“Làm quan chức nên thôi làm đại biểu Quốc hội”
Thêm nhiều góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, liên quan đến quy định về đại biểu Quốc hội
Sáng 13/3, tất cả các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách đương nhiệm (hơn 100 đại biểu) được mời về Hà Nội để góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, với thời gian dự kiến trong hai ngày liên tục.
Còn ở địa chỉ http://duthaoonline.quochoi.vn, hơn hai tháng qua đã và đang ghi nhận không ít ý kiến về chính những quy định liên quan đến các vị đại diện cho dân khi Hiến pháp được sửa đổi.
Công dân Thanh Tuan đặt vấn đề, trong xã hội phân công lao động và tiến lên chuyên nghiệp thì sự chuyên nghiệp là thiết yếu. “Vì thế trừ những vị trí thật đặc biệt thì theo cá nhân tôi đại biểu Quốc hội không nên có bất cứ sự kiêm nhiệm nào khác trong Chính phủ”, bạn đọc này viết.
Từ lập luận đó, theo bạn Thanh Tuan, khoản 1 của điều 84 nên sửa đổi, bổ sung là: 1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước và của nhân dân ở đơn vị bầu đại biểu. Đại biểu quốc hội không kiêm nhiệm bất cứ chức vụ nào trong Chính phủ và trong các tổ chức khác (trừ các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ riêng cho Quốc hội).
Nhấn mạnh quan điểm làm quan chức thì phải thôi làm đại biểu Quốc hội , công dân Võ Văn Thôn góp ý: “một nhà nước pháp quyền là nhà nước phải có Quốc hội gồm những đại biểu chuyên trách, không được kiêm nhiệm các chức danh trong bộ máy hành pháp và tư pháp. Nếu những người thi hành pháp luật lại cũng chính là những người xây dựng pháp luật thì đó không phải là nhà nước pháp quyền”.
Các ứng cử viên ứng cử vào đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân đều nên tự ứng cử, không qua Mặt trận Tổ quốc giới thiệu, mỗi người cần lấy được số chữ ký (x...) của cử tri thì mới được ghi tên vào danh sách ứng cử, công dân Nguyễn Văn Kế “hiến kế”.
Một thực tế cũng rất đáng quan tâm nữa là hiện nay, có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp là đại biểu quốc hội. Để bảo đảm tính khách quan và dành thời gian cho hoạt động quốc hội, đại diện ý chí và nguyện vọng của cử tri, cần có quy định đại biểu quốc hội là doanh nhân phải rời nhiệm vụ quản lý và điều hành doanh nghiệp sau khi đắc cử và trước khi thẩm tra tư cách đại biểu. Một đại biểu của dân thì phải được hưởng lương và chỉ được hưởng lương do dân chi trả mà thôi - một bạn đọc là doanh nhân gửi góp ý về VnEconomy.
Khó có thể nói về một mốc thời gian (dù chỉ là dự báo) trước mong muốn về một Quốc hội chuyên nghiệp với các đại biểu không kiêm nhiệm như các ý kiến nêu trên. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh kiểm soát quyền lực là yêu cầu bức xúc cần phải tháo gỡ khi sửa Hiến pháp, như lời của TS. Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) và rất nhiều ý kiến khác thì không thể không quan tâm đến một lộ trình hợp lý để tăng thực quyền cho Quốc hội.
Bởi, vẫn lời Viện trưởng Hạnh, “kiểm soát quyền lực, chỉ bốn chữ đó thôi, nhưng làm được trong cơ chế một Đảng lãnh đạo và trong bối cảnh kinh tế xã hội cũng như hệ thống pháp luật của Việt Nam là điều không dễ chút nào”.
Để kiểm soát quyền lực, nên trao quyền giám sát Đảng cho Quốc hội là góp ý của bạn đọc về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được đăng tải trên trang http://duthaoonline.quochoi.vn ngay từ ngày đầu tiên dự thảo chính thức được công bố lấy ý kiến nhân dân .
Đề nghị sửa khoản 2 điều 4 thành: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về những quyết định của mình”, bạn đọc Trần Nguyên Duy Thịnh giải thích: “Nhân dân thực hiện quyền lực cuả mình thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân... Vì vậy, cần giao luôn quyền giám sát Đảng cho Quốc hội để Quốc hội có cơ sở tổ chức thực hiện”.
Một Quốc hội không gồm quá nhiều đại biểu của cơ quan hành pháp và quan chức của các tổ chức khác, có lẽ sẽ làm bớt đi sự thất vọng của cử tri khi không ít chính sách được xây dựng và thông qua vẫn nhằm đẩy cái khó cho dân, đã được Chủ tịch Quốc hội khái quát thành “bệnh nghề nghiệp” của quản lý nhà nước.
Còn ở địa chỉ http://duthaoonline.quochoi.vn, hơn hai tháng qua đã và đang ghi nhận không ít ý kiến về chính những quy định liên quan đến các vị đại diện cho dân khi Hiến pháp được sửa đổi.
Công dân Thanh Tuan đặt vấn đề, trong xã hội phân công lao động và tiến lên chuyên nghiệp thì sự chuyên nghiệp là thiết yếu. “Vì thế trừ những vị trí thật đặc biệt thì theo cá nhân tôi đại biểu Quốc hội không nên có bất cứ sự kiêm nhiệm nào khác trong Chính phủ”, bạn đọc này viết.
Từ lập luận đó, theo bạn Thanh Tuan, khoản 1 của điều 84 nên sửa đổi, bổ sung là: 1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước và của nhân dân ở đơn vị bầu đại biểu. Đại biểu quốc hội không kiêm nhiệm bất cứ chức vụ nào trong Chính phủ và trong các tổ chức khác (trừ các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ riêng cho Quốc hội).
Nhấn mạnh quan điểm làm quan chức thì phải thôi làm đại biểu Quốc hội , công dân Võ Văn Thôn góp ý: “một nhà nước pháp quyền là nhà nước phải có Quốc hội gồm những đại biểu chuyên trách, không được kiêm nhiệm các chức danh trong bộ máy hành pháp và tư pháp. Nếu những người thi hành pháp luật lại cũng chính là những người xây dựng pháp luật thì đó không phải là nhà nước pháp quyền”.
Các ứng cử viên ứng cử vào đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân đều nên tự ứng cử, không qua Mặt trận Tổ quốc giới thiệu, mỗi người cần lấy được số chữ ký (x...) của cử tri thì mới được ghi tên vào danh sách ứng cử, công dân Nguyễn Văn Kế “hiến kế”.
Một thực tế cũng rất đáng quan tâm nữa là hiện nay, có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp là đại biểu quốc hội. Để bảo đảm tính khách quan và dành thời gian cho hoạt động quốc hội, đại diện ý chí và nguyện vọng của cử tri, cần có quy định đại biểu quốc hội là doanh nhân phải rời nhiệm vụ quản lý và điều hành doanh nghiệp sau khi đắc cử và trước khi thẩm tra tư cách đại biểu. Một đại biểu của dân thì phải được hưởng lương và chỉ được hưởng lương do dân chi trả mà thôi - một bạn đọc là doanh nhân gửi góp ý về VnEconomy.
Khó có thể nói về một mốc thời gian (dù chỉ là dự báo) trước mong muốn về một Quốc hội chuyên nghiệp với các đại biểu không kiêm nhiệm như các ý kiến nêu trên. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh kiểm soát quyền lực là yêu cầu bức xúc cần phải tháo gỡ khi sửa Hiến pháp, như lời của TS. Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) và rất nhiều ý kiến khác thì không thể không quan tâm đến một lộ trình hợp lý để tăng thực quyền cho Quốc hội.
Bởi, vẫn lời Viện trưởng Hạnh, “kiểm soát quyền lực, chỉ bốn chữ đó thôi, nhưng làm được trong cơ chế một Đảng lãnh đạo và trong bối cảnh kinh tế xã hội cũng như hệ thống pháp luật của Việt Nam là điều không dễ chút nào”.
Để kiểm soát quyền lực, nên trao quyền giám sát Đảng cho Quốc hội là góp ý của bạn đọc về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được đăng tải trên trang http://duthaoonline.quochoi.vn ngay từ ngày đầu tiên dự thảo chính thức được công bố lấy ý kiến nhân dân .
Đề nghị sửa khoản 2 điều 4 thành: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về những quyết định của mình”, bạn đọc Trần Nguyên Duy Thịnh giải thích: “Nhân dân thực hiện quyền lực cuả mình thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân... Vì vậy, cần giao luôn quyền giám sát Đảng cho Quốc hội để Quốc hội có cơ sở tổ chức thực hiện”.
Một Quốc hội không gồm quá nhiều đại biểu của cơ quan hành pháp và quan chức của các tổ chức khác, có lẽ sẽ làm bớt đi sự thất vọng của cử tri khi không ít chính sách được xây dựng và thông qua vẫn nhằm đẩy cái khó cho dân, đã được Chủ tịch Quốc hội khái quát thành “bệnh nghề nghiệp” của quản lý nhà nước.