Sửa Hiến pháp: Lắng nghe trung thực tiếng dân
“Các địa phương tiếp nhận ý kiến trung thực của nhân dân, thể hiện quan điểm đánh giá rõ ràng, không mơ hồ chung chung”
“Cần chú ý thống kê so sánh ý kiến ủng hộ, không ủng hộ, đặc biệt đối với những vấn đề lớn để thấy rõ được ý kiến của đa số nhân dân” là ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 64 tỉnh, thành phố ngày 6/3/2013.
Cũng theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thực tế thời gian qua, các bộ ngành tổ chức lấy ý kiến của nhân dân góp ý cho sửa đổi dự thảo Hiến pháp năm 1992 rất tốt. Hiện đã có 53 tỉnh, thành phố có báo cáo sơ bộ về công việc này. Việc lấy ý kiến cần phát huy quyền làm chủ, thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân.
“Các địa phương tiếp nhận ý kiến trung thực của nhân dân, thể hiện quan điểm đánh giá rõ ràng, không mơ hồ chung chung. Phải có cơ sở lý luận để phản bác lại những quan điểm sai lệch đường lối của Đảng. Không để lợi dụng việc góp ý kiến cho sửa đổi Hiến pháp mà làm sai lệch đường lối của Đảng, Nhà nước”, ông Phúc nhấn mạnh.
Đánh giá về kết quả triển khai lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho hay, hiện đã có 53 tỉnh, 17 bộ gửi báo cáo về Ban sửa đổi Hiến pháp. Nhiều tỉnh ủy, thành ủy ban hành chỉ thị về việc lấy ý kiến nhân dân.
Hầu hết các bộ ngành địa phương đã ban hành kế hoạch hướng dẫn việc lấy ý kiến, nhiều đoàn kiểm tra các địa phương về việc triển khai lấy ý kiến nhân dân đã được thành lập. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, nhiều địa phương, bộ ngành đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung góp ý một cách rộng rãi, khoa học, công khai và hiệu quả với nhiều phương thức khác nhau.
Chẳng hạn, có nhiều bộ mời chuyên gia thuyết trình về nội dung sửa đổi Hiến pháp. Một số bộ ngành có sáng kiến ghi âm phát thanh cho toàn ngành về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, xây dựng tài liệu hỏi đáp hướng dẫn các tầng lớp nhân dân góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp...
“Tuy nhiên, qua kiểm tra quá trình triển khai tổ chức lấy ý kiến nhân dân vấp phải một số khó khăn, hạn chế, vướng mắc. Trước hết, đó là việc tổ chức lấy ý kiến tiến hành trong thời gian gấp, lại trùng vào thời gian nghỉ Tết, mùa lễ hội, trong khi đó các bộ ngành lại tập trung cao cho triển khai công tác năm 2013 nên việc bố trí nhân lực khó khăn. Sau đó, việc triển khai cũng trùng thời điểm lấy ý kiến nhân dân cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi nên phần nào ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, lấy ý kiến nhân dân”, ông Cường nhận định.
Vẫn còn khoảng gần 2 tuần nữa cho việc triển khai lấy ý kiến, theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, “hiện trên 70% lễ hội đã kết thúc, tinh thần cao nhất của ngành là cố gắng để lễ hội không ảnh hưởng đến việc lấy ý kiến”.
Còn lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cho biết, “việc triển khai lấy ý kiến nhân dân vào thời điểm rất bận rộn nhưng Hà Nội thực hiện rất nghiêm túc, đã tổ chức lấy ý kiến các nhà quản lý, khoa học, nguyên lãnh đạo đi sâu vào một số chuyên đề quy định trong Hiến pháp. Chẳng hạn, vấn đề đất đai, một mặt vận động nhân dân cho ý kiến vào Luật Đất đai sửa đổi nhưng đồng thời cho ý kiến vào điều khoản liên quan đến đất đai trong Hiến pháp”.
Cho biết địa phương mình đã nhận được trên 2.000 ý kiến đóng góp, Chủ tịch tỉnh Điện Biên cho biết, đa số các ý kiến cho rằng Hiến pháp đã thể chế hóa quan điểm chủ trương của Đảng trong cương lĩnh xây dựng đất nước; đảm bảo phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước...
Tuy nhiên, dự thảo Hiến pháp chưa làm toát lên được quyền làm chủ của nhân dân; vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc cũng chưa được thể hiện rõ; cần bổ sung quyền ứng cử bầu cử; cần quy định đại biểu Quốc hội không đồng thời là người của cơ quan Hành pháp, tư pháp. Quy định về Hội đồng Hiến pháp còn thiếu khả thi...
Lãnh đạo tỉnh Điện Biên cũng phản ánh khó khăn của địa phương trong công việc lấy ý kiến là địa bàn rộng, dân trí còn thấp, nên việc góp ý chủ yếu tập trung vào khối cán bộ công nhân viên chức còn nhân dân thì chủ yếu tuyên truyền, quán triệt để nhận được sự đồng thuận.
Tương tự, lãnh đạo tỉnh Đắc Lắc nói: “Địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn nên tổ chức lấy ý kiến không hề dễ dàng. Nhiều người dân chưa nhận thức rõ quyền nghĩa vụ của mình để đóng góp ý kiến”.
Lãnh đạo Sở Tư pháp Vĩnh Phúc kiến nghị, “thời gian lấy ý kiến còn rất ngắn, số lượng nhận được đóng góp của nhân dân thời gian này đã ít đi rất nhiều, mong Trung ương tiếp tục tuyên truyền nhiều trên truyền hình, báo chí để các tầng lớp nhân dân biết để tiếp tục góp ý”. Tại Vĩnh Phúc, đến nay đã có 40/50 cơ quan thực hiện lấy ý kiến với 1.357 ý kiến đóng góp. Ở cấp huyện có 9/9 huyện với 218 ý kiến tham gia đóng góp. Cấp xã có 95/137 xã phường với 900 ý kiến tham gia đóng góp.
Còn tại, Nghệ An có 100% xã phường đóng góp ý kiến. Đã có 830 hội nghị của tỉnh, 211 cấp huyện, 620 cấp xã được tổ chức. Đã có 5.000 buổi sinh hoạt, 6.800 ý kiến qua bưu điện, 430 qua báo Nghệ An, hơn 1.000 ý kiến qua truyền hình góp ý cho sửa đổi Hiến pháp.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Cũng theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thực tế thời gian qua, các bộ ngành tổ chức lấy ý kiến của nhân dân góp ý cho sửa đổi dự thảo Hiến pháp năm 1992 rất tốt. Hiện đã có 53 tỉnh, thành phố có báo cáo sơ bộ về công việc này. Việc lấy ý kiến cần phát huy quyền làm chủ, thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân.
“Các địa phương tiếp nhận ý kiến trung thực của nhân dân, thể hiện quan điểm đánh giá rõ ràng, không mơ hồ chung chung. Phải có cơ sở lý luận để phản bác lại những quan điểm sai lệch đường lối của Đảng. Không để lợi dụng việc góp ý kiến cho sửa đổi Hiến pháp mà làm sai lệch đường lối của Đảng, Nhà nước”, ông Phúc nhấn mạnh.
Đánh giá về kết quả triển khai lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho hay, hiện đã có 53 tỉnh, 17 bộ gửi báo cáo về Ban sửa đổi Hiến pháp. Nhiều tỉnh ủy, thành ủy ban hành chỉ thị về việc lấy ý kiến nhân dân.
Hầu hết các bộ ngành địa phương đã ban hành kế hoạch hướng dẫn việc lấy ý kiến, nhiều đoàn kiểm tra các địa phương về việc triển khai lấy ý kiến nhân dân đã được thành lập. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, nhiều địa phương, bộ ngành đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung góp ý một cách rộng rãi, khoa học, công khai và hiệu quả với nhiều phương thức khác nhau.
Chẳng hạn, có nhiều bộ mời chuyên gia thuyết trình về nội dung sửa đổi Hiến pháp. Một số bộ ngành có sáng kiến ghi âm phát thanh cho toàn ngành về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, xây dựng tài liệu hỏi đáp hướng dẫn các tầng lớp nhân dân góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp...
“Tuy nhiên, qua kiểm tra quá trình triển khai tổ chức lấy ý kiến nhân dân vấp phải một số khó khăn, hạn chế, vướng mắc. Trước hết, đó là việc tổ chức lấy ý kiến tiến hành trong thời gian gấp, lại trùng vào thời gian nghỉ Tết, mùa lễ hội, trong khi đó các bộ ngành lại tập trung cao cho triển khai công tác năm 2013 nên việc bố trí nhân lực khó khăn. Sau đó, việc triển khai cũng trùng thời điểm lấy ý kiến nhân dân cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi nên phần nào ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, lấy ý kiến nhân dân”, ông Cường nhận định.
Vẫn còn khoảng gần 2 tuần nữa cho việc triển khai lấy ý kiến, theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, “hiện trên 70% lễ hội đã kết thúc, tinh thần cao nhất của ngành là cố gắng để lễ hội không ảnh hưởng đến việc lấy ý kiến”.
Còn lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cho biết, “việc triển khai lấy ý kiến nhân dân vào thời điểm rất bận rộn nhưng Hà Nội thực hiện rất nghiêm túc, đã tổ chức lấy ý kiến các nhà quản lý, khoa học, nguyên lãnh đạo đi sâu vào một số chuyên đề quy định trong Hiến pháp. Chẳng hạn, vấn đề đất đai, một mặt vận động nhân dân cho ý kiến vào Luật Đất đai sửa đổi nhưng đồng thời cho ý kiến vào điều khoản liên quan đến đất đai trong Hiến pháp”.
Cho biết địa phương mình đã nhận được trên 2.000 ý kiến đóng góp, Chủ tịch tỉnh Điện Biên cho biết, đa số các ý kiến cho rằng Hiến pháp đã thể chế hóa quan điểm chủ trương của Đảng trong cương lĩnh xây dựng đất nước; đảm bảo phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước...
Tuy nhiên, dự thảo Hiến pháp chưa làm toát lên được quyền làm chủ của nhân dân; vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc cũng chưa được thể hiện rõ; cần bổ sung quyền ứng cử bầu cử; cần quy định đại biểu Quốc hội không đồng thời là người của cơ quan Hành pháp, tư pháp. Quy định về Hội đồng Hiến pháp còn thiếu khả thi...
Lãnh đạo tỉnh Điện Biên cũng phản ánh khó khăn của địa phương trong công việc lấy ý kiến là địa bàn rộng, dân trí còn thấp, nên việc góp ý chủ yếu tập trung vào khối cán bộ công nhân viên chức còn nhân dân thì chủ yếu tuyên truyền, quán triệt để nhận được sự đồng thuận.
Tương tự, lãnh đạo tỉnh Đắc Lắc nói: “Địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn nên tổ chức lấy ý kiến không hề dễ dàng. Nhiều người dân chưa nhận thức rõ quyền nghĩa vụ của mình để đóng góp ý kiến”.
Lãnh đạo Sở Tư pháp Vĩnh Phúc kiến nghị, “thời gian lấy ý kiến còn rất ngắn, số lượng nhận được đóng góp của nhân dân thời gian này đã ít đi rất nhiều, mong Trung ương tiếp tục tuyên truyền nhiều trên truyền hình, báo chí để các tầng lớp nhân dân biết để tiếp tục góp ý”. Tại Vĩnh Phúc, đến nay đã có 40/50 cơ quan thực hiện lấy ý kiến với 1.357 ý kiến đóng góp. Ở cấp huyện có 9/9 huyện với 218 ý kiến tham gia đóng góp. Cấp xã có 95/137 xã phường với 900 ý kiến tham gia đóng góp.
Còn tại, Nghệ An có 100% xã phường đóng góp ý kiến. Đã có 830 hội nghị của tỉnh, 211 cấp huyện, 620 cấp xã được tổ chức. Đã có 5.000 buổi sinh hoạt, 6.800 ý kiến qua bưu điện, 430 qua báo Nghệ An, hơn 1.000 ý kiến qua truyền hình góp ý cho sửa đổi Hiến pháp.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)