Lộ “gót chân Asin” của ngành thép
Trong vòng chưa đầy hai tháng, giá thép nhảy vọt từ 10,2 triệu đồng/tấn lên gần 11,7 triệu đồng/tấn, tăng 1,5 triệu đồng/tấn
Trong vòng chưa đầy hai tháng, giá thép nhảy vọt từ 10,2 triệu đồng/tấn lên gần 11,7 triệu đồng/tấn, tăng 1,5 triệu đồng/tấn.
Hiệp hội Thép lý giải giá thép tăng do giá phôi tăng, còn Bộ Tài chính "dọa" sẽ giảm thuế nếu doanh nghiệp không giảm giá. Giảm thuế có chữa được căn bệnh thất thường của giá thép?
Lấy mức giá thép thành phẩm đã có VAT (10,6%) làm cơ sở tính toán, ông Nguyễn Mạnh Đức, trưởng phòng kinh doanh Công ty Liên doanh Thép Việt-úc cho biết: "Hiện tại giá thép tại chân nhà máy trung bình 11,2 triệu đồng/tấn, còn ở các cửa hàng bán tận tay người tiêu dùng khoảng 11,4-11,5 triệu đồng/tấn".
Nhưng thực tế, giá thép hiện đang là 11,7 triệu đồng/tấn. Nếu so với mức giá tại thời điểm đoàn thanh tra liên ngành đi kiểm tra (cách đây gần 2 tháng) là 10,2 triệu đồng/tấn thì chênh lệch lên tới 1,5 triệu đồng/tấn! Hai tháng, giá thép lên tới 1,5 triệu đồng mỗi tấn, một con số thực sự gây sốc cho chủ các công trình xây dựng.
Vì sao giá thép tăng cao như vậy?
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam lý giải: "Cách đây 2 tháng, giá phôi Trung Quốc vào đến cảng Việt Nam là 530 USD/tấn nhưng đến tháng 9/2007, giá phôi lên tới 605 USD/tấn, chênh nhau 75 USD, tương đương 1,2 triệu đồng/tấn".
Cứ cho rằng, giá thép cách đây 2 tháng là 10,2 triệu đồng/tấn, cộng với 1,2 triệu đồng (chênh lệch do phôi tăng) thì giá bán tại chân nhà máy quá lắm cũng chỉ 11,4 triệu đồng tấn. Theo ông Cường, giá thép hiện đang là 11,7 triệu đồng, so mức giá này với mức giá giả định trên (11,4 triệu đồng/tấn) thì vẫn chênh lệch 300 nghìn đồng/tấn. Chưa có một cơ quan nào lý giải nào về con số "300 nghìn đồng/tấn".
Trước tình hình đó, sáng 11/9/2007, Hiệp hội Thép đã trực tiếp làm việc với các thành viên Hiệp hội về vấn đề giá thép. Ông Cường nói: "Hiệp hội đã đạt được thỏa thuận với các doanh nghiệp sẽ giữ ở mức giá hiện tại (11,7 triệu đồng/tấn) và có nhiều khả năng giá sẽ còn giảm xuống".
Tạm gác lại câu chuyện giá thép, chúng tôi đã trao đổi với một chuyên gia của ngành thép và thấy rằng, hàng loạt bất cập tồn tại trong ngành này cả chục năm nhưng không hề được giải quyết.
Thứ nhất, giá thép tăng, đương nhiên là do ảnh hưởng của giá phôi từ Trung Quốc tăng. Thị trường thép trong nước hiện đang nhập khẩu gần 70% lượng phôi từ quốc gia này. Và chỉ cần Trung Quốc thay đổi chính sách thì lập tức, giá thép trong nước lại chao đảo. Điều này thấy rất rõ vào tháng 6/2007, Trung Quốc đã đánh thuế nhập khẩu phôi từ 10% lên 15% và mới đây, họ "dọa" sẽ nâng thêm.
Ông Cường cho biết thêm, trước tình hình này, các doanh nghiệp Việt Nam đã "xoay" ra nhập khẩu phôi ở các nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, mặc dù các nước này cũng đi mua lại từ Ucraina, Ấn Độ do giá rẻ hơn. Nhưng liệu có mua mãi được phôi từ các nước này khi mà làm ăn lớn thì phải ra chợ lớn, đại siêu thị để mua hàng thay vì mua ở "chợ cóc"?
Thứ hai, một nghịch lý chưa bao giờ có trong ngành thép là giá "đũa mốc" cũng bằng giá "mâm son". Xưa nay, giá thép cuộn luôn thấp hơn giá thép cây từ 500-600 nghìn đồng/tấn nhưng hiện nay, giá thép cuộn cũng 11,7 triệu đồng/tấn. Vì sao vậy?
Còn nhớ cách đây vài năm, giá thép cuộn Trung Quốc núp bóng thép que hàn vào Việt Nam chảy vào công trình, bị cơ quan quản lý "soi" và báo chí nện tơi bời nên đành ngâm lại một thời gian. Về sau, những nhà nhập khẩu Việt Nam nhận thấy không việc gì phải núp bóng vì trên mỗi cuộn thép cuộn, không bắt buộc phải ghi rõ nhãn hàng, xuất xứ nên họ cứ nhập thẳng về bán.
Vì thế, nhìn bề ngoài, không biết đâu là "thép ta", đâu là "thép Tàu" trong khi "thép Tàu" lại rẻ hơn và kết cục là các nhà máy thép trong nước phải đóng cửa gần hết dây chuyền sản xuất thép cuộn. Khi số lượng thép cuộn đã ở trong tầm kiểm soát của các nhà nhập khẩu thì đương nhiên, họ quyết định mức giá. Bởi thế, mới có chuyện giá "đũa mốc" chòi lên được "mâm son".
Thứ ba, hiện tại niềm an ủi đối với các doanh nghiệp trong nước là thép cây Trung Quốc chưa tràn vào vì người tiêu dùng e ngại chất lượng của chúng có thể dẫn tới rủi ro cho công trình nhưng lãnh đạo một nhà máy thép nói rằng: nếu các nhà sản xuất Trung Quốc cam kết chất lượng đối với chủ công trình Việt Nam thì lúc đó, các nhà máy thép Việt Nam chỉ còn biết... đóng cửa như đã từng xảy ra đối với thép cuộn.
Thứ tư, đáng lưu tâm, khi giá thép lên xuống thất thường thì động thái của cơ quan quản lý không ngoài việc "dọa" giảm thuế nhập khẩu. Nhưng xin thưa, thuế suất nhập khẩu phôi hiện ở mức 2% và thép thành phẩm là 8% và nhà nước cũng chỉ thu được khoảng 12 USD/tấn với phôi và 880.000 đồng/tấn tiền thuế đối với thép thành phẩm.
Hiện tại, giá thép thành phẩm Trung Quốc đã tính các loại thuế và chi phí đang bán ở mức 11 triệu đồng/tấn, trong khi thép của Việt Nam là 11,7 triệu đồng/tấn. Nếu giảm thuế nữa thì có chữa được bệnh tăng giá của thị trường thép?
Hiệp hội Thép lý giải giá thép tăng do giá phôi tăng, còn Bộ Tài chính "dọa" sẽ giảm thuế nếu doanh nghiệp không giảm giá. Giảm thuế có chữa được căn bệnh thất thường của giá thép?
Lấy mức giá thép thành phẩm đã có VAT (10,6%) làm cơ sở tính toán, ông Nguyễn Mạnh Đức, trưởng phòng kinh doanh Công ty Liên doanh Thép Việt-úc cho biết: "Hiện tại giá thép tại chân nhà máy trung bình 11,2 triệu đồng/tấn, còn ở các cửa hàng bán tận tay người tiêu dùng khoảng 11,4-11,5 triệu đồng/tấn".
Nhưng thực tế, giá thép hiện đang là 11,7 triệu đồng/tấn. Nếu so với mức giá tại thời điểm đoàn thanh tra liên ngành đi kiểm tra (cách đây gần 2 tháng) là 10,2 triệu đồng/tấn thì chênh lệch lên tới 1,5 triệu đồng/tấn! Hai tháng, giá thép lên tới 1,5 triệu đồng mỗi tấn, một con số thực sự gây sốc cho chủ các công trình xây dựng.
Vì sao giá thép tăng cao như vậy?
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam lý giải: "Cách đây 2 tháng, giá phôi Trung Quốc vào đến cảng Việt Nam là 530 USD/tấn nhưng đến tháng 9/2007, giá phôi lên tới 605 USD/tấn, chênh nhau 75 USD, tương đương 1,2 triệu đồng/tấn".
Cứ cho rằng, giá thép cách đây 2 tháng là 10,2 triệu đồng/tấn, cộng với 1,2 triệu đồng (chênh lệch do phôi tăng) thì giá bán tại chân nhà máy quá lắm cũng chỉ 11,4 triệu đồng tấn. Theo ông Cường, giá thép hiện đang là 11,7 triệu đồng, so mức giá này với mức giá giả định trên (11,4 triệu đồng/tấn) thì vẫn chênh lệch 300 nghìn đồng/tấn. Chưa có một cơ quan nào lý giải nào về con số "300 nghìn đồng/tấn".
Trước tình hình đó, sáng 11/9/2007, Hiệp hội Thép đã trực tiếp làm việc với các thành viên Hiệp hội về vấn đề giá thép. Ông Cường nói: "Hiệp hội đã đạt được thỏa thuận với các doanh nghiệp sẽ giữ ở mức giá hiện tại (11,7 triệu đồng/tấn) và có nhiều khả năng giá sẽ còn giảm xuống".
Tạm gác lại câu chuyện giá thép, chúng tôi đã trao đổi với một chuyên gia của ngành thép và thấy rằng, hàng loạt bất cập tồn tại trong ngành này cả chục năm nhưng không hề được giải quyết.
Thứ nhất, giá thép tăng, đương nhiên là do ảnh hưởng của giá phôi từ Trung Quốc tăng. Thị trường thép trong nước hiện đang nhập khẩu gần 70% lượng phôi từ quốc gia này. Và chỉ cần Trung Quốc thay đổi chính sách thì lập tức, giá thép trong nước lại chao đảo. Điều này thấy rất rõ vào tháng 6/2007, Trung Quốc đã đánh thuế nhập khẩu phôi từ 10% lên 15% và mới đây, họ "dọa" sẽ nâng thêm.
Ông Cường cho biết thêm, trước tình hình này, các doanh nghiệp Việt Nam đã "xoay" ra nhập khẩu phôi ở các nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, mặc dù các nước này cũng đi mua lại từ Ucraina, Ấn Độ do giá rẻ hơn. Nhưng liệu có mua mãi được phôi từ các nước này khi mà làm ăn lớn thì phải ra chợ lớn, đại siêu thị để mua hàng thay vì mua ở "chợ cóc"?
Thứ hai, một nghịch lý chưa bao giờ có trong ngành thép là giá "đũa mốc" cũng bằng giá "mâm son". Xưa nay, giá thép cuộn luôn thấp hơn giá thép cây từ 500-600 nghìn đồng/tấn nhưng hiện nay, giá thép cuộn cũng 11,7 triệu đồng/tấn. Vì sao vậy?
Còn nhớ cách đây vài năm, giá thép cuộn Trung Quốc núp bóng thép que hàn vào Việt Nam chảy vào công trình, bị cơ quan quản lý "soi" và báo chí nện tơi bời nên đành ngâm lại một thời gian. Về sau, những nhà nhập khẩu Việt Nam nhận thấy không việc gì phải núp bóng vì trên mỗi cuộn thép cuộn, không bắt buộc phải ghi rõ nhãn hàng, xuất xứ nên họ cứ nhập thẳng về bán.
Vì thế, nhìn bề ngoài, không biết đâu là "thép ta", đâu là "thép Tàu" trong khi "thép Tàu" lại rẻ hơn và kết cục là các nhà máy thép trong nước phải đóng cửa gần hết dây chuyền sản xuất thép cuộn. Khi số lượng thép cuộn đã ở trong tầm kiểm soát của các nhà nhập khẩu thì đương nhiên, họ quyết định mức giá. Bởi thế, mới có chuyện giá "đũa mốc" chòi lên được "mâm son".
Thứ ba, hiện tại niềm an ủi đối với các doanh nghiệp trong nước là thép cây Trung Quốc chưa tràn vào vì người tiêu dùng e ngại chất lượng của chúng có thể dẫn tới rủi ro cho công trình nhưng lãnh đạo một nhà máy thép nói rằng: nếu các nhà sản xuất Trung Quốc cam kết chất lượng đối với chủ công trình Việt Nam thì lúc đó, các nhà máy thép Việt Nam chỉ còn biết... đóng cửa như đã từng xảy ra đối với thép cuộn.
Thứ tư, đáng lưu tâm, khi giá thép lên xuống thất thường thì động thái của cơ quan quản lý không ngoài việc "dọa" giảm thuế nhập khẩu. Nhưng xin thưa, thuế suất nhập khẩu phôi hiện ở mức 2% và thép thành phẩm là 8% và nhà nước cũng chỉ thu được khoảng 12 USD/tấn với phôi và 880.000 đồng/tấn tiền thuế đối với thép thành phẩm.
Hiện tại, giá thép thành phẩm Trung Quốc đã tính các loại thuế và chi phí đang bán ở mức 11 triệu đồng/tấn, trong khi thép của Việt Nam là 11,7 triệu đồng/tấn. Nếu giảm thuế nữa thì có chữa được bệnh tăng giá của thị trường thép?