Lãi suất giảm hay nới lỏng tiền tệ?
Định hướng giảm lãi suất thêm 1-2% được cho là dấu hiệu của nới lỏng tín dụng nhưng tiền chảy về đâu mới là câu hỏi không dễ trả lời
Con số tăng trưởng tín dụng 12,52% của 2013 đang được coi là “nghi án” bởi có ý kiến rằng, chúng bao gồm nợ gốc, lãi kỳ trước chưa trả được dồn vào kỳ sau và cả tín dụng “ảo”. Do vậy, định hướng giảm lãi suất thêm 1-2% được cho là dấu hiệu của nới lỏng tín dụng nhưng dòng tiền chảy về đâu mới là câu hỏi không dễ trả lời.
Ngày 19/2, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, nếu điều kiện thuận lợi, có thể tiếp tục giảm lãi suất cho vay từ 1-2%/năm. Đây là lần thứ hai, kể từ đầu năm 2014 đến nay, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp này.
Tín dụng ròng được bao nhiêu?
Xung quanh vấn đề trên, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) cho rằng, lãi suất giảm, đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ với mức độ sâu hơn. Điều này nhằm đạt mục đích khuyến khích tăng trưởng tín dụng.
Trên thực tế, tăng trưởng tín dụng của năm 2013 (tính đến ngày làm việc cuối cùng của tháng 1/2014) ở mức 12,52%, được coi là thấp. Chưa kể, con số này đã bao gồm việc nhập lãi lẫn gốc, tức là người vay không trả được gốc và ngân hàng đã nhập luôn phần gốc và lãi vào số tăng trưởng tín dụng.
Chẳng hạn bên vay 100 tỷ đồng trong thời hạn một năm, lãi 10%/năm, khi khách hàng được giãn khoản nợ này, sang kỳ vay mới, ngân hàng nhập luôn cả gốc lẫn lãi thành 110 tỷ đồng.
“Đây là con số được coi là thành tích của tăng trưởng tín dụng kỳ sau. Thêm vào đó, các khoản tín dụng ảo (cho vay khống) cũng được cộng vào nên số liệu tăng trưởng tín dụng ròng năm vừa rồi là rất thấp”, ông Nghĩa nói.
Cũng theo ông Nghĩa, khi tín dụng thực tăng trưởng thấp, sẽ không tác động nhiều đến quá trình phục hồi kinh tế và vì thế, không tạo ra hiệu ứng lan tỏa đối với đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đáng lẽ, năm 2013, đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đối tốt và nếu như tăng trưởng tín dụng (phần lớn là cho đầu tư khu vực tư nhân) ròng ở mức cao thì khả năng phục hồi kinh tế có thể đã tiến bộ hơn.
Ngoài ra, một tỷ trọng lớn tín dụng tăng trưởng nhanh như... thổi vào cuối năm vừa rồi được các ngân hàng thương mại nhà nước chi phối vốn cấp cho doanh nghiệp khu vực nhà nước, trong khi khu vực tư nhân “đói meo” do số doanh nghiệp tốt thì không muốn vay, số doanh nghiệp muốn vay thì ngân hàng không muốn cho vay vì tình trạng tài chính bết bát.
Khi bàn về vấn đề tín dụng đối với các “tổng”, “tập” nhà nước tại buổi gặp mặt của Thủ tướng đối với các doanh nghiệp nhà nước ngày 18/2/2014, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV nói: “Hệ số Icor của doanh nghiệp nhà nước cao vượt trội so với khu vực tư nhân và FDI. Các doanh nghiệp nhà nước phải thấy được trách nhiệm của mình để mà suy nghĩ”.
Cần thực chất hơn là thành tích
Cũng theo ông Nghĩa, vấn đề phục hồi tín dụng ròng, được coi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong chính sách tiền tệ của năm 2014. Và muốn thế, Ngân hàng Nhà nước phải xử lý một loạt vấn đề mà trước hết là xử lý nhiều hơn nữa nợ xấu. Năm 2013, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, toàn hệ thống đã giữ nguyên nhóm nợ đối với khoảng 300 nghìn tỷ đồng theo Quyết định 780/QĐ/NHNN, trong đó, số nợ có nguy cơ xấu nhưng chưa lộ diện ước khoảng 171 nghìn tỷ đồng.
Cũng nhờ Quyết định 780 mà tỷ lệ nợ xấu không vọt lên 10%. Tuy nhiên, khi Thông tư 02 có hiệu lực thì số nợ này sẽ phải hiện ra trên các bảng cân đối tài sản và khi chưa ai biết chất lượng thực chất của các món nợ này đến đâu thì càng không thể nói trước VAMC có sẵn sàng mua hay không.
Đó là chưa nói tới việc, do tình hình thị trường vẫn chưa hồi phục, sức mua vẫn đình trệ, nợ xấu có thể phát sinh mới lại càng thêm gánh nặng đối với Ngân hàng Nhà nước.
Điểm thứ hai, theo ông Nghĩa, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng phải giải quyết dứt điểm các cản trở về thủ tục để đưa gói tín dụng nhà ở xã hội 30 nghìn tỷ đồng đi vào thực tế, bởi nhu cầu, sức mua và thanh khoản của thị trường nhà ở là có thực. Nhưng đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng vì cơ chế cho vay là ngân hàng chịu trách nhiệm về tính an toàn khoản vay, Nhà nước chỉ bù lỗ khoảng 5% lãi suất.
Trong khi đó, các ngân hàng hầu hết đều là của nhà nước, bất kể sự sơ sểnh nào cũng phải đối mặt với sự nghiêm khắc của pháp luật nên kể cả khi Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước cởi bỏ cơ chế thì cũng không chắc tốc độ giải ngân đã nhanh hơn.
Thứ ba, khu vực xuất khẩu năm nay được đánh giá là có triển vọng, đặc biệt là hàng tiêu dùng, may mặc, đồ da. Vì thế, cần đẩy mạnh tín dụng vào khu vực này.
Thứ tư, cũng theo ông Nghĩa, khu vực nông nghiệp đang bị đình đốn khá nghiêm trọng ở hầu hết ở các địa bàn do dịch bệnh, thiên tai. Tại đây, người chăn nuôi đang rất cần vốn để phục hồi đàn gia súc và các ao đầm tôm, cá. Và mặc dù tương đối rủi ro nhưng vì sự căn cơ của sinh kế người dân, Ngân hàng Nhà nước phải tìm cách gia tăng tín dụng cho khu vực này.
Ông Trần Bắc Hà cũng cho rằng, các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp ở một số lĩnh vực thiết yếu, chẳng hạn cơ khí, công nghệ thông tin, công nghệ hỗ trợ, doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa... chưa được ban hành chi tiết và có cơ chế hỗ trợ rõ ràng. Những doanh nghiệp này hầu hết là vốn mỏng, tài sản bảo đảm ít, tỷ suất sinh lợi thấp, đáng lẽ phải được vay dễ dàng, Nhà nước bù lãi suất thì đằng này, cào bằng như nhau, khiến cho ngân hàng không muốn cho vay.
Ngày 19/2, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, nếu điều kiện thuận lợi, có thể tiếp tục giảm lãi suất cho vay từ 1-2%/năm. Đây là lần thứ hai, kể từ đầu năm 2014 đến nay, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp này.
Tín dụng ròng được bao nhiêu?
Xung quanh vấn đề trên, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) cho rằng, lãi suất giảm, đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ với mức độ sâu hơn. Điều này nhằm đạt mục đích khuyến khích tăng trưởng tín dụng.
Trên thực tế, tăng trưởng tín dụng của năm 2013 (tính đến ngày làm việc cuối cùng của tháng 1/2014) ở mức 12,52%, được coi là thấp. Chưa kể, con số này đã bao gồm việc nhập lãi lẫn gốc, tức là người vay không trả được gốc và ngân hàng đã nhập luôn phần gốc và lãi vào số tăng trưởng tín dụng.
Chẳng hạn bên vay 100 tỷ đồng trong thời hạn một năm, lãi 10%/năm, khi khách hàng được giãn khoản nợ này, sang kỳ vay mới, ngân hàng nhập luôn cả gốc lẫn lãi thành 110 tỷ đồng.
“Đây là con số được coi là thành tích của tăng trưởng tín dụng kỳ sau. Thêm vào đó, các khoản tín dụng ảo (cho vay khống) cũng được cộng vào nên số liệu tăng trưởng tín dụng ròng năm vừa rồi là rất thấp”, ông Nghĩa nói.
Cũng theo ông Nghĩa, khi tín dụng thực tăng trưởng thấp, sẽ không tác động nhiều đến quá trình phục hồi kinh tế và vì thế, không tạo ra hiệu ứng lan tỏa đối với đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đáng lẽ, năm 2013, đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đối tốt và nếu như tăng trưởng tín dụng (phần lớn là cho đầu tư khu vực tư nhân) ròng ở mức cao thì khả năng phục hồi kinh tế có thể đã tiến bộ hơn.
Ngoài ra, một tỷ trọng lớn tín dụng tăng trưởng nhanh như... thổi vào cuối năm vừa rồi được các ngân hàng thương mại nhà nước chi phối vốn cấp cho doanh nghiệp khu vực nhà nước, trong khi khu vực tư nhân “đói meo” do số doanh nghiệp tốt thì không muốn vay, số doanh nghiệp muốn vay thì ngân hàng không muốn cho vay vì tình trạng tài chính bết bát.
Khi bàn về vấn đề tín dụng đối với các “tổng”, “tập” nhà nước tại buổi gặp mặt của Thủ tướng đối với các doanh nghiệp nhà nước ngày 18/2/2014, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV nói: “Hệ số Icor của doanh nghiệp nhà nước cao vượt trội so với khu vực tư nhân và FDI. Các doanh nghiệp nhà nước phải thấy được trách nhiệm của mình để mà suy nghĩ”.
Cần thực chất hơn là thành tích
Cũng theo ông Nghĩa, vấn đề phục hồi tín dụng ròng, được coi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong chính sách tiền tệ của năm 2014. Và muốn thế, Ngân hàng Nhà nước phải xử lý một loạt vấn đề mà trước hết là xử lý nhiều hơn nữa nợ xấu. Năm 2013, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, toàn hệ thống đã giữ nguyên nhóm nợ đối với khoảng 300 nghìn tỷ đồng theo Quyết định 780/QĐ/NHNN, trong đó, số nợ có nguy cơ xấu nhưng chưa lộ diện ước khoảng 171 nghìn tỷ đồng.
Cũng nhờ Quyết định 780 mà tỷ lệ nợ xấu không vọt lên 10%. Tuy nhiên, khi Thông tư 02 có hiệu lực thì số nợ này sẽ phải hiện ra trên các bảng cân đối tài sản và khi chưa ai biết chất lượng thực chất của các món nợ này đến đâu thì càng không thể nói trước VAMC có sẵn sàng mua hay không.
Đó là chưa nói tới việc, do tình hình thị trường vẫn chưa hồi phục, sức mua vẫn đình trệ, nợ xấu có thể phát sinh mới lại càng thêm gánh nặng đối với Ngân hàng Nhà nước.
Điểm thứ hai, theo ông Nghĩa, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng phải giải quyết dứt điểm các cản trở về thủ tục để đưa gói tín dụng nhà ở xã hội 30 nghìn tỷ đồng đi vào thực tế, bởi nhu cầu, sức mua và thanh khoản của thị trường nhà ở là có thực. Nhưng đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng vì cơ chế cho vay là ngân hàng chịu trách nhiệm về tính an toàn khoản vay, Nhà nước chỉ bù lỗ khoảng 5% lãi suất.
Trong khi đó, các ngân hàng hầu hết đều là của nhà nước, bất kể sự sơ sểnh nào cũng phải đối mặt với sự nghiêm khắc của pháp luật nên kể cả khi Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước cởi bỏ cơ chế thì cũng không chắc tốc độ giải ngân đã nhanh hơn.
Thứ ba, khu vực xuất khẩu năm nay được đánh giá là có triển vọng, đặc biệt là hàng tiêu dùng, may mặc, đồ da. Vì thế, cần đẩy mạnh tín dụng vào khu vực này.
Thứ tư, cũng theo ông Nghĩa, khu vực nông nghiệp đang bị đình đốn khá nghiêm trọng ở hầu hết ở các địa bàn do dịch bệnh, thiên tai. Tại đây, người chăn nuôi đang rất cần vốn để phục hồi đàn gia súc và các ao đầm tôm, cá. Và mặc dù tương đối rủi ro nhưng vì sự căn cơ của sinh kế người dân, Ngân hàng Nhà nước phải tìm cách gia tăng tín dụng cho khu vực này.
Ông Trần Bắc Hà cũng cho rằng, các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp ở một số lĩnh vực thiết yếu, chẳng hạn cơ khí, công nghệ thông tin, công nghệ hỗ trợ, doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa... chưa được ban hành chi tiết và có cơ chế hỗ trợ rõ ràng. Những doanh nghiệp này hầu hết là vốn mỏng, tài sản bảo đảm ít, tỷ suất sinh lợi thấp, đáng lẽ phải được vay dễ dàng, Nhà nước bù lãi suất thì đằng này, cào bằng như nhau, khiến cho ngân hàng không muốn cho vay.