Làm sao chủ động kế hoạch tài chính?
Nội dung chính cuộc giao lưu trực tuyến giữa đại diện ba ngân hàng và bạn đọc VnEconomy
Trong bối cảnh kinh tế biến động không ngừng, “sức khỏe” tài chính của mỗi doanh nghiệp đôi khi có thể gặp phải những rắc rối ngoài dự tính, do những diễn biến khách quan cũng như chủ quan.
Ngày càng có nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm đến việc tạo dựng một kế hoạch tài chính hợp lý cho doanh nghiệp mình, để phòng ngừa mọi bất trắc, trong khi vẫn có thể thực hiện những mục tiêu mong muốn.
Xung quanh vấn đề này, VnEconomy đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Cùng ngân hàng chủ động kế hoạch tài chính doanh nghiệp”, giữa đại diện Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt (Baoviet Bank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) cùng bạn đọc trong và ngoài nước, với hy vọng đây sẽ là một diễn đàn tư vấn, đánh giá và trao đổi thông tin hữu ích giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Buổi giao lưu diễn ra từ 13h30 - 16h thứ Năm, ngày 23/12/2010, với sự tham gia của các diễn giả khách mời:
- Ông Vũ Đức Nhuận, Phó tổng giám đốc Baoviet Bank
- Bà Văn Thị Hằng, Phó giám đốc khối doanh nghiệp nhỏ và vừa - MB
- Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Khối Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp - Habubank
* Giới thiệu các ngân hàng:
- Thành lập tháng 12/2008, Baoviet Bank là một thành viên trẻ của Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt cũng như hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Sự ra đời của ngân hàng góp phần hình thành thế chân kiềng giữa bảo hiểm - ngân hàng - chứng khoán, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho hệ thống Bảo Việt. Với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Cổ phần Tập đoàn CMC cùng một số cổ đông là các tổ chức có uy tín khác trong nước, Baoviet Bank có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến và hiệu quả để tạo nên sức mạnh cạnh tranh. Tham khảo một dịch vụ ngân hàng của Baoviet Bank.
- Được thành lập cách đây 16 năm, MB hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Từ đó đến nay, MB liên tục giữ vững vị thế là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. MB không dừng lại ở quy mô hoạt động của một ngân hàng mà đã hướng tới một mô hình tập đoàn tài chính với các công ty thành viên đang hoạt động hiệu quả. Ngân hàng đang phát triển mạnh theo mô hình ngân hàng bán lẻ, với định hướng đa dạng trong sản phẩm - dịch vụ, gọn nhẹ trong thủ tục và cạnh tranh trong lãi suất. Tham khảo một dịch vụ ngân hàng của MB.
- Chính thức hoạt động năm 1989, Habubank có nhiều năm liên tiếp được Tạp chí The Banker - tạp chí chuyên ngành về tài chính ngân hàng (Anh) - bình chọn là Ngân hàng Việt Nam của năm. Từ một ngân hàng chuyên doanh nhà, Habubank đã đạt được những bước tiến dài trong quá trình phát triển, với truyền thống hoạt động an toàn - hiệu quả - ổn định. Đây là một trong những ngân hàng cổ phần có mức vốn điều lệ và tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngân hàng hiện cung ứng nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao. Tầm nhìn Habubank đặt ra cũng chính là khẩu hiệu hoạt động “Giá trị tích lũy niềm tin”, với mong muốn “tích lũy giá trị” để tạo ra “niềm tin” cho mọi đối tượng khách hàng mà ngân hàng hướng tới. Tham khảo một dịch vụ ngân hàng của Habubank.
Sau đây là nội dung cuộc giao lưu trực tuyến:
Chu Hồng Hưng - Nam 43 tuổi - Quản lý DN:
Các ngân hàng dự báo như thế nào về vấn đề lãi suất và tỷ giá trong năm 2011?
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Tôi nghĩ rằng ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu chính của Chính phủ trong năm 2011.
Với kế hoạch tăng trưởng GDP từ 7 đến 7,5% và chỉ số giá tiêu dùng không vượt quá 7% (Quốc hội Khóa XII thông qua tại Kỳ họp thứ 8, ngày 8/11/2010), chắc chắn Ngân hàng Nhà nước sẽ phải điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt trên cơ sở thận trọng để kiềm chế lạm phát.
Vì vậy lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại trong vài tháng đầu năm 2011 có thể sẽ vẫn duy trì ở mức cao, sau đó giảm dần với mức độ giảm phụ thuộc vào chỉ số lạm phát của nền kinh tế.
Về tỷ giá, chúng tôi dự báo sẽ ít biến động hơn so với năm 2010 do kinh tế vĩ mô dần đi vào ổn định và Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ quyết liệt trong việc tìm và đưa ra các giải pháp để bình ổn.
Bích Hường - Nữ 42 tuổi - Kế toán:
Xin chào lãnh đạo Ngân hàng Quân đội, tôi là cán bộ kế toán của một doanh nghiệp, thường xuyên đọc VnEconomy, cũng như vẫn bỏ tiền để sử dụng các dịch vụ tư vấn về rủi ro tài chính. Tôi nhớ hình như hồi giữa năm, trên VnEconomy có một bài viết về tỷ giá đồng Yên Nhật, trong đó có dự báo của Ngân hàng Quân đội là giá đồng Yên sẽ về khoảng 1 USD = 85 JPY, từ mức khoảng 89 JPY lúc đó. Thú thật tôi cho đó là không tưởng và rất bức xúc vì thông tin đó có thể tác động xấu đến tâm lý thị trường. Nhưng thực tế giá JPY còn leo thang mạnh hơn, về 82 JPY = 1 USD. Qua diễn đàn, xin hỏi việc sử dụng các gói tư vấn tiền tệ của ngân hàng như thế nào, cũng như sản phẩm có thể tiếp cận để hạn chế rủi ro? Trân trọng cảm ơn.
Bà Văn Thị Hằng:
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến các gói dịch vụ của MB, trong đó có liên quan đến vấn đề tỷ giá. Hiện MB vẫn đang tư vấn miễn phí cho khách hàng về những nội dung liên quan đến tỷ giá, quản lý dòng tiền...
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, bạn có thể sử dụng các sản phẩm phái sinh như: kỳ hạn, quyền chọn...
Bạn có thể liên hệ tới các chi nhánh của MB hoặc qua trung tâm dịch vụ khách hàng 24/7 để được hướng dẫn cụ thể.
Nguyễn Kim Thơm - Nữ 38 tuổi - Kinh doanh XNK:
Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều xây dựng những gói sản phẩm tài chính riêng cho các doanh nghiệp. Các ngân hàng có cam kết gì không về tính ổn định về lợi ích của nó khi thị trường có quá nhiều biến động?
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Vấn đề biến động môi trường kinh doanh luôn tồn tại song hành với nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế còn nhiều bất ổn như hiện nay. Các gói sản phẩm mà Habubank cung cấp, chúng tôi luôn tính toán và đưa ra các phương án tư vấn cho khách hàng để ứng phó với những bất ổn nhằm giảm thiểu rủi ro.
Ví dụ như, trong những thời điểm tỷ giá biến động, Habubank đã tư vấn cho khách hàng ký các hợp mua bán ngoại tệ theo kỳ hạn.
Chu Hồng Hưng - Nam 43 tuổi - Quản lý DN:
Các ngân hàng dự báo như thế nào về vấn đề lãi suất và tỷ giá trong năm 2011?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Về tỷ giá, Việt Nam đang thực hiện chính sách tỷ giá gần như cố định neo theo USD. Vì vậy, mặc dù không nói một cách chính thức nhưng có thể hiểu là Ngân hàng Nhà nước luôn đặt mục tiêu chỉ cho phép tỷ giá biến động tối đa là 10% trong một năm.
Như vậy, trừ những tình huống đặc biệt có thể xảy ra trên thị trường tài chính còn lại chúng tôi tin rằng tỷ giá sẽ được duy trì một cách ổn định trong 2011 và mức biến động cũng chỉ nằm trong khung +_ 10%. Nhưng đây là nói về tỷ giá chính thức còn tỷ giá trên thị trường tự do có thể có mức dao động lớn hơn tùy vào từng thời điểm, ví dụ như vào thời điểm cuối năm sự biến động sẽ lớn hơn. Các thời điểm khác sẽ xoay quanh tỷ giá chính thức.
Ngoài ra, khi có những biến động lớn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có những biến pháp can thiệp cần thiết để đạt được mục tiêu ổn định tỷ giá.
Còn về lãi suất tại thời điểm hiện nay đang ở mức cao không hợp lý do nhu cầu của nền kinh tế và bản thân hệ thống ngân hàng.
Sang năm 2011 chúng tôi kỳ vọng lãi suất sẽ được điều chỉnh trở về mức hợp lý. Tuy nhiên, cũng rất khó xuống thấp như thời kỳ 2007 bởi vì nhu cầu về vốn phục vụ tăng trưởng của nền kinh tế tiếp tục ở mức cao. Ngoài ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng để đạt được mục tiêu tăng trưởng cũng gián tiếp đẩy mặt bằng lãi suất lên.
Danh SG - Nam 32 tuổi - Tư vấn BĐS:
Kính chào các diễn giả. Theo kinh nghiệm của các anh, chị, để xây dựng một kế hoạch tài chính ổn định cần chú ý những điều kiện gì? Làm sao để giảm thiểu những sai số?
Bà Văn Thị Hằng:
Để có một kế hoạch tài chính ổn định, điều quan trọng là doanh nghiệp phải quản lý tốt dòng tiền, đảm bảo làm sao có sự ăn khớp giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra. MB đã hiểu nhu cầu này của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên đã thiết kế một công cụ giúp doanh nghiệp lập và dự báo được dòng tiền trong tương lai, từ đó:
Thứ nhất giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả lượng tiền dư thừa trong một khoảng thời gian nhất định.
Thứ hai là sớm có kế hoạch chuẩn bị tốt cho những thiếu hụt trong tương lai như là: điều chỉnh chính sách bán hàng, điều chỉnh thời hạn thanh toán của các khoản phải trả, hoặc chuẩn bị cho các khoản vay...
Thứ ba là có thể lường trước được những rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản phải thu, đặc biệt là các khoản phải thu lớn.
Vũ Minh - Nữ 26 tuổi - Marketing:
Baoviet Bank là ngân hàng rất mới so với các ngân hàng đã có từ lâu trước đây, vậy ngân hàng có dịch vụ gì nổi bật để thu hút khách hàng doanh nghiệp?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Mặc dù là ngân hàng mới nhưng Baoviet Bank cũng có những lợi thế nhất định với tư cách là người đi sau như công nghệ hiện đại, mô hình quản lý tiên tiến. Vì vậy, chúng tôi đã nhanh chóng xây dựng được hệ thống các sản phẩm dịch vụ đa dạng không kém gì các ngân hàng khác với chất lượng dịch vụ chuẩn mực.
Về mặt con người, Baoviet Bank là nơi hội tụ những cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng cùng với đội ngũ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Do đó, chúng tôi hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng trong một thị trường luôn luôn thay đổi và có khả năng phát triển các giải pháp đáp ứng được các nhu cầu đó.
Nguyễn Kim Thơm - Nữ 38 tuổi - Kinh doanh XNK:
Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều xây dựng những gói sản phẩm tài chính riêng cho các doanh nghiệp. Các ngân hàng có cam kết gì không về tính ổn định về lợi ích của nó khi thị trường có quá nhiều biến động?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Khi ngân hàng đưa ra một gói sản phẩm thì đã hướng tới một đối tượng khách hàng mục tiêu và đã tính toán lợi ích của cả ngân hàng và khách hàng cũng như những biến động có thể có trên thị trường. Vì vậy, các ngân hàng sẽ thực hiện được những cam kết của mình.
Tran Anh Tuan - Nam 36 tuổi - DN tư nhân:
Xin hỏi các ngân hàng, khi tư vấn, cho vay, làm việc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ông bà thường gặp những điểm hạn chế gì nhất? Cần tránh những hạn chế đó như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tiếp cận với ngân hàng thường gặp những khó khăn, hạn chế do có năng lực tài chính hạn chế, thiếu tài sản thế chấp, chưa có nhiều uy tín trên thị trường. Chính vì thế khi Habubank làm việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ chúng tôi thường quan tâm nhiều đến chất lượng đội ngũ nhân sự, định hướng phát triển và mức độ khả thi của kế hoạch kinh doanh.
Với quan điểm đó, Habubank đã và đang thành công trong việc quan hệ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và Habubank cũng xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu của chúng tôi.
Đàm Hải Hiền - Nữ 28 tuổi - Nhân viên ngân hàng:
Gửi ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Khối Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp – Habubank: Các dịch vụ hay sản phẩm mới mà Habubank sẽ đưa ra trong năm 2011 là gì và làm thế nào để Habubank cạnh tranh cùng với các ngân hàng khác đang có dịch vụ và sản phẩm tương tự?
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Cảm ơn bạn đã quan tâm tới các dịch vụ của Habubank!
Hiện tại chúng tôi đã xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh trong năm 2011. Về mặt sản phẩm, ngoài bộ sản phẩm đa dạng hiện có Habubank sẽ tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm mới cho khách hàng, trong đó có những gói sản phẩm chuyên biệt theo từng ngành nghề nhất định.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành nâng cao chất lượng dịch vụ, như giảm thiểu tối đa thời gian thẩm định, đơn giản hóa thủ tục hồ sơ vay vốn. Đặc biệt chúng tôi đang tiến hành cơ cấu lại mô hình tổ chức theo hướng chuyên môn hóa, xây dựng đội ngũ chuyên biệt để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Nguyen Thuy Hang - Nữ 27 tuổi - N/A:
Chào đại diện MB, ngành nghề nào được MB ưu tiên cho vay vốn? Lãi suất phổ biến hiện nay? Sản phẩm nào của MB hỗ trợ DN quản lý vốn?
Bà Văn Thị Hằng:
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến MB. MB hiện đã và đang tài trợ cho khá đa dạng các ngành nghề và đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, lĩnh vực phân phối bán lẻ đang được chúng tôi ưu tiên trong giai đoạn hiện nay với lãi suất cạnh tranh, với gói sản phẩm đặc trưng mang tên MB Cash.
Đây là gói sản phẩm giúp doanh nghiệp quản lý vốn lưu động tốt hơn thông qua việc sử dụng kết hợp đồng thời các sản phẩm trong gói như: sản phẩm Cash Planning (dự báo dòng tiền) giúp doanh nghiệp dự báo dòng tiền trong tương lai; sản phẩm Cash Invest (đầu tư tiền gửi) giúp doanh nghiệp đầu tư một cách linh hoạt số tiền nhàn rỗi dù là nhỏ trong thời gian ngắn. Sản phấm Cash Facilities (thấu chi) giúp doanh nghiệp đáp ứng nhanh nhu cầu thiếu hụt tạm thời.
Đặc biệt, nếu sử dụng kết hợp 3 sản phẩm trên sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp.
Còn đối với doanh nghiệp phân phối, chúng tôi áp dụng sản phẩm thấu chi vốn lưu động mang lại những tiện ích nổi trội về tốc độ xử lý khoản vay và tiết kiệm tối đa chi phí lãi phải trả.
Lê Văn - Nam 37 tuổi - Quản lý doanh nghiệp:
Chào quý vị, chủ đề của diễn đàn thì rất cần, nhưng tôi thấy không phù hợp với thực tế lắm. Thị trường có quá nhiều biến động làm chi phí tài chính doanh nghiệp điêu đứng, không theo kịp. Đầu năm giá USD khoảng 19.0, đến giữa năm đã vọt lên 21.5; rồi lãi suất vay đầu năm khoảng 14% đùng cái vọt lên 18% - 20%. Làm sao chủ động được? Các ngân hàng có những giải pháp gì để giúp doanh nghiệp ổn định, giảm thiểu được những biến động rất lớn đó? Xin được các ngân hàng chia sẻ và tư vấn. Xin cảm ơn.
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Vấn đề dự đoán lãi suất và tỷ giá là một phần trong hoạch định kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Việc dự đoán không phải tìm ra đúng sai mà xây dựng các kịch bản để đối phó với các dự đoán đó. Mà sự biến động trong tỷ giá và lãi suất là một phần quan trọng của môi trường kinh doanh và các yếu tố tài chính đầu vào. Doanh nghiệp nào dự đoán và xây dựng được nhiều kịch bản cho các thay đổi của môi trường kinh doanh, doanh nghiệp đó có cơ hội thành công hơn trên thương trường.
Chính vì vậy, tại Habubank, các doanh nghiệp sẽ được chia sẻ các thông tin về ngành, về tỷ giá và các xu thế biến động của lãi suất để các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh. Đồng thời, với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp chúng tôi sẽ giúp cho khách hàng để lên các phương án tài chính ứng phó phù hợp với những biến động thị trường nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
Trần Thị Lan Anh - Nữ 41 tuổi - Văn phòng:
Gần đây một số ngân hàng giới thiệu sản phẩm quản lý, liên kết các dòng tiền, giữa tiền gửi của doanh nghiệp với hạn mức vốn vay. Tôi chưa rõ lắm về mối quan hệ này, bởi nếu đã có tiền gửi thì có lẽ không cần đến vốn vay nữa. Các diễn giả có thể giải thích thêm?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Đây là một giải pháp giúp các doanh nghiệp quản lý hiệu quả nhất nguồn vốn của mình. Có những thời điểm doanh nghiệp có nguồn vốn nhưng chưa sử dụng đến thì có thể đem gửi ngân hàng, còn trong những lúc thiếu hụt có thể vay ngân hàng.
Tran Anh Tuan - Nam 36 tuổi - DN tư nhân:
Xin hỏi các ngân hàng, khi tư vấn, cho vay, làm việc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ông bà thường gặp những điểm hạn chế gì nhất? Cần tránh những hạn chế đó như thế nào?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Để có thể cho vay vốn đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) nói riêng, ngân hàng phải hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các SMEs ngân hàng thường gặp khó khăn vì báo cáo tài chính chưa minh bạch, phương án kinh doanh chưa thuyết phục.
Để khắc phục tình trạng này về phía doanh nghiệp cần phải minh bạch hóa báo cáo tài chính và cung cấp đầy đủ thông tin cho ngân hàng; cần quan tâm hơn đến vấn đề lập phương án kinh doanh và nếu cần thì có thể tìm kiếm sự tư vấn từ ngân hàng; cần có chiến lược dài hơi đối với vấn đề thương hiệu.
Về phía ngân hàng cần có phương pháp tiếp cận hợp lý đối với các SMEs bao gồm phát triển sản phẩm, marketing và xây dựng đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng hiểu doanh nghiệp.
Trong Thanh - Nam 34 tuổi - Chuyên viên phân tích:
Xin chào ông Vũ Đức Nhuận, ông đánh giá thế nào về vấn đề lãi suất hiện nay cũng như xu hướng trong ngắn hạn, cụ thể là trong quý 1/2011? Chính sách lãi suất của Baoviet Bank sẽ điều hành như thế nào, khi đặt trong yêu cầu cạnh tranh của một ngân hàng mới và áp lực của lợi nhuận? Thế mạnh của Baoviet Bank trong vấn đề này theo ông là những điểm nào?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Về xu hướng lãi suất, tôi đã trả lời ở phần trên. Tôi kỳ vọng rằng trong quý I/2011, lãi suất sẽ điều chỉnh về mức hợp lý.
Về chính sách lãi suất của Baoviet Bank chúng tôi luôn duy trì các mức lãi suất cạnh tranh phù hợp với tình hình thị trường.
Ngoài ra, chúng tôi luôn có cái nhìn dài hạn về việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng để có những chính sách lãi suất ưu đãi phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng.
Trần Anh Tuấn - Nam 27 tuổi - Ngân hàng:
Tôi có 2 câu hỏi: 1. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp SME, hầu như báo cáo tài chính không được kiểm toán hoặc kiểm toán bởi những công ty kiểm toán nhỏ. Đứng trên giác độ người cho vay, ngân hàng làm thế nào để kiểm soát năng lực tài chính thực sự của doanh nghiệp? 2. Như 1 vị đại biểu vừa nói, VND đang neo đậu vào USD, nhưng trên thị trường thế giới, đồng USD đang giảm giá so với đa số các loại tiền tệ khác. Gần đây, người ta đang nói nhiều đến cuộc chiến tranh tiền tệ - thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, vậy việc tỷ giá VND/USD ngày càng tăng có phải là nền kinh tế của chúng ta ngày càng yếu đi và chúng ta có bị ảnh hưởng gì từ cuộc chiến tiền tệ Trung - Mỹ. Trân trọng cảm ơn.
Ông Vũ Đức Nhuận:
Trong quá trình thẩm định cho vay thì về vấn đề này các ngân hàng gặp rất nhiều.
Ngoài báo cáo tài chính các ngân hàng còn phải tìm kiếm các thông tin khác qua quá trình tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thăm các cơ sở sản xuất kinh doanh để cảm nhận được những thông tin về doanh nghiệp. Như vậy, cán bộ quan hệ khách hàng ngoài kiến thức về tài chính còn phải có các kỹ năng giao tiếp và khai thác thông tin từ khách hàng.
Hương Lan - Nữ 48 tuổi - Quản lý doanh nghiệp:
Tôi vô cùng bức xúc vì lần nào lập hồ sơ vay vốn để xây dựng nhà máy, nhập nguyên liệu mới... đều phải mất một khoản "phí môi giới". Các ngân hàng có kế hoạch gì để hạn chế việc này?
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Nếu bạn thông qua các công ty, cá nhân trung gian để lập dự án vay vốn ngân hàng thì điều đó nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Tuy nhiên, Habubank luôn mong muốn và khuyến khích khách hàng làm việc trực tiếp với ngân hàng. Đến làm việc trực tiếp với Habubank, bạn sẽ được các chuyên viên dự án chuyên nghiệp tư vấn miễn phí, thủ tục vay vốn đơn giản và nhanh gọn.
Habubank có qui trình xét duyệt cho vay rõ ràng, minh bạch, có qui chế khen thưởng nghiêm minh, vì thế khách hàng không phải trả thêm bất cứ khoản phí nào ngoài biểu phí của ngân hàng.
Hương Lan - Nữ 48 tuổi - Quản lý doanh nghiệp:
Tôi vô cùng bức xúc vì lần nào lập hồ sơ vay vốn để xây dựng nhà máy, nhập nguyên liệu mới... đều phải mất một khoản "phí môi giới". Các ngân hàng có kế hoạch gì để hạn chế việc này?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Tôi xin có một lời khuyên khi lập phương án vay vốn thì khách hàng cần xem xét kỹ lưỡng các nguồn lực và tính khả thi của phương án và đến thẳng ngân hàng. Các ngân hàng trong đó có Baoviet Bank sẵn sàng tư vấn miễn phí cho khách hàng về hồ sơ vay vốn.
Cafe Lisa - Nam 34 tuổi - KD cafe:
Xin hỏi quan điểm cho vay của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể? Cơ cấu cho vay các khối doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Các doanh nghiệp như kinh doanh cà phê, khó có tài sản đảm bảo thì khả năng tiếp cận vốn như thế nào, có được ưu đãi không?
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Habubank luôn xác định đối tượng khách hàng vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cả thể là nhóm khách hàng mục tiêu. Vì vậy chúng tôi luôn dành tỷ trọng lớn về cơ cấu nguồn vốn cho đố tượng khách hàng này.
Với các doanh nghiệp kinh doanh nghiệp trong ngành cà phê, nếu thiếu tài sản thế chấp, Habubank có thể cho vay trên cơ sở tài sản bảo đảm là hàng tồn kho luân chuyển và nguồn thu từ các hợp đồng đầu ra. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp của bạn có hoạt động xuất khẩu bạn sẽ được ưu đãi lớn về lãi suất và phí.
Cafe Lisa - Nam 34 tuổi - KD cafe:
Xin hỏi quan điểm cho vay của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể? Cơ cấu cho vay các khối doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Các doanh nghiệp như kinh doanh cà phê, khó có tài sản đảm bảo thì khả năng tiếp cận vốn như thế nào, có được ưu đãi không?
Bà Văn Thị Hằng:
Với MB, doanh nghiệp SME được coi là đối tượng khách hàng mục tiêu, ưu tiên phát triển. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cafe của bạn nếu thiếu tài sản đảm bảo bạn có thể thế chấp bằng sản phẩm cafe vì đây là một loại hàng hóa có tính thanh khoản cao, thời gian lưu trữ khá lâu.
Hiện MB vừa đưa ra sản phẩm tài trợ kho cafe, theo đó MB hợp tác với doanh nghiệp quản lý kho hàng, doanh nghiệp chỉ cần đưa hàng vào trong kho là có thể được ứng tới 70% giá trị lô hàng.
Nguyễn Vũ Thành Tâm - Nam 29 tuổi - Kế toán:
Hiện nay nhiều ngân hàng đã có dịch vụ, sản phẩm quản lý tài chính, quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp. Tôi muốn biết thông tin cụ thể hơn về việc quản lý cụ thể và lợi ích của nó. Nếu sử dụng dịch vụ thì có ảnh hưởng đến các yêu cầu bảo mật thông tin, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
Bà Văn Thị Hằng:
Để nói về quản lý tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp thì có nhiều công cụ hỗ trợ. Với phần mềm dự báo dòng tiền của MB như đã trả lời ở trên, đây là một phần mềm đơn giản, được cài đặt tại máy tính của doanh nghiệp, để cho doanh nghiệp chủ động khai thác sử dụng (không có kết nối với bất kỳ phần mềm nào).
Do vậy, thông tin của doanh nghiệp hoàn toàn được bảo mật.
Tran Anh Tuan - Nam 36 tuổi - DN tư nhân:
Xin hỏi các ngân hàng, khi tư vấn, cho vay, làm việc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ông bà thường gặp những điểm hạn chế gì nhất? Cần tránh những hạn chế đó như thế nào?
Bà Văn Thị Hằng:
Phần lớn các doanh nghiệp SME có khả năng tự chủ tài chính khá tốt. Tuy nhiên, điều đó không được thể hiện bài bản qua hệ thống sổ sách và ngay cả khi làm việc với ngân hàng, nhiều doanh nghiệp cũng chưa thể hiện được điểm mạnh của mình.
Nhiều doanh nghiệp SME khi vay vốn ngân hàng thường không nêu rõ kế hoạch dòng tiền trong tương lai, mặc dù kế hoạch dòng tiền hoặc các phương án trả nợ đã có sẵn, làm cho ngân hàng khó khăn trong việc tìm hiểu khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Để tránh những hạn chế đó thì doanh nghiệp nên chủ động chia sẻ với ngân hàng những thông tin liên quan đến tình hình tài chính như tổng tài sản, cơ sở vật chất, các khoản phải thu, kế hoạch dòng tiền...
Nguyễn Thanh Bình - Nam 20 tuổi - Sinh viên:
Xin hỏi các ngân hàng, khi một doanh nghiệp đi vay vốn thì phải đề xuất dự án để các nhà hàng xem xét tính khả thi. Như vậy thì có tồn tại rủi ro đạo đức trong của các nhân viên khi để lộ thông tin dự án ra ngoài hay không? Thứ hai là, khi ngân hàng cho vay thì quan tâm đến tài sản thế chấp hay mức độ uy tín về trả nợ của khách hàng?
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Các thông tin liên quan đến khách hàng luôn được các ngân hàng cam kết bảo mật. Đây cũng là qui định chung của Ngân hàng Nhà nước đối với tất cả các tổ chức tín dụng. Do vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi cung cấp thông tin cho ngân hàng.
Vấn đề quan tâm nhất khi quyết định cho vay của các ngân hàng là tính khả thi của phương án kinh doanh và uy tín trả nợ của khách hàng, sau đó mới xét đến yếu tố tài sản thế chấp, cầm cố.
Người Sài Gòn - Nam 34 tuổi - NĐT:
Xin hỏi thêm: Để giúp khách hàng chủ động được kế hoạch tài chính do phải vay vốn và lãi suất có quá nhiều biến động và đột ngột, tôi đề xuất các ngân hàng đưa ra một mốc lãi suất cho vay cơ bản, cộng với biên độ +/-2% cho các kỳ hạn điều chỉnh 3 - 6 tháng. Như vậy sẽ giảm thiểu được các ảnh hưởng để chủ động sản xuất kinh doanh. Theo các ngân hàng có nên làm theo cách này?
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Tôi nghĩ ý tưởng của bạn rất hay nhưng không thể áp dụng được trong thời điểm hiện nay, vì mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước có sự khác biệt rất lớn với mức lãi suất huy động đầu vào của các ngân hàng mà lãi suất đầu vào mới là chi phí vốn của ngân hàng.
Tại Habubank hiện nay, chúng tôi đang áp dụng các hình thức tương tự như ý tưởng của bạn nhưng chúng tôi dùng mức lãi suất huy động bình quân đầu vào thay cho mức lãi suất cơ bản.
Người Sài Gòn - Nam 34 tuổi - NĐT:
Theo tôi thấy các ngân hàng tham gia giao lưu hôm nay hiện chưa mạnh ở các địa bàn miền Nam. Có đúng vậy không? Vậy các doanh nghiệp miền Nam có được ưu ái hơn không, như trong chính sách hỗ trợ tài chính chẳng hạn? :-)
Bà Văn Thị Hằng:
Hiện MB đang tập trung thực hiện chiến lược phát triển khu vực phía Nam với nhiều cơ chế, chính sách linh hoạt, phù hợp với từng doanh nghiệp. Do vậy doanh số, thị phần ở đây đã tăng rất nhanh trong những năm qua.
Việc tài trợ kho cafe tại Đắc Lắc như nêu ở trên cũng là một minh chứng của MB cho chiến lược phát triển tại khu vực này.
Người Sài Gòn - Nam 34 tuổi - NĐT:
Theo tôi thấy các ngân hàng tham gia giao lưu hôm nay hiện chưa mạnh ở các địa bàn miền Nam. Có đúng vậy không? Vậy các doanh nghiệp miền Nam có được ưu ái hơn không, như trong chính sách hỗ trợ tài chính chẳng hạn? :-)
Ông Vũ Đức Nhuận:
Baoviet Bank mặc dù trụ sở chính tại Hà Nội, nhưng đã có mạng lưới rộng khắp cả nước và đặc biệt hiện đã phát triển mạnh mẽ tại Tp.HCM. Chúng tôi cũng đánh giá thị trường Tp.HCM và khách hàng nơi đây rất tiềm năng.
Về chính sách hỗ trợ tài chính thì Baoviet Bank áp dụng chung cho các vùng miền, nhưng cũng có những ưu đãi riêng cho từng đối tượng doanh nghiệp.
NĐT - Nam 44 tuổi - Nhà đầu tư:
Tôi nói thế này không rõ có hợp ý với các diễn giả không. Rủi ro trong kế hoạch tài chính như lãi suất vay vốn, mua ngoại tệ... đều thuộc về doanh nghiệp mỗi khi biến động. Thế thì sự chủ động ở đây là do doanh nghiệp, chứ khó mà "cùng" với ngân hàng. Các ông bà thấy thực tế này như thế nào?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Khi doanh nghiệp gặp rủi ro về tỷ giá, lãi suất thì ngân hàng cũng có thể bị thiệt hại do doanh nghiệp mất khả năng trả nợ ngân hàng. Vì vậy, có thể nói là doanh nghiệp và ngân hàng luôn “cùng hội cùng thuyền”.
Nhận thức được điều này các ngân hàng đã phát triển các sản phẩm phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, lãi suất như những hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn… Vấn đề ở chỗ là các doanh nghiệp có sẵn sàng dùng các sản phẩm đó hay không.
Nhân đây tôi cũng có lời khuyên đối với doanh nghiệp nên dùng các sản phẩm bảo hiểm rủi ro (hedging) trước các biến động về tỷ giá và lãi suất để lượng hóa được các rủi ro đó.
Trần Xuân Lý - Nam 33 tuổi - Quản lý thị trường:
Năm 2008, lạm phát bình quân tăng gần 23%, lãi suất vay vốn 21%. Năm nay, lạm phát dự báo cao nhất có thể lên 12% mà lãi suất vay vốn cũng từ 18% - 20%. Xin hỏi các ngân hàng, sao lại vô lý như thế? Hay là còn những yếu tố tác động nào khác?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Thật ra mối quan hệ giữa lạm phát và “lãi suất danh nghĩa” là có nhưng đó chỉ là một trong những mối quan hệ hình thành nên lãi suất trên thị trường.
Lãi suất hiện nay được hình thành trên mối quan hệ cung- cầu về vốn mà như bạn biết hiện nay nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng rất cần vốn để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước lại thực hiện thắt chặt tiền tệ để kìm chế lạm phát. Vì vậy, lãi suất tăng cao là điều có thể hiểu được.
Ngày càng có nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm đến việc tạo dựng một kế hoạch tài chính hợp lý cho doanh nghiệp mình, để phòng ngừa mọi bất trắc, trong khi vẫn có thể thực hiện những mục tiêu mong muốn.
Xung quanh vấn đề này, VnEconomy đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Cùng ngân hàng chủ động kế hoạch tài chính doanh nghiệp”, giữa đại diện Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt (Baoviet Bank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) cùng bạn đọc trong và ngoài nước, với hy vọng đây sẽ là một diễn đàn tư vấn, đánh giá và trao đổi thông tin hữu ích giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Buổi giao lưu diễn ra từ 13h30 - 16h thứ Năm, ngày 23/12/2010, với sự tham gia của các diễn giả khách mời:
- Ông Vũ Đức Nhuận, Phó tổng giám đốc Baoviet Bank
- Bà Văn Thị Hằng, Phó giám đốc khối doanh nghiệp nhỏ và vừa - MB
- Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Khối Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp - Habubank
* Giới thiệu các ngân hàng:
- Thành lập tháng 12/2008, Baoviet Bank là một thành viên trẻ của Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt cũng như hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Sự ra đời của ngân hàng góp phần hình thành thế chân kiềng giữa bảo hiểm - ngân hàng - chứng khoán, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho hệ thống Bảo Việt. Với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Cổ phần Tập đoàn CMC cùng một số cổ đông là các tổ chức có uy tín khác trong nước, Baoviet Bank có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến và hiệu quả để tạo nên sức mạnh cạnh tranh. Tham khảo một dịch vụ ngân hàng của Baoviet Bank.
- Được thành lập cách đây 16 năm, MB hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Từ đó đến nay, MB liên tục giữ vững vị thế là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. MB không dừng lại ở quy mô hoạt động của một ngân hàng mà đã hướng tới một mô hình tập đoàn tài chính với các công ty thành viên đang hoạt động hiệu quả. Ngân hàng đang phát triển mạnh theo mô hình ngân hàng bán lẻ, với định hướng đa dạng trong sản phẩm - dịch vụ, gọn nhẹ trong thủ tục và cạnh tranh trong lãi suất. Tham khảo một dịch vụ ngân hàng của MB.
- Chính thức hoạt động năm 1989, Habubank có nhiều năm liên tiếp được Tạp chí The Banker - tạp chí chuyên ngành về tài chính ngân hàng (Anh) - bình chọn là Ngân hàng Việt Nam của năm. Từ một ngân hàng chuyên doanh nhà, Habubank đã đạt được những bước tiến dài trong quá trình phát triển, với truyền thống hoạt động an toàn - hiệu quả - ổn định. Đây là một trong những ngân hàng cổ phần có mức vốn điều lệ và tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngân hàng hiện cung ứng nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao. Tầm nhìn Habubank đặt ra cũng chính là khẩu hiệu hoạt động “Giá trị tích lũy niềm tin”, với mong muốn “tích lũy giá trị” để tạo ra “niềm tin” cho mọi đối tượng khách hàng mà ngân hàng hướng tới. Tham khảo một dịch vụ ngân hàng của Habubank.
Sau đây là nội dung cuộc giao lưu trực tuyến:
Chu Hồng Hưng - Nam 43 tuổi - Quản lý DN:
Các ngân hàng dự báo như thế nào về vấn đề lãi suất và tỷ giá trong năm 2011?
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Tôi nghĩ rằng ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu chính của Chính phủ trong năm 2011.
Với kế hoạch tăng trưởng GDP từ 7 đến 7,5% và chỉ số giá tiêu dùng không vượt quá 7% (Quốc hội Khóa XII thông qua tại Kỳ họp thứ 8, ngày 8/11/2010), chắc chắn Ngân hàng Nhà nước sẽ phải điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt trên cơ sở thận trọng để kiềm chế lạm phát.
Vì vậy lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại trong vài tháng đầu năm 2011 có thể sẽ vẫn duy trì ở mức cao, sau đó giảm dần với mức độ giảm phụ thuộc vào chỉ số lạm phát của nền kinh tế.
Về tỷ giá, chúng tôi dự báo sẽ ít biến động hơn so với năm 2010 do kinh tế vĩ mô dần đi vào ổn định và Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ quyết liệt trong việc tìm và đưa ra các giải pháp để bình ổn.
Bích Hường - Nữ 42 tuổi - Kế toán:
Xin chào lãnh đạo Ngân hàng Quân đội, tôi là cán bộ kế toán của một doanh nghiệp, thường xuyên đọc VnEconomy, cũng như vẫn bỏ tiền để sử dụng các dịch vụ tư vấn về rủi ro tài chính. Tôi nhớ hình như hồi giữa năm, trên VnEconomy có một bài viết về tỷ giá đồng Yên Nhật, trong đó có dự báo của Ngân hàng Quân đội là giá đồng Yên sẽ về khoảng 1 USD = 85 JPY, từ mức khoảng 89 JPY lúc đó. Thú thật tôi cho đó là không tưởng và rất bức xúc vì thông tin đó có thể tác động xấu đến tâm lý thị trường. Nhưng thực tế giá JPY còn leo thang mạnh hơn, về 82 JPY = 1 USD. Qua diễn đàn, xin hỏi việc sử dụng các gói tư vấn tiền tệ của ngân hàng như thế nào, cũng như sản phẩm có thể tiếp cận để hạn chế rủi ro? Trân trọng cảm ơn.
Bà Văn Thị Hằng:
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến các gói dịch vụ của MB, trong đó có liên quan đến vấn đề tỷ giá. Hiện MB vẫn đang tư vấn miễn phí cho khách hàng về những nội dung liên quan đến tỷ giá, quản lý dòng tiền...
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, bạn có thể sử dụng các sản phẩm phái sinh như: kỳ hạn, quyền chọn...
Bạn có thể liên hệ tới các chi nhánh của MB hoặc qua trung tâm dịch vụ khách hàng 24/7 để được hướng dẫn cụ thể.
Nguyễn Kim Thơm - Nữ 38 tuổi - Kinh doanh XNK:
Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều xây dựng những gói sản phẩm tài chính riêng cho các doanh nghiệp. Các ngân hàng có cam kết gì không về tính ổn định về lợi ích của nó khi thị trường có quá nhiều biến động?
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Vấn đề biến động môi trường kinh doanh luôn tồn tại song hành với nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế còn nhiều bất ổn như hiện nay. Các gói sản phẩm mà Habubank cung cấp, chúng tôi luôn tính toán và đưa ra các phương án tư vấn cho khách hàng để ứng phó với những bất ổn nhằm giảm thiểu rủi ro.
Ví dụ như, trong những thời điểm tỷ giá biến động, Habubank đã tư vấn cho khách hàng ký các hợp mua bán ngoại tệ theo kỳ hạn.
Chu Hồng Hưng - Nam 43 tuổi - Quản lý DN:
Các ngân hàng dự báo như thế nào về vấn đề lãi suất và tỷ giá trong năm 2011?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Về tỷ giá, Việt Nam đang thực hiện chính sách tỷ giá gần như cố định neo theo USD. Vì vậy, mặc dù không nói một cách chính thức nhưng có thể hiểu là Ngân hàng Nhà nước luôn đặt mục tiêu chỉ cho phép tỷ giá biến động tối đa là 10% trong một năm.
Như vậy, trừ những tình huống đặc biệt có thể xảy ra trên thị trường tài chính còn lại chúng tôi tin rằng tỷ giá sẽ được duy trì một cách ổn định trong 2011 và mức biến động cũng chỉ nằm trong khung +_ 10%. Nhưng đây là nói về tỷ giá chính thức còn tỷ giá trên thị trường tự do có thể có mức dao động lớn hơn tùy vào từng thời điểm, ví dụ như vào thời điểm cuối năm sự biến động sẽ lớn hơn. Các thời điểm khác sẽ xoay quanh tỷ giá chính thức.
Ngoài ra, khi có những biến động lớn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có những biến pháp can thiệp cần thiết để đạt được mục tiêu ổn định tỷ giá.
Còn về lãi suất tại thời điểm hiện nay đang ở mức cao không hợp lý do nhu cầu của nền kinh tế và bản thân hệ thống ngân hàng.
Sang năm 2011 chúng tôi kỳ vọng lãi suất sẽ được điều chỉnh trở về mức hợp lý. Tuy nhiên, cũng rất khó xuống thấp như thời kỳ 2007 bởi vì nhu cầu về vốn phục vụ tăng trưởng của nền kinh tế tiếp tục ở mức cao. Ngoài ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng để đạt được mục tiêu tăng trưởng cũng gián tiếp đẩy mặt bằng lãi suất lên.
Danh SG - Nam 32 tuổi - Tư vấn BĐS:
Kính chào các diễn giả. Theo kinh nghiệm của các anh, chị, để xây dựng một kế hoạch tài chính ổn định cần chú ý những điều kiện gì? Làm sao để giảm thiểu những sai số?
Bà Văn Thị Hằng:
Để có một kế hoạch tài chính ổn định, điều quan trọng là doanh nghiệp phải quản lý tốt dòng tiền, đảm bảo làm sao có sự ăn khớp giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra. MB đã hiểu nhu cầu này của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên đã thiết kế một công cụ giúp doanh nghiệp lập và dự báo được dòng tiền trong tương lai, từ đó:
Thứ nhất giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả lượng tiền dư thừa trong một khoảng thời gian nhất định.
Thứ hai là sớm có kế hoạch chuẩn bị tốt cho những thiếu hụt trong tương lai như là: điều chỉnh chính sách bán hàng, điều chỉnh thời hạn thanh toán của các khoản phải trả, hoặc chuẩn bị cho các khoản vay...
Thứ ba là có thể lường trước được những rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản phải thu, đặc biệt là các khoản phải thu lớn.
Vũ Minh - Nữ 26 tuổi - Marketing:
Baoviet Bank là ngân hàng rất mới so với các ngân hàng đã có từ lâu trước đây, vậy ngân hàng có dịch vụ gì nổi bật để thu hút khách hàng doanh nghiệp?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Mặc dù là ngân hàng mới nhưng Baoviet Bank cũng có những lợi thế nhất định với tư cách là người đi sau như công nghệ hiện đại, mô hình quản lý tiên tiến. Vì vậy, chúng tôi đã nhanh chóng xây dựng được hệ thống các sản phẩm dịch vụ đa dạng không kém gì các ngân hàng khác với chất lượng dịch vụ chuẩn mực.
Về mặt con người, Baoviet Bank là nơi hội tụ những cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng cùng với đội ngũ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Do đó, chúng tôi hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng trong một thị trường luôn luôn thay đổi và có khả năng phát triển các giải pháp đáp ứng được các nhu cầu đó.
Nguyễn Kim Thơm - Nữ 38 tuổi - Kinh doanh XNK:
Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều xây dựng những gói sản phẩm tài chính riêng cho các doanh nghiệp. Các ngân hàng có cam kết gì không về tính ổn định về lợi ích của nó khi thị trường có quá nhiều biến động?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Khi ngân hàng đưa ra một gói sản phẩm thì đã hướng tới một đối tượng khách hàng mục tiêu và đã tính toán lợi ích của cả ngân hàng và khách hàng cũng như những biến động có thể có trên thị trường. Vì vậy, các ngân hàng sẽ thực hiện được những cam kết của mình.
Tran Anh Tuan - Nam 36 tuổi - DN tư nhân:
Xin hỏi các ngân hàng, khi tư vấn, cho vay, làm việc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ông bà thường gặp những điểm hạn chế gì nhất? Cần tránh những hạn chế đó như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tiếp cận với ngân hàng thường gặp những khó khăn, hạn chế do có năng lực tài chính hạn chế, thiếu tài sản thế chấp, chưa có nhiều uy tín trên thị trường. Chính vì thế khi Habubank làm việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ chúng tôi thường quan tâm nhiều đến chất lượng đội ngũ nhân sự, định hướng phát triển và mức độ khả thi của kế hoạch kinh doanh.
Với quan điểm đó, Habubank đã và đang thành công trong việc quan hệ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và Habubank cũng xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu của chúng tôi.
Đàm Hải Hiền - Nữ 28 tuổi - Nhân viên ngân hàng:
Gửi ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Khối Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp – Habubank: Các dịch vụ hay sản phẩm mới mà Habubank sẽ đưa ra trong năm 2011 là gì và làm thế nào để Habubank cạnh tranh cùng với các ngân hàng khác đang có dịch vụ và sản phẩm tương tự?
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Cảm ơn bạn đã quan tâm tới các dịch vụ của Habubank!
Hiện tại chúng tôi đã xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh trong năm 2011. Về mặt sản phẩm, ngoài bộ sản phẩm đa dạng hiện có Habubank sẽ tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm mới cho khách hàng, trong đó có những gói sản phẩm chuyên biệt theo từng ngành nghề nhất định.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành nâng cao chất lượng dịch vụ, như giảm thiểu tối đa thời gian thẩm định, đơn giản hóa thủ tục hồ sơ vay vốn. Đặc biệt chúng tôi đang tiến hành cơ cấu lại mô hình tổ chức theo hướng chuyên môn hóa, xây dựng đội ngũ chuyên biệt để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Nguyen Thuy Hang - Nữ 27 tuổi - N/A:
Chào đại diện MB, ngành nghề nào được MB ưu tiên cho vay vốn? Lãi suất phổ biến hiện nay? Sản phẩm nào của MB hỗ trợ DN quản lý vốn?
Bà Văn Thị Hằng:
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến MB. MB hiện đã và đang tài trợ cho khá đa dạng các ngành nghề và đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, lĩnh vực phân phối bán lẻ đang được chúng tôi ưu tiên trong giai đoạn hiện nay với lãi suất cạnh tranh, với gói sản phẩm đặc trưng mang tên MB Cash.
Đây là gói sản phẩm giúp doanh nghiệp quản lý vốn lưu động tốt hơn thông qua việc sử dụng kết hợp đồng thời các sản phẩm trong gói như: sản phẩm Cash Planning (dự báo dòng tiền) giúp doanh nghiệp dự báo dòng tiền trong tương lai; sản phẩm Cash Invest (đầu tư tiền gửi) giúp doanh nghiệp đầu tư một cách linh hoạt số tiền nhàn rỗi dù là nhỏ trong thời gian ngắn. Sản phấm Cash Facilities (thấu chi) giúp doanh nghiệp đáp ứng nhanh nhu cầu thiếu hụt tạm thời.
Đặc biệt, nếu sử dụng kết hợp 3 sản phẩm trên sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp.
Còn đối với doanh nghiệp phân phối, chúng tôi áp dụng sản phẩm thấu chi vốn lưu động mang lại những tiện ích nổi trội về tốc độ xử lý khoản vay và tiết kiệm tối đa chi phí lãi phải trả.
Lê Văn - Nam 37 tuổi - Quản lý doanh nghiệp:
Chào quý vị, chủ đề của diễn đàn thì rất cần, nhưng tôi thấy không phù hợp với thực tế lắm. Thị trường có quá nhiều biến động làm chi phí tài chính doanh nghiệp điêu đứng, không theo kịp. Đầu năm giá USD khoảng 19.0, đến giữa năm đã vọt lên 21.5; rồi lãi suất vay đầu năm khoảng 14% đùng cái vọt lên 18% - 20%. Làm sao chủ động được? Các ngân hàng có những giải pháp gì để giúp doanh nghiệp ổn định, giảm thiểu được những biến động rất lớn đó? Xin được các ngân hàng chia sẻ và tư vấn. Xin cảm ơn.
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Vấn đề dự đoán lãi suất và tỷ giá là một phần trong hoạch định kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Việc dự đoán không phải tìm ra đúng sai mà xây dựng các kịch bản để đối phó với các dự đoán đó. Mà sự biến động trong tỷ giá và lãi suất là một phần quan trọng của môi trường kinh doanh và các yếu tố tài chính đầu vào. Doanh nghiệp nào dự đoán và xây dựng được nhiều kịch bản cho các thay đổi của môi trường kinh doanh, doanh nghiệp đó có cơ hội thành công hơn trên thương trường.
Chính vì vậy, tại Habubank, các doanh nghiệp sẽ được chia sẻ các thông tin về ngành, về tỷ giá và các xu thế biến động của lãi suất để các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh. Đồng thời, với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp chúng tôi sẽ giúp cho khách hàng để lên các phương án tài chính ứng phó phù hợp với những biến động thị trường nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
Trần Thị Lan Anh - Nữ 41 tuổi - Văn phòng:
Gần đây một số ngân hàng giới thiệu sản phẩm quản lý, liên kết các dòng tiền, giữa tiền gửi của doanh nghiệp với hạn mức vốn vay. Tôi chưa rõ lắm về mối quan hệ này, bởi nếu đã có tiền gửi thì có lẽ không cần đến vốn vay nữa. Các diễn giả có thể giải thích thêm?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Đây là một giải pháp giúp các doanh nghiệp quản lý hiệu quả nhất nguồn vốn của mình. Có những thời điểm doanh nghiệp có nguồn vốn nhưng chưa sử dụng đến thì có thể đem gửi ngân hàng, còn trong những lúc thiếu hụt có thể vay ngân hàng.
Tran Anh Tuan - Nam 36 tuổi - DN tư nhân:
Xin hỏi các ngân hàng, khi tư vấn, cho vay, làm việc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ông bà thường gặp những điểm hạn chế gì nhất? Cần tránh những hạn chế đó như thế nào?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Để có thể cho vay vốn đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) nói riêng, ngân hàng phải hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các SMEs ngân hàng thường gặp khó khăn vì báo cáo tài chính chưa minh bạch, phương án kinh doanh chưa thuyết phục.
Để khắc phục tình trạng này về phía doanh nghiệp cần phải minh bạch hóa báo cáo tài chính và cung cấp đầy đủ thông tin cho ngân hàng; cần quan tâm hơn đến vấn đề lập phương án kinh doanh và nếu cần thì có thể tìm kiếm sự tư vấn từ ngân hàng; cần có chiến lược dài hơi đối với vấn đề thương hiệu.
Về phía ngân hàng cần có phương pháp tiếp cận hợp lý đối với các SMEs bao gồm phát triển sản phẩm, marketing và xây dựng đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng hiểu doanh nghiệp.
Trong Thanh - Nam 34 tuổi - Chuyên viên phân tích:
Xin chào ông Vũ Đức Nhuận, ông đánh giá thế nào về vấn đề lãi suất hiện nay cũng như xu hướng trong ngắn hạn, cụ thể là trong quý 1/2011? Chính sách lãi suất của Baoviet Bank sẽ điều hành như thế nào, khi đặt trong yêu cầu cạnh tranh của một ngân hàng mới và áp lực của lợi nhuận? Thế mạnh của Baoviet Bank trong vấn đề này theo ông là những điểm nào?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Về xu hướng lãi suất, tôi đã trả lời ở phần trên. Tôi kỳ vọng rằng trong quý I/2011, lãi suất sẽ điều chỉnh về mức hợp lý.
Về chính sách lãi suất của Baoviet Bank chúng tôi luôn duy trì các mức lãi suất cạnh tranh phù hợp với tình hình thị trường.
Ngoài ra, chúng tôi luôn có cái nhìn dài hạn về việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng để có những chính sách lãi suất ưu đãi phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng.
Trần Anh Tuấn - Nam 27 tuổi - Ngân hàng:
Tôi có 2 câu hỏi: 1. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp SME, hầu như báo cáo tài chính không được kiểm toán hoặc kiểm toán bởi những công ty kiểm toán nhỏ. Đứng trên giác độ người cho vay, ngân hàng làm thế nào để kiểm soát năng lực tài chính thực sự của doanh nghiệp? 2. Như 1 vị đại biểu vừa nói, VND đang neo đậu vào USD, nhưng trên thị trường thế giới, đồng USD đang giảm giá so với đa số các loại tiền tệ khác. Gần đây, người ta đang nói nhiều đến cuộc chiến tranh tiền tệ - thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, vậy việc tỷ giá VND/USD ngày càng tăng có phải là nền kinh tế của chúng ta ngày càng yếu đi và chúng ta có bị ảnh hưởng gì từ cuộc chiến tiền tệ Trung - Mỹ. Trân trọng cảm ơn.
Ông Vũ Đức Nhuận:
Trong quá trình thẩm định cho vay thì về vấn đề này các ngân hàng gặp rất nhiều.
Ngoài báo cáo tài chính các ngân hàng còn phải tìm kiếm các thông tin khác qua quá trình tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thăm các cơ sở sản xuất kinh doanh để cảm nhận được những thông tin về doanh nghiệp. Như vậy, cán bộ quan hệ khách hàng ngoài kiến thức về tài chính còn phải có các kỹ năng giao tiếp và khai thác thông tin từ khách hàng.
Hương Lan - Nữ 48 tuổi - Quản lý doanh nghiệp:
Tôi vô cùng bức xúc vì lần nào lập hồ sơ vay vốn để xây dựng nhà máy, nhập nguyên liệu mới... đều phải mất một khoản "phí môi giới". Các ngân hàng có kế hoạch gì để hạn chế việc này?
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Nếu bạn thông qua các công ty, cá nhân trung gian để lập dự án vay vốn ngân hàng thì điều đó nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Tuy nhiên, Habubank luôn mong muốn và khuyến khích khách hàng làm việc trực tiếp với ngân hàng. Đến làm việc trực tiếp với Habubank, bạn sẽ được các chuyên viên dự án chuyên nghiệp tư vấn miễn phí, thủ tục vay vốn đơn giản và nhanh gọn.
Habubank có qui trình xét duyệt cho vay rõ ràng, minh bạch, có qui chế khen thưởng nghiêm minh, vì thế khách hàng không phải trả thêm bất cứ khoản phí nào ngoài biểu phí của ngân hàng.
Hương Lan - Nữ 48 tuổi - Quản lý doanh nghiệp:
Tôi vô cùng bức xúc vì lần nào lập hồ sơ vay vốn để xây dựng nhà máy, nhập nguyên liệu mới... đều phải mất một khoản "phí môi giới". Các ngân hàng có kế hoạch gì để hạn chế việc này?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Tôi xin có một lời khuyên khi lập phương án vay vốn thì khách hàng cần xem xét kỹ lưỡng các nguồn lực và tính khả thi của phương án và đến thẳng ngân hàng. Các ngân hàng trong đó có Baoviet Bank sẵn sàng tư vấn miễn phí cho khách hàng về hồ sơ vay vốn.
Cafe Lisa - Nam 34 tuổi - KD cafe:
Xin hỏi quan điểm cho vay của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể? Cơ cấu cho vay các khối doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Các doanh nghiệp như kinh doanh cà phê, khó có tài sản đảm bảo thì khả năng tiếp cận vốn như thế nào, có được ưu đãi không?
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Habubank luôn xác định đối tượng khách hàng vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cả thể là nhóm khách hàng mục tiêu. Vì vậy chúng tôi luôn dành tỷ trọng lớn về cơ cấu nguồn vốn cho đố tượng khách hàng này.
Với các doanh nghiệp kinh doanh nghiệp trong ngành cà phê, nếu thiếu tài sản thế chấp, Habubank có thể cho vay trên cơ sở tài sản bảo đảm là hàng tồn kho luân chuyển và nguồn thu từ các hợp đồng đầu ra. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp của bạn có hoạt động xuất khẩu bạn sẽ được ưu đãi lớn về lãi suất và phí.
Cafe Lisa - Nam 34 tuổi - KD cafe:
Xin hỏi quan điểm cho vay của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể? Cơ cấu cho vay các khối doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Các doanh nghiệp như kinh doanh cà phê, khó có tài sản đảm bảo thì khả năng tiếp cận vốn như thế nào, có được ưu đãi không?
Bà Văn Thị Hằng:
Với MB, doanh nghiệp SME được coi là đối tượng khách hàng mục tiêu, ưu tiên phát triển. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cafe của bạn nếu thiếu tài sản đảm bảo bạn có thể thế chấp bằng sản phẩm cafe vì đây là một loại hàng hóa có tính thanh khoản cao, thời gian lưu trữ khá lâu.
Hiện MB vừa đưa ra sản phẩm tài trợ kho cafe, theo đó MB hợp tác với doanh nghiệp quản lý kho hàng, doanh nghiệp chỉ cần đưa hàng vào trong kho là có thể được ứng tới 70% giá trị lô hàng.
Nguyễn Vũ Thành Tâm - Nam 29 tuổi - Kế toán:
Hiện nay nhiều ngân hàng đã có dịch vụ, sản phẩm quản lý tài chính, quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp. Tôi muốn biết thông tin cụ thể hơn về việc quản lý cụ thể và lợi ích của nó. Nếu sử dụng dịch vụ thì có ảnh hưởng đến các yêu cầu bảo mật thông tin, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
Bà Văn Thị Hằng:
Để nói về quản lý tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp thì có nhiều công cụ hỗ trợ. Với phần mềm dự báo dòng tiền của MB như đã trả lời ở trên, đây là một phần mềm đơn giản, được cài đặt tại máy tính của doanh nghiệp, để cho doanh nghiệp chủ động khai thác sử dụng (không có kết nối với bất kỳ phần mềm nào).
Do vậy, thông tin của doanh nghiệp hoàn toàn được bảo mật.
Tran Anh Tuan - Nam 36 tuổi - DN tư nhân:
Xin hỏi các ngân hàng, khi tư vấn, cho vay, làm việc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ông bà thường gặp những điểm hạn chế gì nhất? Cần tránh những hạn chế đó như thế nào?
Bà Văn Thị Hằng:
Phần lớn các doanh nghiệp SME có khả năng tự chủ tài chính khá tốt. Tuy nhiên, điều đó không được thể hiện bài bản qua hệ thống sổ sách và ngay cả khi làm việc với ngân hàng, nhiều doanh nghiệp cũng chưa thể hiện được điểm mạnh của mình.
Nhiều doanh nghiệp SME khi vay vốn ngân hàng thường không nêu rõ kế hoạch dòng tiền trong tương lai, mặc dù kế hoạch dòng tiền hoặc các phương án trả nợ đã có sẵn, làm cho ngân hàng khó khăn trong việc tìm hiểu khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Để tránh những hạn chế đó thì doanh nghiệp nên chủ động chia sẻ với ngân hàng những thông tin liên quan đến tình hình tài chính như tổng tài sản, cơ sở vật chất, các khoản phải thu, kế hoạch dòng tiền...
Nguyễn Thanh Bình - Nam 20 tuổi - Sinh viên:
Xin hỏi các ngân hàng, khi một doanh nghiệp đi vay vốn thì phải đề xuất dự án để các nhà hàng xem xét tính khả thi. Như vậy thì có tồn tại rủi ro đạo đức trong của các nhân viên khi để lộ thông tin dự án ra ngoài hay không? Thứ hai là, khi ngân hàng cho vay thì quan tâm đến tài sản thế chấp hay mức độ uy tín về trả nợ của khách hàng?
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Các thông tin liên quan đến khách hàng luôn được các ngân hàng cam kết bảo mật. Đây cũng là qui định chung của Ngân hàng Nhà nước đối với tất cả các tổ chức tín dụng. Do vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi cung cấp thông tin cho ngân hàng.
Vấn đề quan tâm nhất khi quyết định cho vay của các ngân hàng là tính khả thi của phương án kinh doanh và uy tín trả nợ của khách hàng, sau đó mới xét đến yếu tố tài sản thế chấp, cầm cố.
Người Sài Gòn - Nam 34 tuổi - NĐT:
Xin hỏi thêm: Để giúp khách hàng chủ động được kế hoạch tài chính do phải vay vốn và lãi suất có quá nhiều biến động và đột ngột, tôi đề xuất các ngân hàng đưa ra một mốc lãi suất cho vay cơ bản, cộng với biên độ +/-2% cho các kỳ hạn điều chỉnh 3 - 6 tháng. Như vậy sẽ giảm thiểu được các ảnh hưởng để chủ động sản xuất kinh doanh. Theo các ngân hàng có nên làm theo cách này?
Ông Nguyễn Văn Hùng:
Tôi nghĩ ý tưởng của bạn rất hay nhưng không thể áp dụng được trong thời điểm hiện nay, vì mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước có sự khác biệt rất lớn với mức lãi suất huy động đầu vào của các ngân hàng mà lãi suất đầu vào mới là chi phí vốn của ngân hàng.
Tại Habubank hiện nay, chúng tôi đang áp dụng các hình thức tương tự như ý tưởng của bạn nhưng chúng tôi dùng mức lãi suất huy động bình quân đầu vào thay cho mức lãi suất cơ bản.
Người Sài Gòn - Nam 34 tuổi - NĐT:
Theo tôi thấy các ngân hàng tham gia giao lưu hôm nay hiện chưa mạnh ở các địa bàn miền Nam. Có đúng vậy không? Vậy các doanh nghiệp miền Nam có được ưu ái hơn không, như trong chính sách hỗ trợ tài chính chẳng hạn? :-)
Bà Văn Thị Hằng:
Hiện MB đang tập trung thực hiện chiến lược phát triển khu vực phía Nam với nhiều cơ chế, chính sách linh hoạt, phù hợp với từng doanh nghiệp. Do vậy doanh số, thị phần ở đây đã tăng rất nhanh trong những năm qua.
Việc tài trợ kho cafe tại Đắc Lắc như nêu ở trên cũng là một minh chứng của MB cho chiến lược phát triển tại khu vực này.
Người Sài Gòn - Nam 34 tuổi - NĐT:
Theo tôi thấy các ngân hàng tham gia giao lưu hôm nay hiện chưa mạnh ở các địa bàn miền Nam. Có đúng vậy không? Vậy các doanh nghiệp miền Nam có được ưu ái hơn không, như trong chính sách hỗ trợ tài chính chẳng hạn? :-)
Ông Vũ Đức Nhuận:
Baoviet Bank mặc dù trụ sở chính tại Hà Nội, nhưng đã có mạng lưới rộng khắp cả nước và đặc biệt hiện đã phát triển mạnh mẽ tại Tp.HCM. Chúng tôi cũng đánh giá thị trường Tp.HCM và khách hàng nơi đây rất tiềm năng.
Về chính sách hỗ trợ tài chính thì Baoviet Bank áp dụng chung cho các vùng miền, nhưng cũng có những ưu đãi riêng cho từng đối tượng doanh nghiệp.
NĐT - Nam 44 tuổi - Nhà đầu tư:
Tôi nói thế này không rõ có hợp ý với các diễn giả không. Rủi ro trong kế hoạch tài chính như lãi suất vay vốn, mua ngoại tệ... đều thuộc về doanh nghiệp mỗi khi biến động. Thế thì sự chủ động ở đây là do doanh nghiệp, chứ khó mà "cùng" với ngân hàng. Các ông bà thấy thực tế này như thế nào?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Khi doanh nghiệp gặp rủi ro về tỷ giá, lãi suất thì ngân hàng cũng có thể bị thiệt hại do doanh nghiệp mất khả năng trả nợ ngân hàng. Vì vậy, có thể nói là doanh nghiệp và ngân hàng luôn “cùng hội cùng thuyền”.
Nhận thức được điều này các ngân hàng đã phát triển các sản phẩm phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, lãi suất như những hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn… Vấn đề ở chỗ là các doanh nghiệp có sẵn sàng dùng các sản phẩm đó hay không.
Nhân đây tôi cũng có lời khuyên đối với doanh nghiệp nên dùng các sản phẩm bảo hiểm rủi ro (hedging) trước các biến động về tỷ giá và lãi suất để lượng hóa được các rủi ro đó.
Trần Xuân Lý - Nam 33 tuổi - Quản lý thị trường:
Năm 2008, lạm phát bình quân tăng gần 23%, lãi suất vay vốn 21%. Năm nay, lạm phát dự báo cao nhất có thể lên 12% mà lãi suất vay vốn cũng từ 18% - 20%. Xin hỏi các ngân hàng, sao lại vô lý như thế? Hay là còn những yếu tố tác động nào khác?
Ông Vũ Đức Nhuận:
Thật ra mối quan hệ giữa lạm phát và “lãi suất danh nghĩa” là có nhưng đó chỉ là một trong những mối quan hệ hình thành nên lãi suất trên thị trường.
Lãi suất hiện nay được hình thành trên mối quan hệ cung- cầu về vốn mà như bạn biết hiện nay nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng rất cần vốn để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước lại thực hiện thắt chặt tiền tệ để kìm chế lạm phát. Vì vậy, lãi suất tăng cao là điều có thể hiểu được.