua vào số trái phiếu trị giá trên 50 tỷ Bảng.
(Theo Financial Times)
Động thái hạ lãi suất của Euro của ECB hoàn toàn nằm trong dự báo trước đó của giới quan sát, nhưng động thái can thiệp vào thị trường trái phiếu của ECB được đưa ra sớm hơn so với dự báo của các nhà phân tích.
Theo quyết định đưa ra trong cuộc họp của trụ sở ECB tại Frankfurt, Đức, các quan chức ngân hàng này tuyên bố cắt giảm thêm 0,25% lãi suất đồng Euro, đưa lãi suất đồng tiền này về mức 1% từ mức 1,25% trước đó.
Ngoài ra, ECB cũng tuyên bố mua vào lượng trái phiếu đảm bảo trị giá 60 tỷ Euro, tương đương khoảng 1% GDP danh nghĩa của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong năm 2009, trong đó có trái phiếu phát hành dựa trên nợ cho vay cầm cố nhà.
Động thái này được đánh giá là một bước đi mạnh dạn của ECB, vì trước đó, ECB đã “cố thủ”, không chịu áp dụng các biện pháp mua vào tài sản do lo ngại lạm phát, trong khi Mỹ và Anh đã đẩy mạnh các biện pháp này.
Như để chứng tỏ ECB sẽ còn linh hoạt hơn nữa, Chủ tịch ngân hàng này Jean-Claude Trichet cho biết, lãi suất đồng Euro còn có thể được giảm thêm. Trước đó, nhiều thành viên của ECB đã công khai phản đối việc hạ lãi suất Euro xuống dưới 1%, và chính ông Trichet cũng cảnh báo mối nguy hiểm của việc hạ lãi suất về sát 0%.
Các nhà hoạch định chính sách ECB còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ra quyết định mở rộng điều khoản cung cấp thanh khoản trong trường hợp khẩn cấp cho các ngân hàng, theo đó cho phép các ngân hàng có thể mượn vay khối lượng không hạn chế từ ECB trong thời gian 12 tháng, thay vì thời hạn tối đa 6 tháng như quy định hiện nay.
Những tuyên bố trên của ECB phản ánh triển vọng kinh tế ảm đạm của khu vực 16 nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Nhiều nhà kinh tế cho rằng, kinh tế Eurozone năm nay sẽ chịu tác động nặng nền hơn từ sự giảm tốc tăng trưởng toàn cầu so với các nền kinh tế Mỹ và Anh.
Chủ tịch Trichet cảnh báo, quý 1 vừa qua là một quý “rất tồi tệ” ở Eurozone, mặc dù đã xuất hiện một số dấu hiệu về sự bình ổn. Ông cho biết, dự báo tăng trưởng kinh tế do ECB đưa ra cho khu vực sẽ được điều chỉnh giảm vào tháng tới.
Tuy nhiên, ông Trichet khẳng định, ECB sẽ không dựa vào biện pháp nới lỏng khối lượng - tức in thêm tiền để mua tài sản như cách làm của Mỹ, Anh và một số nước khác - trong chương trình mua vào trái phiếu có đảm bảo. ECB dự kiến, lượng thanh khoản bơm vào hệ thống tài chính qua việc mua lại các tài sản này sẽ giảm bớt nhu cầu của các ngân hàng trong khu vực đối với các hoạt động tái cấp vốn của ECB, qua đó tránh nguy cơ lạm phát bị đẩy lên.
Mặc dù vậy, ông Trichet cũng thận trọng khi không loại trừ khả năng áp dụng bất kỳ một lựa chọn chính sách nào. Các nhà phân tích cho rằng, động thái mua vào trái phiếu của ECB cho thấy, ngân hàng này đã giảm bớt thái độ phản đối trước những lời kêu gọi đi theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) - những ngân hàng trung ương đang theo đuổi các chính sách “bất thường”. Theo một nhà kinh tế, ECB đang chứng minh rằng, họ “sẵn sàng thực hiện bất kỳ hành động nào cần thiết”.
Cũng trong ngày 7/5, BoE tuyên bố sẽ bơm thêm 50 tỷ Bảng vào nền kinh tế Anh thông qua chương trình “nới lỏng khối lượng”. Trước đó, BoE đã khởi động một kế hoạch mua vào 75 tỷ Bảng trái phiếu Chính phủ trên thị trường tính tới cuối tháng này(tương đương 5% GDP của nước này) và hiện đã mua vào số trái phiếu trị giá trên 50 tỷ Bảng.
(Theo Financial Times)