Lãi suất huy động cũng “nhảy” như… giá vàng
Nếu đúng như đồng thuận, chỉ một lần điều chỉnh là xong. Nhưng 3 ngày qua, lãi suất huy động VND vẫn “nhảy” như… giá vàng
Nếu đúng như đồng thuận, chỉ một lần điều chỉnh là xong. Nhưng 3 ngày qua, lãi suất huy động VND vẫn “nhảy” như… giá vàng.
Về đa số, đường thẳng lãi suất huy động VND hiện đã được các ngân hàng kéo đồng loạt từ kỳ hạn 1 tháng cho đến 12 tháng. Yếu tố cạnh tranh lãi suất theo đó trở nên mờ nhạt, nhưng không vì thế mà hết những xáo trộn sau 3 ngày các ngân hàng thực hiện đồng thuận về mức lãi suất huy động VND tối đa 12%/năm, có hiệu lực từ ngày 8/11.
Câu chuyện của thị phần
Khoảng 9h tối 5/11, chủ thuê bao 09042108xxx nhận được một tin nhắn lạ.
Đầu thuê bao gửi đến là “BIDV”, dù không lưu trong danh bạ. Nội dung tin nhắn là chương trình khuyến mại dự thưởng SMS Banking của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), dù chủ thuê bao đó chưa hề có giao dịch với ngân hàng này.
Nhưng tin nhắn đó lại mang một thông điệp khác: các ngân hàng quốc doanh dường như đang năng động hơn trong chiến lược tiếp thị.
Mới đây, BIDV cũng “gây” bất ngờ khi có chương trình khuyến mại tặng lãi suất 0% tháng đầu tiên cho người vay tiền mua ôtô, nhà (dĩ nhiên còn những điều kiện nhất định). Bất ngờ khi khối quốc doanh hiếm khi có khuyến mại kích cầu như vậy đối với các khách hàng cá nhân.
Và ở lần điều chỉnh lãi suất huy động VND theo đồng thuận từ ngày 8/11 này, BIDV cũng là thành viên đầu tiên được ghi nhận có thông báo tăng lãi suất sớm nhất.
Từ những ví dụ nhỏ, có thể suy rộng hơn: thị phần của khối quốc doanh những năm gần đây đã giảm đi trông thấy; điều này buộc họ phải năng động hơn để cạnh tranh.
Thống kê cho thấy, kể từ năm 2007 đến nay, với sự phát triển mạnh của khối ngân hàng cổ phần (cả về số lượng và chất lượng), của khối liên doanh, ngân hàng nước ngoài, thị phần huy động vốn của khối ngân hàng nhà nước đã sụt giảm khá mạnh.
Cuối năm 2007, tỷ trọng huy động vốn của khối quốc doanh (thống kê từ 6 thành viên là Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank, MHB và Ngân hàng Chính sách xã hội) là 59,5%, 35 ngân hàng thương mại cổ phần chỉ 30,4%; đến cuối năm 2008, các tỷ trọng này lần lượt thay đổi 57,1% và 33,1%; đến cuối năm 2009 là sự thay đổi rất rõ nét với 49,7% và 40,8%; đến đầu năm 2010 chuyển động tiếp tục thể hiện với 48,3% và 42,6%.
Nếu nhìn theo xu hướng trên, không bất ngờ khi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) hay Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ở biểu lãi suất huy động thông thường hiện nay, lãi suất VND chỉ áp dưới 12%/năm ở hầu hết các kỳ hạn. Trong khi đó tại khối quốc doanh là sự kéo thẳng 12%/năm từ kỳ hạn 1 cho đến 12 tháng.
Dĩ nhiên ở đây không hẳn chỉ là câu chuyện thị phần và cạnh tranh, mà còn tùy thuộc yêu cầu nội tại của mỗi ngân hàng…
Lãi suất chưa ổn định
Với đa số ngân hàng, lãi suất huy động VND hiện đã hẹn ở mốc tối đa 12%/năm. Tuy nhiên, với một số thành viên, trong 3 ngày qua là những thay đổi liên tục. Việc thực hiện đồng thuận giữa các hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) theo đó chưa thực sự ổn định.
Trong ngày đầu tiên, thị trường ghi nhận trường hợp ACB phải điều chỉnh biểu lãi suất chỉ sau khoảng 5 tiếng áp dụng. Hay ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt (BaoVietBank), “qua một đêm”, lãi suất huy động cao nhất 12,5%/năm cũng đã được rút về 12%/năm. Trong ngày 10/11, một ngân hàng cổ phần lớn cũng tiếp tục điều chỉnh lại bảng lãi suất cho phù hợp…
Hiện vẫn còn những thành viên áp lãi suất huy động VND cao nhất trên 12%/năm. Và không rõ thời gian tới có “bị” chỉnh tiếp hay không.
Tối muộn ngày 8/11, trong cuộc gọi tới phóng viên, giám đốc chi nhánh một ngân hàng thương mại tại Tp.HCM cho biết, bên cạnh lãi suất huy động, sắp tới ngân hàng của ông có thể sẽ có những trường hợp phải xem xét lại chính sách cho vay, để tập trung phòng thủ cho thanh khoản vào cuối năm. Sự ổn định của lãi suất vào mùa cao điểm chi trả sắp tới cũng khó đoán trước.
Trở lại với câu chuyện thị phần ở trên, nó cho thấy sức cạnh tranh của khối cổ phần đã gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, với nhiều ngân hàng nhỏ, công cụ cạnh tranh chủ yếu trong huy động vẫn là lãi suất. Với giới hạn 12%/năm, cửa cạnh tranh không còn, họ buộc phải tìm những giải pháp khác để đảm bảo khả năng huy động.
Những ngày gần đây, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng biến động mạnh. Một tác động chính là từ quyết định tăng các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước, nhưng cũng không loại trừ những trường hợp cần vốn phải chào vay lãi suất cao. Đặc biệt, trong các ngày 3, 4 và 5/11, lãi suất bình quân qua đêm đã vượt trên 11%/năm; trong ngày 5/11 đã ở 11,43%/năm. Lãi suất bình quân các kỳ hạn ngắn 1 và 2 tuần ngày 5/11 cũng đã chính thức vượt trên 12%/năm, lần lượt 12,25% và 12,46%/năm.
Ở một diễn biến khác, thị trường lại tiếp tục đón nhận các chương trình khuyến mại tặng vàng, thưởng theo phần trăm số dư tiền gửi. Như tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây, ngay khi ban hành biểu lãi suất theo đồng thuận, chương trình tặng từ 0,3% - 0,7%/năm giá trị tính trên số tiền gửi được áp dụng…
Đại diện một ngân hàng thương mại cổ phần có lãi suất huy động VND trên 12%/năm cho biết: “Thực ra đồng thuận lãi suất chỉ là tương đối. Hiện vẫn có những trường hợp áp cao hơn 12%/năm, chỉ có điều là không thể hiện ở trên biểu niêm yết”. Mặt khác, việc áp cao hơn 12%/năm ở một số kỳ hạn tại đây có thể hiểu là để cạnh tranh, thay vì phải phát sinh các chương trình tặng thưởng, khuyến mại.
Về đa số, đường thẳng lãi suất huy động VND hiện đã được các ngân hàng kéo đồng loạt từ kỳ hạn 1 tháng cho đến 12 tháng. Yếu tố cạnh tranh lãi suất theo đó trở nên mờ nhạt, nhưng không vì thế mà hết những xáo trộn sau 3 ngày các ngân hàng thực hiện đồng thuận về mức lãi suất huy động VND tối đa 12%/năm, có hiệu lực từ ngày 8/11.
Câu chuyện của thị phần
Khoảng 9h tối 5/11, chủ thuê bao 09042108xxx nhận được một tin nhắn lạ.
Đầu thuê bao gửi đến là “BIDV”, dù không lưu trong danh bạ. Nội dung tin nhắn là chương trình khuyến mại dự thưởng SMS Banking của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), dù chủ thuê bao đó chưa hề có giao dịch với ngân hàng này.
Nhưng tin nhắn đó lại mang một thông điệp khác: các ngân hàng quốc doanh dường như đang năng động hơn trong chiến lược tiếp thị.
Mới đây, BIDV cũng “gây” bất ngờ khi có chương trình khuyến mại tặng lãi suất 0% tháng đầu tiên cho người vay tiền mua ôtô, nhà (dĩ nhiên còn những điều kiện nhất định). Bất ngờ khi khối quốc doanh hiếm khi có khuyến mại kích cầu như vậy đối với các khách hàng cá nhân.
Và ở lần điều chỉnh lãi suất huy động VND theo đồng thuận từ ngày 8/11 này, BIDV cũng là thành viên đầu tiên được ghi nhận có thông báo tăng lãi suất sớm nhất.
Từ những ví dụ nhỏ, có thể suy rộng hơn: thị phần của khối quốc doanh những năm gần đây đã giảm đi trông thấy; điều này buộc họ phải năng động hơn để cạnh tranh.
Thống kê cho thấy, kể từ năm 2007 đến nay, với sự phát triển mạnh của khối ngân hàng cổ phần (cả về số lượng và chất lượng), của khối liên doanh, ngân hàng nước ngoài, thị phần huy động vốn của khối ngân hàng nhà nước đã sụt giảm khá mạnh.
Cuối năm 2007, tỷ trọng huy động vốn của khối quốc doanh (thống kê từ 6 thành viên là Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank, MHB và Ngân hàng Chính sách xã hội) là 59,5%, 35 ngân hàng thương mại cổ phần chỉ 30,4%; đến cuối năm 2008, các tỷ trọng này lần lượt thay đổi 57,1% và 33,1%; đến cuối năm 2009 là sự thay đổi rất rõ nét với 49,7% và 40,8%; đến đầu năm 2010 chuyển động tiếp tục thể hiện với 48,3% và 42,6%.
Nếu nhìn theo xu hướng trên, không bất ngờ khi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) hay Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ở biểu lãi suất huy động thông thường hiện nay, lãi suất VND chỉ áp dưới 12%/năm ở hầu hết các kỳ hạn. Trong khi đó tại khối quốc doanh là sự kéo thẳng 12%/năm từ kỳ hạn 1 cho đến 12 tháng.
Dĩ nhiên ở đây không hẳn chỉ là câu chuyện thị phần và cạnh tranh, mà còn tùy thuộc yêu cầu nội tại của mỗi ngân hàng…
Lãi suất chưa ổn định
Với đa số ngân hàng, lãi suất huy động VND hiện đã hẹn ở mốc tối đa 12%/năm. Tuy nhiên, với một số thành viên, trong 3 ngày qua là những thay đổi liên tục. Việc thực hiện đồng thuận giữa các hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) theo đó chưa thực sự ổn định.
Trong ngày đầu tiên, thị trường ghi nhận trường hợp ACB phải điều chỉnh biểu lãi suất chỉ sau khoảng 5 tiếng áp dụng. Hay ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt (BaoVietBank), “qua một đêm”, lãi suất huy động cao nhất 12,5%/năm cũng đã được rút về 12%/năm. Trong ngày 10/11, một ngân hàng cổ phần lớn cũng tiếp tục điều chỉnh lại bảng lãi suất cho phù hợp…
Hiện vẫn còn những thành viên áp lãi suất huy động VND cao nhất trên 12%/năm. Và không rõ thời gian tới có “bị” chỉnh tiếp hay không.
Tối muộn ngày 8/11, trong cuộc gọi tới phóng viên, giám đốc chi nhánh một ngân hàng thương mại tại Tp.HCM cho biết, bên cạnh lãi suất huy động, sắp tới ngân hàng của ông có thể sẽ có những trường hợp phải xem xét lại chính sách cho vay, để tập trung phòng thủ cho thanh khoản vào cuối năm. Sự ổn định của lãi suất vào mùa cao điểm chi trả sắp tới cũng khó đoán trước.
Trở lại với câu chuyện thị phần ở trên, nó cho thấy sức cạnh tranh của khối cổ phần đã gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, với nhiều ngân hàng nhỏ, công cụ cạnh tranh chủ yếu trong huy động vẫn là lãi suất. Với giới hạn 12%/năm, cửa cạnh tranh không còn, họ buộc phải tìm những giải pháp khác để đảm bảo khả năng huy động.
Những ngày gần đây, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng biến động mạnh. Một tác động chính là từ quyết định tăng các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước, nhưng cũng không loại trừ những trường hợp cần vốn phải chào vay lãi suất cao. Đặc biệt, trong các ngày 3, 4 và 5/11, lãi suất bình quân qua đêm đã vượt trên 11%/năm; trong ngày 5/11 đã ở 11,43%/năm. Lãi suất bình quân các kỳ hạn ngắn 1 và 2 tuần ngày 5/11 cũng đã chính thức vượt trên 12%/năm, lần lượt 12,25% và 12,46%/năm.
Ở một diễn biến khác, thị trường lại tiếp tục đón nhận các chương trình khuyến mại tặng vàng, thưởng theo phần trăm số dư tiền gửi. Như tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây, ngay khi ban hành biểu lãi suất theo đồng thuận, chương trình tặng từ 0,3% - 0,7%/năm giá trị tính trên số tiền gửi được áp dụng…
Đại diện một ngân hàng thương mại cổ phần có lãi suất huy động VND trên 12%/năm cho biết: “Thực ra đồng thuận lãi suất chỉ là tương đối. Hiện vẫn có những trường hợp áp cao hơn 12%/năm, chỉ có điều là không thể hiện ở trên biểu niêm yết”. Mặt khác, việc áp cao hơn 12%/năm ở một số kỳ hạn tại đây có thể hiểu là để cạnh tranh, thay vì phải phát sinh các chương trình tặng thưởng, khuyến mại.